Bạn đã nghe đến Cardano (ADA) – cái tên đang làm mưa làm gió trên thị trường crypto dạo gần đây chưa? Rất nhiều nhà đầu tư đã và đang quan tâm đến “cái tên” này. Vậy, Cardano (ADA) là gì? Tại sao coin này lại hot đến thế?
Cardano (ADA) là gì?
Cardano là một Proof-of-Stake blockchain platform phi tập trung thế hệ 3.0 do Charles Hoskinson sáng lập, với mục đích thay thế cơ chế Proof-of-work và Ethereum 2.0. Có thể bạn đã biết, “cha đẻ” của Cardano đồng thời cũng chính là nhà sáng lập Ethereum vào năm 2015. Từ sau khi ra mắt vào 2017, Cardano chính thức chào sân và thu về 60 triệu đô la qua hình thức gọi vốn ICO.
Cardano hướng đến việc phát triển mạng lưới trở thành nơi cho phép các nhà phát triển thỏa sức xây dựng dApp, tạo nền kinh tế phi tập trung (DeFi). Vì thế, Cardano ngày nay được sử dụng rộng rãi và phổ biến bởi nhiều cá nhân, tổ chức, chính phủ trên phạm vi toàn thế giới.
Các đặc điểm nổi bật của hệ sinh thái Cardano
Scalability (Khả năng mở rộng)
Transaction per second (TPS) là yếu tố đầu tiên xuất hiện trong đầu của nhiều nhà đầu tư khi nhắc đến khả năng mở rộng. Tuy nhiên, Cardano không chỉ dừng lại ở transaction, mà đó còn là bổ sung thêm các yếu tố khác:
- Transaction per second (TPS): Thuật toán mà Cardano sử dụng thuộc nhóm Proof-of-Stake, cụ thể là Ouroboros.
- Network: Cardano sẽ chia nhỏ network thành nhiều subnetwork để tăng độ băng thông (bandwidth) bằng cách áp dụng công nghệ RINA (Recursive Inter-Network Architecture). Các subnetwork sẽ tương tác lẫn nhau khi cần thiết.
- Data scaling: Cardano có thể sẽ sử dụng subscription và side chains để cân nhắc việc giảm dung lượng dữ liệu ở mỗi transaction.
Interoperability (Khả năng tương tác)
Đây luôn là một trong các bài toán nan giải nhất của rất nhiều nền tảng blockchain. Chúng thiếu đi sự tương tác, khả năng giao tiếp. Để giải được bài toán này, Cardona đã suy nghĩ về các giải pháp tương thích được trình bày trong roadmap, sau giai đoạn Goguen.
Sustainability (Tính bền vững)
Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để có thể đảm bảo cân bằng lợi ích đôi bên giữ miner/ node và tổ chức phát triển dự án. Việc này vô cùng quan trọng vì sẽ tạo tiền đề cho các bước phát triển sau này. Một dự án có hoạt động ổn định lâu dài hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tính bền vững của blockchain.
Có thể, Cardano Foundation sẽ gặp phải bài toán khó về tài chính khi cần một nguồn ngân sách phù hợp với việc phát triển dự án sau khi hợp đồng IOHK kết thúc. Để vượt qua thách thức này, Cardano đang cân nhắc về việc tạo một quỹ dự trữ giống như các của Dash. Sau đó, dự án sẽ thu về một phần ADA khi blockcahin mới được tạo ra.
So sánh giữa 2 mạng lưới Cardano và Ethereum
Cùng ra đời vào năm 2015, thế nhưng tốc độ phát triển cùng số lượng dApps của Ethereum lại có phần áp đảo hơn so với Cardano. Điều này có thể được lý giải bằng việc Cardano đã mất khoảng 2 năm để chứng minh tính đúng đắn lý thuyết họ sử dụng cũng như chuẩn bị thêm smart contract trước giai đoạn Goguen.
Tuy vậy, nhờ vào cơ chế đồng thuần Ouroboros, tốc độ giao dịch của Cardano lại nhanh hơn Ethereum gấp 10 lần.
Giới thiệu chi tiết về ADA token
ADA token là gì?
ADA là token chính thức của nền tảng blockchain Cardano, lần đầu có mặt trên thị trường vào khoảng cuối năm 2017. Từ những ngày đầu tiên, ADA đã được xây dựng trên mạng lưới ở dạng lovelace – đơn vị nhỏ nhất thời điểm đó (1 ADA = 105 lovelace).
Tổng quan thông tin về token ADA
- Ticker: ADA.
- Blockchain: Cardano.
- Consensus: cơ chế Proof-of-Stake (PoS).
- Algorithm: thuật toán Ouroboros.
- Token type: loại Governance
- Contract: địa chỉ 0x3EE2200Efb3400fAbB9AacF31297cBdD1d435D47
- Block time: 20 giây.
- Smallest unit: 10^-5 ADA.
- Transaction time: 250 TPS.
- Total supply: tổng nguồn 45,000,000,000 ADA.
- Circulating supply: đang cập nhật.
ADA token allocation (Phân bổ token ADA)
Với tổng nguồn cung như trên, đội ngũ phát triển đã phân bổ token ADA thành 3 tỷ lệ sau:
- ICO chiếm 58,16%.
- Staking rewards chiếm 30,61%.
- Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư chiếm 11,22%.
Token ADA được dùng để làm gì?
Tương tự như các native token khác của bất kỳ hệ thống blockchain nào, ADA cũng có các trường hợp sử dụng chính như sau:
- Phần thưởng: ADA token được dùng làm phần thưởng khối cho các node trong nền tảng khi chức năng này bắt đầu được kích hoạt ở testnet Shelly thông qua Staking.
- Staking: Thông qua các pook staking, người dùng có thể sử dụng ADA token để stake và nhận được phần thưởng khi node tạo ra block mới.
- Thanh toán: Token ADA có thể sẽ được sử dụng làm phí thanh toán trong mạng lưới khi người dùng phát hành tài sản (UIA) trên mạng lưới Cardano trong thời gian tới.
- Tiền tệ: ADA cũng được dùng như một loại tiền tệ (medium of exchange).
- Phí giao dịch trên Cardano blockchain: token ADA để chi trả phí giao dịch trong mạng lưới Cardano với công thức tính phí như sau:
Transaction Fee = a + b × size
Trong đó:
- a là hằng số chống DDoS (tấn công từ chối dịch vụ phân tán) (đơn vị ADA)
- b là hằng số chi phí giao dịch (đơn vị ADA/byte).
- size là kích thước của giao dịch (đơn vị byte).
Đội ngũ phát triển dự án
Như đã nêu ở trên, dự án Cardano do nhà sáng lập Charles Hoskinson – “cha đẻ” của Ethereum và BitShares. Tính đến thời điểm hiện tại, Cardano đang được vận hành và phát triển dưới sự quản lý của ba tổ chức chính là Cardano Foundation, Emurgo và IOHK.
Cả 3 đều có những đóng góp nhất định vào hệ sinh thái Cardano, chẳng hạn như xây dựng cơ sở hạ tầng, ủng hộ trong lĩnh vực oracle, ví thanh toán điện tử,…
Lộ trình phát triển của Cardano (Roadmap)
Đội ngũ dự án sẽ chia lộ trình phát triển của Cardano thành 5 giai đoạn khác nhau, gồm:
- Byron: Giai đoạn đầu tiên của Cardano, có nhiệm vụ phát triển cộng đồng và phát hành đồng ADA. Về mạng lưới, giai đoạn này sẽ hoạt động dựa trên các node được chỉ định cùng phần thưởng khối bị đốt.
- Shelly: Bước tới giai đoạn này, mạng lưới Cardano dần trở nên phi tập trung hơn và bắt đầu triển khai phần staking.
- Goguen: Ở giai đoạn này, smart contract và side chain được tiến hành như đã nói ở phần đầu. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà phát triển có thể phát triển Dapps trên Cardano.
- Basho: Giai đoạn này Cardano tiến hành tối ưu hóa khả năng mở rộng và gia tăng tương tác giữa các blockchain khác.
- Voltaire: Đây là giai đoạn phát triển cuối cùng giúp Cardano trở thành một nền tảng tự vận hành bởi cộng đồng. Người dùng đã có thể vote, biểu quyết để đóng góp cho sự phát triển của toàn mạng lưới.
Mua bán ADA token ở đâu?
Hiện tại, ADA được giao dịch tại các sàn như:
Trên đây là các chia sẻ mạng lưới Cardano cũng như thông tin về token ADA mà bài viết tổng hợp được. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích hơn cho bạn và nếu yêu thích, bạn hãy ủng hộ cho Tino Group bằng cách nhấn like và đánh giá năm sao ở cuối bài. Đó sẽ là nguồn động lực lớn để đội ngũ nhân viên tiếp tục cống hiến những kiến thức hữu ích đến quý bạn đọc. Chúc bạn thành công!
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Có thể đào token ADA được không?
Vì Cardona sử dụng cơ chế đồng thuần Proof-of-Stake nên bạn chỉ có thể staking để nhận được token chứ không thể thông qua việc đào token.
Có các cặp token giao dịch nào trên sàn?
Hiện tại sẽ có các cặp token ADA như ADA/ USDT, ADA/ BTC, ADA/ ETH, ADA/ USD, ADA/ BNB,…
Có thể lưu trữ Cardano ở những ví lưu trữ nào?
Cardano có thể lưu trữ tại cả các ví online và offline như ví của các sàn giao dịch bên trên, Atomic Wallet, Yoroi Wallet, Guarda, AdaLite,…
Những hệ sinh thái nào đang theo đứng chung bảng xếp hạng cạnh tranh với Cardano?
Hiện tại bên cạnh Cardano còn có các cái tên khác như Avalanche, Solana, Cosmos, Polygon, Fantom, Polka Dot,…