Thị trường trà sữa hiện đang có dấu hiệu “bão hòa”, sức cạnh tranh ngày càng tăng bởi sự xuất hiện của hàng loạt thương hiệu lớn nhỏ. Nếu đã và đang có ý định dấn thân vào lĩnh vực này, bạn cần chuẩn bị các chiến lược Marketing cho quán trà sữa thật sự hiệu quả. Đây chính là “vũ khí” mạnh mẽ nhất giúp bạn vượt qua “cơn bão đào thải” vô cùng cam go.
Tìm hiểu về kinh doanh quán trà sữa
Kinh doanh quán trà sữa là gì?
Kinh doanh quán trà sữa là loại hình kinh doanh thức uống, nước giải khát mà trong đó, trà sữa là đồ uống chính trong Menu. Đây là loại thức uống phổ biến và được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Bên cạnh trà sữa, mô hình này còn phục vụ đa dạng thức uống khác nhau như hồng trà, đá xay, sinh tố,…
Hiện tại, mở quán trà sữa đã trở thành xu hướng thịnh hành và thật sự bùng nổ ở khắp mọi nơi. Có rất nhiều thương hiệu trà sữa ra đời với các chiến lược Marketing cực kỳ hiệu quả, chinh phục không ít khách hàng tiềm năng. Một số thương hiệu trà sữa được ưa chuộng hiện nay là: Phúc Long, Gong Cha, Bobapop, Koi Thé,… Đây đều là những thương hiệu lớn, có tên tuổi trên thị trường.
Kinh doanh quán trà sữa xuất hiện rộng khắp các tỉnh thành, từ nông thôn đến thành thị. Dù là học sinh/sinh viên hay dân văn phòng đều bị loại thức uống này chinh phục. Chính vì sự phổ biến nên loại hình kinh doanh này đã được rất nhiều người áp dụng.
Tuy nhiên, điều này cũng khiến thị trường trà sữa bị “bão hòa”, sức ép cạnh tranh ngày càng lớn. Vì vậy, bên cạnh chất lượng sản phẩm, các chiến lược Marketing cho quán trà sữa cũng là yếu tố giúp thương hiệu bạn củng cố vị thế trên thị trường.
Thực trạng thị trường trà sữa hiện nay
Tính đến nay, mở quán trà sữa hiện đang dẫn đầu mô hình kinh doanh thức uống, đồ dùng giải khát. Có thể nói, trà sữa là loại đồ uống ưa thích của giới trẻ và dân văn phòng, công sở. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi mô hình kinh doanh này lại có tốc độ phát triển vượt bậc đến thế.
Năm 2024, thị trường trà sữa vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Thậm chí, đây vẫn được xem là loại hình kinh năng giàu tiềm năng và hứa hẹn sẽ bùng nổ trong tương lai.
Ngoài việc cung cấp thức uống thơm ngon, các chủ quán trà sữa còn rất quan tâm đến không gian và phong cách thiết kế cửa hàng. Vì vậy, các quán trà sữa đã trở thành điểm đến lý tưởng của giới trẻ. Bên cạnh check-in, chụp hình sống ảo, nhiều bạn còn chọn quán trà sữa có không gian rộng để học tập, làm việc và gặp gỡ bạn bè.
Tuy nhiên, số lượng quán trà sữa ngày càng tăng, gần như phủ sóng khắp các tỉnh thành nên đã gây sức ép lớn đối với những người đã, đang và sẽ hoạt động trong lĩnh vực này. Hiện tại, trên thị trường trà sữa Việt Nam đã có hơn 100 thương hiệu đang hoạt động (chưa kể những thương hiệu nhỏ, chỉ hoạt động trong một khu vực nhất định).
Các chiến lược Marketing cho quán trà sữa cải thiện doanh thu
#1. Tạo dấu ấn riêng cho sản phẩm
Để nhận diện được điểm khác biệt của sản phẩm, bạn cần phân tích, nghiên cứu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trong cùng, cao hoặc thấp hơn phân khúc. Từ đó, bạn sẽ xác định được điểm nổi bật của sản phẩm có khả năng thu hút khách hàng.
Ngoài ra, dựa trên thông tin thu thập được, bạn cũng dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận xu thế thị trường. Việc này giúp bạn học hỏi thêm những công thức mới lạ, tạo sức hút cho menu trà sữa của mình.
Trên thực tế, xu thế thị trường không ngừng thay đổi. Vì vậy, bạn có thể thiết kế các mẫu menu đa dạng để đáp ứng thị hiếu của người dùng. Liên tục cập nhật những món trà sữa “best-seller” cũng là cách giúp bạn tiếp thị hiệu quả hơn.
Phần lớn sản phẩm trà sữa hiện nay đều có hương vị gần giống nhau. Chính vì thế, để có thể tồn tại bền vững và được khách hàng nhớ đến, trà sữa của bạn phải thật sự khác biệt.
Ví dụ, khi nhắc đến KOI Thé, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến trà sữa Macchiato thơm béo hay trà sữa Phúc Long nổi bật với vị trà thơm đậm được chế biến từ lá trà đen bởi chính thương hiệu của mình. Có thể thấy, các món “signature” là sản phẩm không thể thiếu đối với những thương hiệu trà sữa nổi tiếng.
#2. Khai thác những thuận lợi về địa điểm
Nhấn mạnh vào những thuận lợi về địa điểm cũng là một chiến lược Marketing cho quán trà sữa hiệu quả. Khi hoạt động trong lĩnh vực F&B, địa điểm kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng. Nếu cửa hàng có nhiều chi nhánh, bạn có thể tập trung Marketing cho từng địa điểm cụ thể. Để chiến lược này hiệu quả, bạn nên khai thác và tận dụng những thuận lợi của từng địa điểm để khách hàng có cái nhìn chân thực nhất. Tất nhiên, đối tượng khách hàng ở mỗi địa điểm sẽ khác nhau. Do đó, tùy vào đặc điểm của các khu vực địa lý, bạn sẽ truyền thông theo những cách thức phù hợp.
Ví dụ: Cửa hàng của bạn gần:
- Trường học: Kích cầu bằng các chương trình ưu đãi, khuyến mại, phát voucher,…
- Khu dân cư: Tổ chức một vài sự kiện thường niên nhằm gây dấu ấn với khách hàng.
- Điểm du lịch: Quảng bá thương hiệu trên các website du lịch có tầm ảnh hưởng.
#3. Tăng cạnh tranh về giá
Hoạt động trong lĩnh vực F&B, bạn chắc chắn phải trải qua những cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất để tồn tại và giữ vững vị thế. Đặc biệt, đối với các thương hiệu vốn đã vững mạnh trên thị trường, quán trà sữa của bạn càng khó “chen chân” vào “mối thâm tình” giữa họ và khách hàng. Thế nên, bạn cần trang bị cho mình những bí quyết cạnh tranh về giá. Đây cũng là một trong các chiến lược Marketing cho quán trà sữa hữu hiệu nhất.
Nếu xác định hoạt động trong phân khúc cao cấp, bạn có thể tung ra thị trường các sản phẩm giá rẻ xen lẫn với dòng trà sữa cao cấp. Đồng thời, sử dụng chiêu thức so sánh giá để bán các sản phẩm cao cấp cũng là chiến lược hay dành cho bạn.
Chiến lược này chủ yếu đánh vào xu hướng hành vi của người tiêu dùng. Theo tâm lý của khách hàng, sản phẩm đắt hơn thường có giá trị cao hơn. Khi áp dụng chiêu thức phân loại giá, thương hiệu bạn sẽ dễ dàng củng cố hình ảnh của mình trong mắt khách hàng.
Nếu muốn tối đa hóa lợi nhuận, bạn có thể khôn khéo đưa ra mức giá hấp dẫn hơn cho một số đồ uống đặc trưng hoặc ly có kích thước lớn hơn. Tùy thuộc vào nhóm khách hàng mục tiêu, độ khác biệt và giá trị sản phẩm, bạn có thể điều chỉnh mức giá phù hợp. Thương hiệu cung cấp sản phẩm chất lượng, cao cấp và an toàn, càng có nhiều cơ hội định giá cao hơn.
#4. Tận dụng hệ sinh thái công nghệ
Ở thời điểm hiện tại, sẽ không khó để bạn tìm thấy những nền tảng, ứng dụng dành cho lĩnh vực F&B. Các nền tảng review, ứng dụng giao thức ăn, hệ thống phân phối e-voucher,…, xuất hiện rộng khắp thị trường.
Ngoài ra, xu hướng chuyển đổi số còn là “cầu nối” giúp thương hiệu tiếp cận với khách hàng hiệu quả hơn. Đây chính là tiền đề thúc đẩy loại hình kinh doanh F&B nói chung, quán trà sữa nói riêng tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ.
Đặc biệt, phần lớn các nền tảng này đều có sẵn một cộng đồng users “hùng hậu”, cụ thể như: GrabFood, Shopee Food, Baemin,… Vì vậy, tận dụng hệ sinh thái công nghệ này để Marketing cho thương hiệu chính là giải pháp tối ưu dành cho bạn.
Với chiến lược này, thương hiệu bạn sẽ gia tăng mức độ nhận diện, tiếp cận được nguồn khách hàng sẵn có. Không những thế, bạn có thể tham gia các chương trình ưu đãi, khuyến mại từ các ứng dụng để thu hút khách hàng. Việc này giúp bạn gia tăng doanh số mà không tốn quá nhiều chi phí Marketing.
Kết luận
Kinh doanh thị trường quán trà sữa là một hành trình đầy “quả ngọt” nhưng cũng vô cùng cam go. Khi dấn thân vào con đường này, bạn phải chuẩn bị một hành trang kiên cố về kiến kiến, tư duy và tầm nhìn để không bị “đào thải” khỏi thị trường.
Trên đây là những thông tin bạn có thể tham khảo khi xây dựng các chiến lược Marketing cho quán trà sữa của mình. Dù áp dụng phương thức nào, bạn cũng nên chú ý đến chất lượng sản phẩm, truyền tải đúng thông điệp, đúng người và đúng kênh.
Hãy nhấn nút theo dõi Tino Group để không bỏ lỡ những bài viết hay về các mẹo kinh doanh bổ ích nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Có nên kinh doanh trà sữa online không?
Tùy thuộc vào mục tiêu và nhu cầu lợi nhuận, bạn có thể lựa chọn mô hình kinh doanh trà sữa online. Với mô hình này, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều khoản chi phí và dễ quảng bá sản phẩm. Đổi lại, mô hình này rất khó tiếp cận khách hàng trong giai đoạn đầu. Đồng thời, việc chinh phục niềm tin của khách hàng cũng không đơn giản.
Nên trang trí quán trà sữa như thế nào để thu hút khách hàng?
Dựa vào từng loại hình kinh doanh trà sữa mà bạn có thể trang trí, thiết kế quán theo những phong cách khác nhau. Để thu hút khách hàng, bạn nên dành thời gian tìm hiểu xu hướng mới. Không gian độc lạ, gần gũi với thiên nhiên là một trong những phong cách trang trí khá thịnh hành hiện nay.
Có bao nhiêu loại hình kinh doanh quán trà sữa?
Có 3 loại hình cơ bản khi kinh doanh quán trà sữa là:
- Quán trà sữa truyền thống.
- Quán trà sữa online.
- Quán trà sữa vỉa hè.
Đối tượng khách hàng khi kinh doanh quán trà sữa là ai?
Khách hàng chủ yếu của các quán trà sữa thường là giới trẻ: học sinh/sinh viên, dân văn phòng. Cụ thể, nhóm khách hàng từ 13 – 38 tuổi có tần suất uống trà sữa từ 1 – 2 lần/tuần. Đối với học sinh cấp 2 đến Đại học có tần suất uống trà sữa cao hơn, từ 2 – 5 lần/tuần.