Chiến lược Đại dương xanh là một học thuyết về marketing tuy ra đời chưa được bao lâu nhưng lại có sức ảnh hưởng đến cộng đồng marketers trên toàn thế giới, đặc biệt đối với những cấp quản lý. Vậy chiến lược Đại dương xanh là gì? Những vấn đề liên quan đến chiến dịch Đại dương xanh là gì?
Giới thiệu về chiến lược Đại dương xanh
Chiến lược Đại dương xanh là gì?
Chiến lược Đại dương xanh được hiểu như hành động theo đuổi sự khác biệt, đồng thời giảm chi phí để mở ra khoảng trống thị trường mới (thuật ngữ “khoảng trống thị trường” ở đây được hiểu là thị trường không có sự cạnh tranh hoặc đối thủ cạnh tranh rất ít). Điều này có nghĩa là việc tạo ra và chiếm lĩnh khoảng trống thị trường, do đó làm cho việc cạnh tranh trở nên vô nghĩa.
Chiến dịch Đại dương xanh dựa trên quan điểm rằng không cần phụ thuộc quá nhiều vào ranh giới thị trường và cấu trúc ngành hàng và những điều này có thể được tái cấu trúc bằng hành động và niềm tin của những “dân chơi trong ngành”.
Nội dung của chiến lược Đại dương xanh là gì? Hướng đến ai?
Chiến dịch Đại dương xanh bao gồm nhiều nội dung khác nhau liên quan đến việc tạo ra thị trường mới như:
- Tạo ra thị trường mới, không tập trung vào thị trường hiện tại
- Tập trung vô hiệu hóa sự cạnh tranh chứ không phải đánh bại đối thủ trong cùng thị trường
- Nghiên cứu, phân tích hành vi của người tiêu dùng với mục tiêu tạo ra nhu cầu mới
- Phát triển bộ máy công ty dựa trên sự kết hợp giữa một hình kinh doanh khác biệt và chi phí thấp
- Hướng đến nhóm đối tượng khách hàng mới trong thị trường tiềm năng mới – nơi không có nhiều sự cạnh tranh.
Chiến lược Đại dương xanh áp dụng trong lĩnh vực nào?
Chiến lược Đại dương xanh đóng một vai trò thiết yếu trong việc quản trị kinh doanh. Thay vì tham gia vào thương trường khốc liệt để chiếm lấy thị phần, chiến dịch Đại dương xanh hướng doanh nghiệp đến con đường khai thác thị trường mới đồng thời tạo ra lợi nhuận từ đó.
Khi nào dùng đến chiến lược Đại dương xanh?
Khi thị trường hiện tại bão hòa, phạm vi đối tượng khách hàng tiềm năng bị thu hẹp. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp phải áp dụng chiến lược Đại dương xanh để tạo ra thị trường mới . Đây là tiền đề tạo ra nhiều cơ hội để phát triển và kiếm lợi nhuận.
Ai là người sáng lập ra học thuyết chiến lược Đại dương xanh?
Năm 2005, Renee Mauborgne và Chan Kim – 2 giáo sư đến từ Viện INSEAD (Pháp), đã xuất bản cuốn sách “Blue Ocean Strategy: How to Create Uncontested Market Space and the Make Competition Irrelevant.” Tự đề cuốn sách được tạm dịch là “Chiến lược Đại dương xanh: Cách tạo khoảng trống thị trường và vô hiệu hóa sự cạnh tranh”.
Kim và Mauborgne cho rằng “Sự thành công bền vững không đến từ việc cạnh tranh với các đối thủ mà từ việc tạo ra Đại đương xanh”. Họ nhấn mạnh rằng các công ty nên tập trung khám phá thị trường mới hơn là cạnh tranh trong một thị trường bão hòa.
6 nguyên lý trong chiến lược Đại dương xanh
Nguyên lý số 1 – tái cấu trúc ranh giới thị trường
Nguyên tắc này giúp doanh nghiệp xác định những chiến lược có hệ thống để có thể tạo ra khoảng thị trường trên đa dạng các lĩnh vực ngành hàng. Điều này giúp doanh nghiệp vô hiệu hóa sự cạnh tranh và mở ra một “đại dương” đầy tiềm năng thương mại bằng 6 quy ước ranh giới cạnh tranh. Nguyên lý số 1 được chia thành 6 quy ước với những nội dung riêng biệt nhưng lại liên quan chặt chẽ với nhau. Sáu quy ước đó bao gồm:
Xem xét các sản phẩm thay thế
Chiến lược Đại dương xanh không đánh giá việc thay thế sản phẩm mà họ nhắm vào việc sử dụng những sản phẩm có hình thức, chức năng khác nhau nhưng vẫn có thể thay thế.
Ví dụ: Công ty hàng không Net Jets đã tạo ra Đại dương xanh bằng việc cho các nhân viên của những tập đoàn lớn thuê máy bay riêng với mức giá tương đương với giá họ đi máy bay thông thường.
Tập trung đáp ứng nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau
Bạn có thể tham khảo về chiến lược của Curves, một công ty kinh doanh trong lĩnh vực làm đẹp và sức khỏe cho phụ nữ. Họ tạo ra thị trường mới bằng việc xây dựng phòng tập riêng cho từng đối tượng nam và nữ với mức giá thấp nhưng dịch vụ chất lượng.
Phát triển theo các nhóm chiến lược trong ngành
Quy ước này sử dụng 3 nhóm đối tượng chính là người ảnh hưởng, người sử dụng và người mua hàng.
Ví dụ như: Novo Nordisk – một hãng dược phẩm Đan Mạch đã tạo ra Đại dương xanh bằng cách tận dụng sức ảnh hưởng của người ảnh hưởng – các bác sĩ – qua nhóm những người sử dụng – các bệnh nhân.
Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bổ sung
Nabi thu hẹp sự cạnh tranh với các đối thủ khác bằng cách thiết kế những chiếc xe buýt với mức giá cao hơn đối thủ nhưng chi phí bảo trị trong 12 năm sử dụng lại thấp hơn. Ngoài ra, xe bus của Nabi là dòng xe thân thiện với môi trường.
Định hướng sản phẩm theo chức năng và cảm xúc đối với người mua
Starbucks tạo ra Đại dương xanh bằng việc tập trung phát triển không gian để khách hàng thưởng thức cà phê chứ không đơn thuần là việc bán cà phê.
Chú trọng thời gian
Quy ước này giúp doanh nghiệp tập trung vào hai giá trị chính là giá thương hiệu hiện tại và giá trị thương hiệu trong tương lai. Từ đó, các nhà quản lý sẽ có những chiến lược cụ thể để phát triển doanh nghiệp.
Nguyên lý số 2 – tập trung vào cái nhìn tổng thể, đừng chú trọng quá những chi tiết vụn vặt
Nguyên lý này minh họa cách thiết kế quy trình lập kế hoạch chiến lược của công ty để vượt ra ngoài những cải tiến gia tăng để tạo ra những đổi mới về mặt giá trị. Nguyên lý này cũng trình bày một giải pháp thay thế cho quy trình lập kế hoạch chiến lược hiện có, các quy trình cũ bị chỉ trích là “một bài tập bóp méo con số” khiến các công ty không thể thực hiện các cải tiến gia tăng.
Nguyên lý này giải quyết rủi ro trong việc lập kế hoạch. Sử dụng cách tiếp cận trực quan giúp các nhà quản lý tập trung vào bức tranh toàn cảnh hơn là chìm ngập trong những con số và biệt ngữ, nguyên tắc này đề xuất một quy trình lập kế hoạch gồm bốn bước, nhờ đó bạn có thể xây dựng một chiến lược với mục tiêu tạo ra và nắm bắt các cơ hội của Đại dương xanh.
Nguyên lý số 3 – tăng trưởng mạnh hơn những nhu cầu hiện có
Để tạo ra một thị trường mới đầy tiềm năng nhất, các nhà quản lý phải nhắm đến phân khúc thị trường tốt hơn để đáp ứng tốt hơn các sở thích hiện tại của khách hàng. Động thái này khiến cho các thị trường mục tiêu ngày càng thu hẹp phạm vi.
Thay vào đó, nguyên tắc này chỉ ra cách tổng hợp nhu cầu của khách hàng. Không phải bằng cách tập trung vào sự khác biệt giữa những đối tượng riêng biệt mà bằng cách xây dựng điểm chung của khách hàng kể cả những người không phải khách hàng để tối đa hóa quy mô của Đại dương xanh đang được tạo ra và thị trường mới được mở ra. Từ đó, có thể giảm thiểu rủi ro về quy mô.
Nguyên lý số 4 – đảm bảo các chiến lược theo đúng trình tự
Nguyên tắc này đảm bảo các công ty không chỉ tạo ra bước nhảy vọt về giá trị đối với đông đảo người tiêu dùng mà còn xây dựng một mô hình kinh doanh khả thi để sản xuất và duy trì mức độ tăng trưởng lợi nhuận.
Khi đảm bảo rằng các công ty xây dựng một mô hình kinh doanh thu được lợi nhuận từ Đại dương xanh mà họ đã tạo ra, điều này giải quyết rủi ro mô hình kinh doanh.
Nguyên tắc này nêu rõ trình tự trong đó các nhà quản lý nên tạo ra một chiến lược để đảm bảo rằng cả công ty và khách hàng đều được hưởng loại khi họ tạo ra địa hình kinh doanh mới. Một chiến lược như vậy tuân theo các trình tự về:
- Tiện ích,
- Giá cả,
- Chi phí
- Việc áp dụng.
Nguyên lý số 5 – vượt qua những rào cản trong tổ chức
Nguyên lý đề cập đến những bắt cặp mà các nhà quản lý gặp phải đối với tổ chức trong quá trình thực hiện chiến lượng Đại dương xanh:
- Nhận thức của nhân viên
- Nguồn nhân lực hạn hẹp
- Động lực làm việc của nhân viên
- Rào cản về các cấp bậc trong tổ chức
Nguyên lý số 6 – thực hiện hóa chiến lược
Để chiến lược Đại dương xanh diễn ra thành công, tất cả các nhân viên đều phải tham gia đóng góp. Nguyên lý này đưa ra “quy trình công bằng”, với mục đích tạo điều kiện thuận lợi để hoạch định cũng như thực thi hóa chiến lược bằng cách hy động mọi nhân viên tham gia với tinh thần tự nguyện.
Ngoài ra, nguyên lý này còn giải quyết các vấn đề quản lý liên quan đến thái độ và hành vi của nhân viên trong tổ chức.
Tóm lại, học thuyết chiến lược Đại dương xanh là một học thuyết vô cùng quan trọng đối với những cá nhân ở vị trí quản lý. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về chiến lược Đại dương xanh cũng như có thể áp dụng chiến lược này vào doanh nghiệp mình.
FAQs về chiến lược Đại dương xanh
6 quý ước được sử dụng để tái cấu trúc ranh giới thị trường là gì?
- Xem xét các sản phẩm thay thế:
- Tập trung đáp ứng nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau
- Phát triển theo các nhóm chiến lược trong ngành
- Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bổ sung:
- Định hướng sản phẩm theo chức năng và cảm xúc đối với người mua
- Chú trọng thời gian
Tại sao phải xây dựng Đại đương xanh khác?
Sau khi bạn đã xây dựng chiến lược Đại dương xanh thành công, tạo ra một thị trường “béo bở” cho riêng mình. Điều này chắc chắn gây ra trở ngại cho các đối thủ khác và thế là chiến lược Đại dương xanh của bạn bị bắt chước. Từ đó, phạm vị đại dương xanh bị thu hẹp và bắt buộc bạn phải tạo ra một Đại đương xanh khác.
Những yếu tố ảnh hưởng đến quy trình thực thi hóa chiến lược Đại dương xanh?
- Sự liên quan (engagement): những quyết định mang tính chiến lược đều phải có sự đóng góp của mọi nhân viên.
- Sự giải thích (explanation): quyết định cuối cùng phải được giải thích thấu đáo.
- Kỳ vọng (expectation): lãnh đạo cần xác định rõ kỳ vọng của mình đối với nhân viên
Chiến lược Đại dương xanh có thực sự quan trọng?
Như bài viết đã chia sẻ, bạn có thể thấy rằng chiến lược Đại dương xanh thực sự rất cần thiết giúp doanh nghiệp tăng trưởng trong thị trường cạnh tranh khốc liệt. Để thực hiện chiến lược Đại dương xanh không phải chuyện đơn giản và “một sớm một chiều”. Vì vậy, bạn hãy bắt đầu định hướng về việc thực hiện chiến lược Đại dương xanh cho doanh nghiệp của mình ngay từ bây giờ.