Có thể bạn đã nghe qua sức mạnh của ChatGPT trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, liệu bạn có biết công nghệ AI này còn được ứng dụng trong lĩnh vực tuyển dụng? Với sự hỗ trợ của ChatGPT, quy trình phỏng vấn, ứng tuyển nhân sự đã được tối ưu hơn rất nhiều. Vậy ChatGPT trong tuyển dụng được thực thi như thế nào? Vì sao nên áp dụng ChatGPT trong tuyển dụng? Mời bạn cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
ChatGPT trong tuyển dụng – bạn đã trải nghiệm chưa?
Chính thức ra mắt người dùng vào tháng 11 năm 2022, ChatGPT – một Artificial Intelligence Chatbot thú vị do OpenAI sáng chế đã tạo nên “làn sóng lớn” trên toàn cầu. Theo đó, OpenAI là một công ty chuyên nghiên cứu trí tuệ nhân tạo do Elon Musk đồng sáng lập.
Về bản chất, ChatGPT là mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing – NLP) cực kỳ thông minh. So với các chatbot thế hệ trước, ChatGPT cung cấp trải nghiệm đàm thoại thực tế và giống con người hơn rất nhiều. Hiểu đơn giản, bạn chỉ cần nhập câu hỏi, ChatGPT sẽ đưa ra câu trả lời dựa trên kiến thức tương tự con người. Công cụ này được đánh giá là đối thủ cạnh tranh nặng ký của công cụ tìm kiếm Google.
Với tính năng mạnh mẽ, ChatGPT đã trở thành công cụ lý tưởng phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có cả tuyển dụng nhân sự. Hiện tại, ChatGPT đóng vai trò như “trợ thủ đắc lực” của nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng.
Tầm quan trọng của ChatGPT trong tuyển dụng nhân sự
Tự động hóa quy trình tuyển dụng
ChatGPT có khả năng tự động trả lời câu hỏi của ứng viên về vị trí công việc, chính sách của công ty, tiến trình tuyển dụng,… Nhờ đó, ứng viên có thể nắm rõ thông tin về vị trí công việc mà không cần sự can thiệp của nhà tuyển dụng. Ngoài ra, ChatGPT còn hỗ trợ và tư vấn cho ứng viên trong quá trình tuyển dụng. Công cụ này có thể đưa ra những gợi ý về cách cải thiện hồ sơ ứng tuyển, chuẩn bị phỏng vấn và thông tin chi tiết về quá trình tuyển dụng.
Phân loại và đánh giá hồ sơ ứng tuyển
Một tính năng mạnh mẽ của ChatGPT là tự động phân tích hồ sơ ứng viên và rút tỉa những thông tin quan trọng, bao gồm: kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, học vấn,… Việc này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng xác định mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí ứng tuyển.
Khi sử dụng công cụ này, nhà tuyển dụng còn có thể đánh giá tiềm năng của ứng viên. Quá trình đánh giá sẽ dựa trên thông tin hồ sơ cũng như câu trả lời thực tế từ ứng viên. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra quyết định chính xác hơn.
Tự động hoá các vòng phỏng vấn
ChatGPT có khả năng tự động tạo ra câu hỏi phỏng vấn và phản hồi dựa trên ngữ cảnh. Công cụ này sẽ xác định ngữ cảnh từ câu trả lời của ứng viên, sử dụng thông tin ấy để đưa ra những câu hỏi tiếp theo. Nhờ đó, buổi phỏng vấn giữa nhà tuyển dụng và ứng viên sẽ trở nên thoải mái, tăng sự kết nối hơn.
Bên cạnh đó, ChatGPT còn hỗ trợ nhà tuyển dụng đánh giá phản ứng, kỹ năng giao tiếp của ứng viên. Công cụ có thể phân tích ngôn ngữ, xác định được cách ứng viên truyền đạt ý kiến, sự tự tin khi giải quyết vấn đề. Nhờ đó, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về năng lực của ứng viên.
Tiết kiệm thời gian, công sức cho nhà tuyển dụng
Với sự hỗ trợ của ChatGPT, những công việc mang tính chất lặp lại của nhân viên tuyển dụng sẽ được đơn giản hoá. Công cụ này có khả năng xử lý hàng nghìn yêu cầu và phản hồi cùng lúc. Nhờ đó, nhà tuyển dụng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức.
Không những thế, ChatGPT còn hỗ trợ xử lý hàng loạt hồ sơ ứng viên, đánh giá mức độ phù hợp so với yêu cầu công việc. Tính năng này giúp các nhà tuyển dụng tối ưu thời gian khi lựa chọn những ứng viên tiềm năng.
Tăng tính công bằng, khách quan
ChatGPt xử lý thông tin dựa trên dữ liệu, không bị tác động bởi những yếu tố mang tính cá nhân. Từ đó, doanh nghiệp có thể đảm bảo tính công bằng và khách quan trong việc đánh giá các ứng viên. Công cụ này loại bỏ sự thiên vị, đánh giá dựa trên những căn cứ rõ ràng, khách quan. Đồng thời, ChatGPT còn đảm bảo quá trình tuyển dụng minh bạch, tăng sự tin cậy cho các ứng viên vào doanh nghiệp.
ChatGPT được ứng dụng như thế nào trong tuyển dụng?
#1. Xây dựng “thư viện” câu hỏi phỏng vấn
Trong quá trình tuyển dụng, nhân sự cần đặt ra những câu hỏi phỏng vấn đề hiểu rõ hơn về ứng viên. Thông qua ChatGPT, bạn có thể triển khai một “thư viện” câu hỏi vừa thú vị, mới mới lạ. Đây chính là những gợi ý tuyệt vời để bạn kết nối gần hơn với ứng viên.
Câu lệnh tham khảo: “Hãy giúp tôi đặt ra 10 câu hỏi phỏng vấn ứng tuyển vị trí Content Manager.”
#2. Tìm ứng viên bằng chuỗi Boolean
Tạo chuỗi Boolean cũng là một ứng dụng tuyệt vời của ChatGPT trong tuyển dụng. Với tính năng này, bạn có thể tìm kiếm ứng viên dễ dàng và hiệu quả hơn. Những biến Boolean khi tìm ứng viên do ChatGPT thực hiện là:
- has_resume: true nếu mô hình ChatGPT có hồ sơ ứng viên (resume), false nếu không.
- is_screening_completed: true nếu quá trình sàng lọc ứng viên hoàn thành, false nếu không.
- is_interview_scheduled: true nếu một buổi phỏng vấn được lên lịch cho ứng viên, false nếu không.
- is_interview_completed: true nếu buổi phỏng vấn được hoàn thành, false nếu không.
- is_reference_check_done: true nếu quá trình kiểm tra thông tin từ nguồn tham khảo hoàn tất, false nếu không.
- is_background_check_passed: true nếu kiểm tra tiền án, hồ sơ cá nhân vượt qua, false nếu không.
- is_offer_extended: true nếu đề xuất việc làm đã được gửi đến ứng viên, false nếu không.
- is_offer_accepted: true nếu ứng viên chấp nhận đề xuất việc làm, false nếu không.
Câu lệnh tham khảo: “Hãy tạo cho tôi chuỗi tìm kiếm Boolean trên LinkedIn để xác định những Designers đã từng làm việc cho các thương hiệu thời trang. Designers cần có kinh nghiệm sử dụng phần mềm Photoshop, Canva và có nhu cầu làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.”
#3. Viết nội dung bài tuyển dụng
Bạn có thể sử dụng ChatGPT để viết một Email tuyển dụng thu hút các ứng viên trực tuyến. Nếu muốn nội dung Email hoàn chỉnh, bjan cần bổ sung những yêu cầu của mình, như mô tả công việc, yêu cầu về kinh nghiệm/kỹ năng, cơ hội phát triển cho ứng viên,…
Câu lệnh tham khảo: “Hãy viết cho tôi một Email Marketing tuyển dụng vị trí Content Writers, yêu cầu có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực từ 1 năm trở lên.”
#4. Lên lịch hẹn phỏng vấn
Ngoài những tính năng trên, ChatGPT còn hỗ trợ các chuyên gia tuyển dụng sắp xếp lịch hẹn phỏng vấn. Quá trình lên lịch hẹn sẽ được thực hiện theo các bước cụ thể. Để sắp xếp lịch hẹn, bạn chỉ cần cung cấp đầy đủ thông tin về buổi hẹn phỏng vấn như sau:
- Lựa chọn thời gian phù hợp.
- Gửi lời mời ứng viên tham gia phỏng vấn.
- Xác nhận lại lịch hẹn.
- Nhắc nhở ứng viên trước ngày phỏng vấn.
- Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.
- Ghi chép, xác nhận buổi phỏng vấn.
#5. Đánh giá ứng viên
Khi ứng dụng ChatGPT trong tuyển dụng, bạn có thể hiểu rõ hơn về ứng viên và đưa ra sự lựa chọn phù hợp. ChatGPT có khả năng lập trình dựa trên những tiêu chí cụ thể. Công cụ này cũng có thể đọc, phân tích thông tin một cách nhanh chóng trong hồ sơ. Từ những thông tin ấy, ChatGPT sẽ giúp bạn xác định những ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc, như kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm,…
#6. Mô tả công việc chi tiết
Với sự hỗ trợ của ChatGPT, bạn có thể tạo ra một bản mô tả công việc đầy đủ, chi tiết. Đối với ứng viên, bản mô tả công việc chính là yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ chuyên nghiệp của công ty. Vậy nên, bạn cần chú trọng đến nội dung, hình thức của bản mô tả công việc. Bạn có thể yêu cầu công cụ này viết mô tả công việc của một vị trí cụ thể nào đó. Để tìm được ứng viên phù hợp, đủ điều kiện với vị trí tuyển dụng, bạn nên cung cấp cho ChatGPT thông tin cụ thể hơn, như kinh nghiệm làm việc, nhiệm vụ cần làm, chuyên môn, mục tiêu, chiến lược kinh doanh,…
Trên thực tế, một bản mô tả công việc đơn thuần thường khó thu hút ứng viên. Vậy nên, bạn có thể bổ sung những yếu tố khác như văn hoá công ty, phúc lợi, phí hỗ trợ, môi trường làm việc năng động,…
#7. Nghiên cứu thị trường tuyển dụng
Nghiên cứu thị trường cũng là một tính năng nổi bật của ChatGPT trong tuyển dụng. Bạn có thể sử dụng ChatGPT để tìm thông tin về xu hướng phát triển, nguồn lao động, ngành hoặc lĩnh vực đang có nhu cầu tìm kiếm nguồn lao động,… ChatGPT sẽ cung cấp thông tin cụ thể, chi tiết để bạn có thể tham khảo, nghiên cứu. Dựa vào đó, bạn sẽ dễ dàng triển khai chiến lược tuyển dụng nhân sự hiệu quả hơn.
Một số hạn chế khi sử dụng ChatGPT trong tuyển dụng
- ChatGPT chỉ dựa trên những dữ liệu đã được huấn luyện, không có khả năng nắm bắt toàn bộ kiến thực hiện tại. Vì vậy, công cụ này có thể gặp khó khăn trong việc hiểu và đáp ứng những câu hỏi phức tạo hoặc kiến thức chuyên sâu.
- ChatGPT không thể đưa ra quyết định cuối cùng trong việc tuyển dụng. Quyết định tuyển dụng cuối cùng vẫn phụ thuộc vào sự thẩm định của nhà tuyển dụng.
- Dù có khả năng tạo ra trải nghiệm tương tác với ứng viên, nhưng ChatGPT vẫn không thể thay thế hoàn toàn sự kết nối giữa con người. Sự tương tác trực tiếp giữa nhà tuyển dụng và ứng viên vẫn là yếu tố quan trọng để đánh giá các khía cạnh phi ngôn ngữ, như nụ cười, ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng giao tiếp,…
- ChatGPT vẫn là công cụ hỗ trợ, không thể đảm bảo tính bảo mật về thông tin cá nhân của ứng viên 100%.
- Doanh nghiệp cần dành thời gian để đào tạo mô hình và kiểm soát các tính năng của ChatGPT. Vì trên thực tế, đây vẫn chỉ là một mô hình AI, cần được huấn luyện và cập nhật thường xuyên.
Nhìn chung, ChatGPT là một công cụ thông minh, có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp đơn giản hoá quy trình tuyển dụng hiệu quả. Dù không thể thay thế con người hoàn toàn, nhưng ChatGPT vẫn là rất hữu ích với những người làm ngành nhân sự.
Qua bài viết trên, Tino Group tin rằng bạn đã hiểu rõ tầm quan trọng của ChatGPT trong tuyển dụng. Hãy tiếp tục theo dõi Tino Group để tìm hiểu thêm những bài viết hay và hữu ích khác bạn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
ChatGPT có khả năng đưa ra quyết định tuyển dụng không?
Câu trả lời là: “Không!”. ChatGPT không thể đưa ra quyết định tuyển dụng cuối cùng. Công cụ này chỉ cung cấp thông tin, đánh giá và hỗ trợ quá trình tuyển dụng. Quyết định tuyển dụng cuối cùng vẫn phụ thuộc vào nhà tuyển dụng.
ChatGPT tự động phân tích hồ sơ ứng viên được không?
Tất nhiên là có! ChatGPT có khả năng tự động phân tích hồ sơ ứng viên, rút tỉa những thông tin quan trọng như kinh nghiệm, kỹ năng, học vấn,… Nhờ đó, nhà tuyển dụng có thể đưa ra đánh giá phù hợp với từng ứng viên cho các vị trí cụ thể.
ChatGPT có thể tiếp cận và phân tích dữ liệu từ các nguồn bên ngoài như mạng xã hội không?
ChatGPT có khả năng tiếp cận và phân tích dữ liệu từ các nguồn bên ngoài như mạng xã hội. Tuy nhiên, việc này phải tuân theo các quy định về quyền riêng tư và sự cho phép của người dùng.
ChatGPT có thể tích hợp với hệ thống quản lý tuyển dụng hiện có không?
ChatGPT có thể tích hợp với hệ thống quản lý tuyển dụng hiện có. Sự kết hợp này giúp ChatGPT hoạt động song song với những công cụ và hệ thống tuyển dụng sẵn có trong tổ chức.