Gần đây, các dự án blockchain phát triển không ngừng về chất lượng lẫn số lượng, trong đó có Casper Network. Vậy Casper Network (CSPR) là gì? Hãy cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết nhé!
Giới thiệu về dự án Casper Network (CSPR)
Casper Network (CSPR) là gì?
Casper Network (CSPR) là một nền tảng smart contract (hợp đồng thông minh) áp dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (bằng chứng cổ phần) cùng việc sử dụng công nghệ Casper CBC (Correct-by-Construction) để giúp cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô và dev có thể tiếp cận với công nghệ blockchain dễ dàng hơn.
Người dùng có thể tự do trong việc lựa chọn tùy theo mục đích bảo mật bằng một trong ba loại mạng: public network (mạng công khai), permissioned network (mạng cấp quyền) hay private network (mạng riêng tư) mà không lo sợ ảnh hưởng đến bảo hiệu suất, độ an toàn chung. Chính sự linh hoạt này đã giúp Casper Network thu hút được nhiều doanh nghiệp cũng như các ứng dụng Web3 trở thành đối tác, nhà đầu tư, phát triển của dự án.
Các đặc điểm nổi bật của dự án Casper Network
Bài toán được đặt ra cho các dự án blockchain là đảm bảo cân bằng các yếu tố: hiệu quả phân quyền, bảo mật mạng lưới, khả năng mở rộng, hiệu suất sử dụng của các người dùng. Casper Network được sáng lập ra để giải quyết bài toán nan giải đó khi có thể tổng hòa được 4 yếu tố với nhau nhằm tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng.
Bên cạnh đó, Casper còn có một điểm ưu việt hơn so với các giao thức khác. Đó là việc Casper sẽ cho phép các dự án quản lý tập trung code trên nền tảng blockchain của riêng họ (nếu muốn) bằng những công cụ được Casper hỗ trợ. Hiểu đơn giản, các hợp đồng thông minh có thể chạy thử nghiệm mà không tốn nhiều chi phí cơ sở hạ tầng, giúp cải tiến quy trình đầu tư và cơ chế tinh chỉnh kịp thời, đúng lúc.
So với Ethereum hay Bitcoin, các node đang chạy trên mạng lưới Casper cũng tiết kiệm năng lượng hiệu quả nhiều hơn. Đây được xem là điểm nổi bật hơn khi so sánh với hai tên tuổi lớn trong thế giới tiền mã hóa.
Bên cạnh những ưu điểm như trên, Casper còn một vài đặc điểm sau:
- Casper Proof-of-Stake CBC: Các nhà phát triển Ethereum đã đặt những nền móng kỹ thuật CBC cho Casper với ba đặc tính: finality, flexibility và upgradability. Nhờ vậy, Casper được bảo mật an toàn, tùy chỉnh khối thời gian linh hoạt theo điều kiện mạng.
- Tối ưu hóa cho doanh nghiệp: Casper có đa dạng sự lựa chọn cho phép doanh nghiệp có thể xây dựng các ứng dụng riêng tư hay cần sự hỗ trợ, cho phép của mạng lưới.
- Khả năng mở rộng: Nhờ cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake của Casper cho phép sharding phân quyền, giúp dự án có thể mở rộng cơ sở dữ liệu của mình.
- Một vài tính năng khác: Các hợp đồng đều có thể được nâng cấp, gas fee hay dự đoán trước. WebAssembly sẽ đảm bảo cho sự phát triển của Casper cũng giống như các doanh nghiệp.
Quá trình phát triển của Casper Network
- Casper viết code lần đầu vào tháng 11 năm 2018, sau đó khởi chạy thử nghiệm Alpha testnet vào năm 2020 trước khi ra mắt mainnet chính thức.
- Hiện tại, Casper đã có hơn 120 validator (trình xác thực) bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ staking như HashQuark, SNZ Pool, Stake.Fish, Stake.US,…
- Trail of Bits đã thành công trong việc kiểm toán thuật toán đồng thuận mà không có bất kỳ mục nào cần thay đổi, sửa chữa.
- Tiếp đến, Casper phối hợp cùng BitGo để hoàn tất quá trình kiểm toán hợp đồng thông minh, sau đó là tới Cardinal Cryptography kiểm tra áp lực mạng lưới.
- Với phiên bản Delta testnet, Casper Network là mạng “permissionless”, nghĩa là mạng không cần sự cho phép, xác thực (validator) mà vẫn tham gia và rời khỏi một cách độc lập. Hiện nay, số lượng validator ngày một tăng.
- Mainnet được ra mắt đúng với lộ trình vào khoảng đầu năm nay.
Lịch sử các vòng gọi vốn
- Tại vòng sáng lập chủ sở hữu diễn ra vào tháng 10 năm 2018, Casper thu về 900 nghìn USD.
- Sau đó, vào tháng 7 năm 2019 Casper tiếp tục thắng đậm khi thu được 14,5 triệu USD vốn chủ sở hữu Series A, bao gồm các nhà đầu tư như Acuitas Group Holdings, RockTree Capital, Distributed Global, Blockchange Ventures, Hyundai Digital Asset Company (HDAC), Arrington XRP Capital, HashKey Capital, SNZ Holding, OneBoat Capital, Consensus Capital, Woodstock Fund, Digital Strategy và Noris Capital.
- Vào tháng 9 năm 2020, Casper gọi vốn thành công với 14 triệu USD tại vòng Validator Token Sale. Ở thời điểm đó có các đơn vị đáng chú ý tham gia như HashKey Capital, RockTree Capital, Consensus Capital, Chain Capital, Cluster Capital, Blockchange Ventures, GSR, AU21 Capital, Stake.Fish, ZB Global, Gate.io, Sora Ventures, Wavemaker, Ropart Asset Management, AGE Fund, Waterdrip Capital, Woodstock Fund, Oasis Capital.
- Vòng Public Sale sẽ diễn ra trong năm nay.
Đối tác chiến lược
Về phía đối tác chiến lược, Casper chia làm 6 dạng:
- Wallet providers: Ledger, Edge, AToken, Hoo, BitGo, Bixin,…
- DeFi/ CeFi: PAID, ACDX, Celcius, Plasma Finance, Chainlink, Frontier,…
- Actively building on Casper: Covalent, HeraSoft, Plasmapay, IPwe, Terra Virtua, Threefold, BroadLeaf, Robot Cache, Big Token,…
- Partners: Acheron Trading, BSN, Jumptrading, Vertalo, Nova, Messari, GSR, PlugandPlay,…
- Validators and staking pools: HashQuark, Stake Capital, Stake-fish, Coinlist, Bitnordic, Everstake, Figment, Validation Capital, Huobi Pool, Kele Pool, Wolfedge,…
- Developers: MAKE, DappRadar, Metis, The Arcadia Group, DEVxDAO,…
Đội ngũ phát triển dự án
Mrinal Manohar (CEO – Chief Executive Officer)
Trước đây, ông từng là trưởng bộ phận công nghệ và tài chính của tập đoàn Microsoft, Bain và Bain Capital. Ông có kinh nghiệm trong việc điều hành lĩnh vực TMT của quỹ đầu cơ trị giá 1 tỷ đô la và trở thành nhà đầu tư vào nền tảng Ethereum, Blockstack,…
Medha Parlikar (CTO – Chief Technology Officer)
Bà từng là trưởng bộ phận sản phẩm và kỹ thuật với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp phần mềm sản xuất tại các công ty lớn như Adobe, Omniture, Avalara, MP3.com và DivX.
Cliff Sarkin (COO – Chief Operating Officer)
Ông là doanh nhân và cựu phó giám đốc phát triển kinh doanh tại DNA.Fund – một quỹ hàng đầu trong lĩnh vực tiền điện tử. Ông đã bán 80 triệu USD của VideoSurf cho Microsoft. Đồng thời, ông còn là cử nhân của Đại học California Berkeley và cử nhân luật từ Trường Luật Harvard.
Daniel Marfurt (CFO – Chief Finance Officer)
Ông là một chuyên gia tài chính và quản lý định hướng công nghệ. Trước đây, ông từng giữ chức vụ quản lý tài chính tại Status.im – một công ty tiền điện tử có vốn hóa thị trường hơn 100 triệu USD. Ông tốt nghiệp thạc sĩ tại Economics and International Management.
Cùng 2 thành viên nòng cốt khác là Andreas Fackler (CR – Consensus Researcher) và Dr. Daniel Kane (CPA – Consensus Protocol Advisor).
Giới thiệu về token CSPR
Tổng quan thông tin về token CSPR
- Name: CSPR Coin.
- Ticker: CSPR.
- Blockchain: Casper.
- Token standard: Đang cập nhật
- Contract: Đang cập nhật
- Token type: Utility.
- Total supply: 10,193,822,036 CSPR.
- Circulating supply: 1,404,586,738 CSPR.
CSPR token allocation (Phân bổ token CSPR)
Với nguồn cung như trên, CSPR được phân phối thành 8 phần như sau:
- Non-profit Casper association: 20.3%.
- Validator sale R1: 19.5%.
- Developer incentives: 16%.
- Validators sale R2: 10.2%.
- Coinlist public offering: 10%.
- Casper labs holding AG: 10%.
- Team: 8%.
- Advisors: 6%.
Mua bán token CSPR ở đâu?
Người dùng có thể trao đổi, mua bán CSPR tại các sàn giao dịch sau:
Trên đây là các chia sẻ về Casper Network cũng như các khía cạnh liên quan đến token CSPR. Hy vọng bạn sẽ cảm thấy bài viết có ích và hãy ủng hộ Tino Group bằng cách nhấn like cũng như đánh giá năm sao ở cuối bài. Đó sẽ là nguồn động lực để đội ngũ nhân viên tiếp tục chia sẻ những bài viết thú vị đến quý bạn đọc. Chúc bạn thành công!
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Có các cặp giao dịch nào với token CSPR?
Hiện tại, trên thị trường có các cặp token phổ biến như CSPR/ USDT, CSPR/ BTC, CSPR/ ETH,…
Token CSPR được dùng để làm gì?
Token CSPR chủ yếu được dùng vào trường hợp: trả thưởng cho các validator đã duy trì mạng lưới, phí thanh toán cho các hoạt động on-chain,…
Làm thế nào để sở hữu token CSPR?
Có 2 cách chính để có được CSPR: trở thành validator của Casper hoặc mua tại các sàn giao dịch nêu trên.
Có thể lưu trữ token CSPR ở đâu?
Hiện tại, bạn có thể lưu trữ ví CSPR tại các ví của sàn niêm yết nêu trên hoặc của các đối tác hỗ trợ phần ví lưu trữ này.