Chi phí cơ hội là gì mà bạn nhất định phải chọn khi đưa ra quyết định? Vai trò và lợi ích của phí cơ hội đối với chủ doanh nghiệp cũng như chủ đầu tư ra sao? Làm thế nào để tính chi phí cơ hội chuẩn xác và hiệu quả nhất? Nếu đang đau đầu bởi những thắc mắc này, hãy cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết về chi phí cơ hội qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu đôi nét về chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội là gì?
Cụm từ “Chi phí cơ hội” (Opportunity Cost) được Friedrich von Wieser – nhà kinh tế học người Áo sử dụng lần đầu vào năm 1914 trong quyển sách “Theorie der gesellschaftlichen Wirtschaft”.
Thuật ngữ này đại diện cho cơ hội, quyền lợi mà một cá nhân, doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư bỏ lỡ khi lựa chọn phương án này thay vì phương án khác. Khi đưa ra quyết định, bạn cảm thấy sự lựa chọn của mình sẽ mang lại kết quả tốt hơn dù đánh mất một cơ hội nào đó. Chi phí cơ hội của các nhà đầu tư có thể dẫn đến lỗ hoặc lãi ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.
Ngoài ra, chi phí cơ hội còn được định nghĩa là tổn thất bạn chấp nhận đánh đổi để kiếm lợi nhuận. Trong lĩnh vực tài chính, chi phí cơ hội là mất đi một khoản thu để nhận lại khoản thu khác.
Ví dụ: Anh A đầu tư 100.000 USD vào chứng khoán. Điều này đồng nghĩa với việc anh A đã bỏ lỡ cơ hội hưởng lãi suất nếu gửi 100.000 USD ấy vào ngân hàng như một khoản tiết kiệm. Vậy chi phí cơ hội của việc đầu tư 100.000 USD vào chứng khoán bằng khoản lãi mà anh A đáng ra sẽ nhận được khi tiết kiệm.
Không chỉ giới hạn ở việc đánh đổi tiền bạc hay chi phí trong tài chính, chi phí cơ hội còn bao gồm những yếu tố khác như sở thích, chi phí, thời gian hoặc các nguồn lợi nhuận trong cuộc sống.
Nguyên lý hoạt động của chi phí cơ hội
Khi đối mặt với các quyết định tài chính, bạn cần cố gắng xác định lợi nhuận mình sẽ nhận được từ mỗi lựa chọn. Ví dụ, bạn có ý định bán một trái phiếu và sử dụng số tiền mình kiếm được để mua một trái phiếu khác. Trong trường hợp này, bạn có thể định hình các cơ hội của mình theo bảng dưới đây:
Chi phí cơ hội: Trái phiếu hiện tại (A) Trái phiếu dự định sẽ mua (B)
Giá trị trong tương lai có thể tăng lên
Giá trị trong tương lai có thể tăng lên
GIá trị trong tương lai có thể giảm xuống
GIá trị trong tương lai có thể giảm xuống
Giá trị hiện tại của trái phiếu A là 10.000 USD. Bạn có thể bán trái phiếu A và mua trái phiếu B với tỷ giá thấp hơn một chút. Trong khi đó, trái phiếu B có mệnh giá là 20.000 USD. Vậy bạn cần chi thêm 10.000 USD để mua thêm trái phiếu B. Để đưa ra quyết định tốt nhất, bạn cần cân nhắc các lựa chọn.
Chi phí ban đầu của trái phiếu B cao hơn trái phiếu A. Thế nên bạn sẽ chi thêm 10.000 USD để mua trái phiếu B và hy vọng thu được lợi nhuận cao hơn. Vậy chi phí cơ hội là khoản lãi bạn có thể tiếp tục nhận được từ trái phiếu A và khoản lỗ 10.000 USD phải bỏ ra khi mua trái phiếu B. Đồng thời, bạn tin vào sự lựa chọn mua trái phiếu B để thu hồi vốn và kiếm lợi nhuận nhiều hơn.
Ưu điểm và hạn chế của chi phí cơ hội
Ưu điểm
Xác định được tổn thất đã đánh đổi
Chi phí cơ hội bắt buộc bạn đưa ra sự lựa chọn giữa hai phương án dựa trên giá trị thực tế. Nghĩa là chọn phương án này bạn sẽ đánh mất lợi ích từ phương án còn lại. Việc cân đo đong đếm giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt và có lợi nhất cho bản thân mình.
So sánh giá trị tương đối của mỗi phương án
Một ưu điểm nổi bật của chi phí cơ hội là giúp bạn dễ dàng so sánh giá trị tương đối của từng sự lựa chọn. Thông qua chi phí cơ hội, bạn có thể nhận định lợi ích tương đối của mỗi phương án. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng đưa ra quyết định chọn lựa phù hợp.
Ví dụ: Hiện tại, bạn chỉ đủ tiền mua một cổ phiếu của ngân hàng A hoặc ngân hàng B. Tuy nhiên, với cùng số tiền, bạn có thể mua 300 cổ phiếu của ngân hàng A nhưng lại mua được 500 cổ phiếu của ngân hàng B.
Chi phí cơ hội giúp bạn đưa ra sự so sánh tương đương giữa mỗi phương án, đánh giá được lợi ích của tổn thất để quyết định chuẩn xác hơn.
Chi phí cơ hội được tính như thế nào?
Trên thực tế, chi phí cơ hội không phải là thước đo chuẩn xác giúp bạn đưa ra một quyết định hiệu quả tuyệt đối. Tuy nhiên, đây là cách định lượng giá trị tiềm năng của phương án mà bạn lựa chọn ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.
Công thức tính chi phí cơ hội như sau:
OC = FO – CO
Trong đó:
- OC (Opportunities cost): Chi phí cơ hội.
- FO (Return on best foregone option): Lợi nhuận của sự lựa chọn tốt nhất.
- CO (Return on chosen option): Chỉ số biểu thị lợi ích của sự lựa chọn.
Ví dụ:
Phương án 1: Bạn đầu tư kinh doanh cửa hàng thời trang và có thể thu về lợi nhuận mong muốn hàng tháng là 13 triệu.
Phương án 2: Bạn làm quản lý cho một cửa hàng thời trang và hưởng mức lương cứng mỗi tháng là 15 triệu.
Giả sử bạn lựa chọn phương án 1 là tiếp tục kinh doanh cửa hàng thời trang. Vậy chi phí cơ hội bạn đánh đổi ở đây được tính như sau:
OC = FO – CO = 15 triệu – 10 triệu = 2 triệu.
Vậy chi phí cơ hội bạn phải đánh đổi khi lựa chọn kinh doanh và không làm việc tại cửa hàng là 2 triệu.
Ý nghĩa của chi phí cơ hội trong thực tiễn
Cuộc sống thực tiễn
Thoạt nghe, chi phí cơ hội có vẻ phức tạp và khó hình dung. Nhưng thực tế, mỗi ngày bạn đều phải trải qua những sự lựa chọn và đưa ra quyết định. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của chi phí cơ hội.
Sự vận hành của chi phí cơ hội giống như giải pháp hữu hiệu giúp bạn đưa ra mọi quyết định trong đời sống. Các quyết định này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của bạn ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai. Vì vậy, bạn cần nắm bắt loại chi phí này trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.
Ví dụ: Giả sử bạn được mời đến buổi tiệc, nhưng bạn quyết định từ chối để ở nhà học thêm tiếng Anh. Vậy giá trị bạn nhận được ở đây là kiến thức và cơ hội bạn bỏ lỡ là thời gian vui vẻ bên bạn bè. Trong trường hợp này, chi phí cơ hội là thời gian vui chơi cùng bạn bè để nhận lại kiến thức tiếng Anh.
Sự cân nhắc và đưa ra lựa chọn đối với mỗi phương án sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn. Tuy nhiên, nếu cân nhắc quá kỹ về một vấn đề, bạn có thể bỏ lỡ những cơ hội tiềm năng.
Đầu tư chứng khoán
Chứng khoán được xem là một trong những kênh đầu tư giàu tiềm năng và thu hút nhất hiện nay. Với tính linh hoạt, không đòi hỏi số vốn quá lớn, chứng khoán đã trở thành sự lựa hàng đầu của nhiều người. Tuy nhiên, bên cạnh lợi nhuận hấp dẫn, chứng khoán vẫn tồn tại một số rủi ro nhất định.
Trong lĩnh vực này, chi phí cơ hội cũng là yếu tố quan trọng mà mọi nhà đầu tư cần quan tâm. Khi đưa ra bất kỳ quyết định nào trong đầu tư, xác định chi phí cơ hội sẽ giúp bạn nhận diện phương án tốt nhất.
Ngoài ra, chi phí cơ hội còn giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng sinh lời của những doanh nghiệp được niêm yết trên sàn giao dịch. Thông qua đó, bạn có thể đưa ra quyết định chọn doanh nghiệp tiềm năng. Đối với trường hợp này, chi phí cơ hội bạn bỏ là doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao hơn
Kinh doanh
Mục tiêu lớn nhất khi kinh doanh là lợi nhuận, doanh số, vị thế trên thị trường,… Tuy nhiên, trong suốt quá trình hoạt động, bạn phải đối mặt với nhiều sự lựa chọn và không ít lần đánh đổi một trong những mong muốn của mình. Thời điểm này chính là lúc chi phí cơ hội bắt đầu “vận hành”. Để giúp bạn hình dung rõ nét về chi phí cơ hội trong kinh doanh, Tino Group sẽ đưa ra một ví dụ minh họa:
Doanh nghiệp đang tiến hành lựa chọn dự án đầu tư với tổng kinh phí lên đến 1 tỷ đồng.
- Dự án 1: Xây dựng cửa hàng tiện lợi ở khu vực trung tâm.
- Dự án 2: Mua một căn hộ chung cư để mở văn phòng.
Nếu chọn dự án 1, doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ cơ hội mở rộng chi nhánh, không gian làm việc chất lượng. Ngược lại, nếu chọn dự án 2, doanh nghiệp sẽ đánh mất lợi nhuận thu được từ cửa hàng tiện lợi.
Khi vận dụng chi phí cơ hội, doanh nghiệp sẽ đánh giá được khả năng sinh lời trong tương lai và xác định những khó khăn thực tế đang tiềm ẩn. Thông qua những đánh giá, nghiên cứu từ chi phí cơ hội, doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn chuẩn xác hơn cho các hoạt động kinh doanh của mình.
Tóm lại, chi phí cơ hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của mọi người, nhất là chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Hy vọng qua bài viết, bạn đã giải đáp được thắc mắc “chi phí cơ hội là gì?”. Đừng quên theo dõi Tino Group để không bỏ lỡ những bài viết hữu ích trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Vì sao chi phí cơ hội lại quan trọng?
Chi phí cơ hội là yếu tố giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn. Khi hiểu rõ về chi phí cơ hội và lợi ích tiềm năng của mỗi phương án mình đang cân nhắc, bạn có thể đưa ra sự lựa chọn sáng suốt và hiệu quả.
Chi phí chìm là gì?
Phí chìm là chi phí đã phát sinh, không thể thu hồi dù bạn lựa chọn bất kỳ phương án nào.
Chi phí cơ hội có chính xác không?
Về bản chất, chi phí cơ hội chỉ mang tính ước lượng tương đối, không chính xác 100%.
Chi phí cơ hội có ảnh hưởng đến chính trị không?
Câu trả lời là “Có!”. Không chỉ riêng chính trị, bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào cũng đều tồn tại những sự lựa chọn và buộc bạn phải đưa ra quyết định. Đây chính là nguồn cơn sản sinh ra chi phí cơ hội. Trong chính trị, chi phí cơ hội xuất hiện trong các trường hợp như: quyết định xây dựng, quyết định hỗ trợ nơi vùng sâu vùng xa, quyết định thay đổi điều lệ trong hiến pháp,…