Làm thế nào “quyến rũ” khách hàng đến với sản phẩm mới từ cái nhìn đầu tiên? Đâu là cách viết văn bản giới thiệu sản phẩm hiệu quả và vượt trội nhất? Những yếu tố định hình một văn bản giới thiệu sản phẩm là gì? Nếu đang có những thắc mắc này, hãy cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về cách viết văn bản giới thiệu sản phẩm mới
Giới thiệu sản phẩm mới là gì?
Giới thiệu sản phẩm mới (New Product Introduction – NPI) là một quy trình thực hiện ý tưởng cho ra mắt sản phẩm của một doanh nghiệp. Để thực hiện quy trình này, doanh nghiệp đã tạo ra và thúc đẩy ý tưởng đến “hành trình” thương mại hóa.
Nhiều người lầm tưởng quy trình này là phát triển sản phẩm, vì NPI nhìn sản phẩm từ quan điểm của nhà sản xuất. Tuy nhiên, về bản chất, đây là quy trình giới thiệu sản phẩm mới.
Hiểu đơn giản, NPI giới thiệu các sản phẩm mới vào quy trình sản xuất và nhấn mạnh việc giới thiệu các phương diện sản xuất của việc Phát triển sản phẩm mới (New Product Development). Nhờ đó, sản phẩm sẽ được đẩy mạnh trong quá trình sản xuất một cách nhanh chóng.
Thế nào là văn bản giới thiệu sản phẩm mới?
Văn bản giới thiệu sản phẩm là những bài viết mô tả thông tin sản phẩm được cung cấp đến khách hàng. Thông qua văn bản, người đọc có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm, như: công dụng, tính năng, cách sử dụng.
Những văn bản giới thiệu sản phẩm mới thường xuất hiện trên các website bán hàng. Mục tiêu chính của chúng là giúp khách hàng nhận thức được sản phẩm. Từ đó, họ sẽ dễ dàng đưa ra các quyết định mua hàng một cách chính xác.
Vì sao phải viết văn bản giới thiệu sản phẩm?
Văn bản giới thiệu sản phẩm được xem là phương tiện tối ưu giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả. Khi vừa cho ra mắt sản phẩm mới, khách hàng sẽ không lập tức biết đến sản phẩm của bạn. Vì vậy, việc quan trọng mà một doanh nghiệp cần làm tại thời điểm này là viết văn bản giới thiệu sản phẩm.
Những bài viết này thường cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm mới. Nhờ đó, khách hàng có thể hiểu được tính năng, công dụng cũng như giá trị mà sản phẩm mang lại.
6 cách viết văn bản giới thiệu sản phẩm mới
#1. Hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ
Một trong những gợi ý giúp bạn tìm được cách viết văn bản giới thiệu sản phẩm mới hiệu quả nhất là bạn phải hiểu rõ sản phẩm mình định cung cấp là gì, lợi ích và tính năng ra sao. Việc này giúp bạn dễ dàng truyền tải thông điệp đến khách hàng.
Đây cũng là cách giúp bạn phác thảo lợi ích của sản phẩm rõ nét nhất trong mắt người dùng của mình. Với phương thức này, bạn cần tập trung mô tả sản phẩm, sử dụng văn phong chuyên nghiệp nhưng vẫn dễ hiểu, dễ thâm nhập vào tâm trí của khách hàng.
#2. Lên ý tưởng, triển khai dàn ý
Bên cạnh việc hiểu rõ về sản phẩm, bạn cần xác định rõ mục đích của bài viết mình muốn hướng đến. Khi có định hướng rõ ràng, cụ thể, bạn chỉ cần bắt tay vào việc xây dựng chi tiết dàn ý cho sản phẩm.
Một bài viết hay không chỉ phụ thuộc vào cách thức diễn đạt, ngôn từ khéo léo mà còn giúp người đọc hiểu về sản phẩm theo một logic, hướng đi rõ ràng. Nếu chỉ cho ra mắt một dòng sản phẩm, bạn có thể thiết lập một dàn ý chung dành cho từng loại để website thống nhất và đồng bộ hơn.
#3. Định hình chân dung khách hàng
Ai là người có nhu cầu sử dụng sản phẩm của bạn? Đối tượng nào sẵn sàng chi tiền để trải nghiệm sản phẩm? Bài viết của bạn hướng đến người dùng nào trên thị trường?,… Đây là những câu hỏi bạn cần đặt ra và giải đáp chúng để xác định chân dung khách hàng. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu chi tiết về thông tin khách hàng, như: nhân khẩu học, sở thích, hành vi, nghề nghiệp, nhu cầu mua sắm,…
Tất nhiên, cố gắng thấu hiểu những vấn đề khách hàng quan tâm sẽ giúp bạn dễ dàng tạo ra bài viết chạm đến trái tim của họ. Đồng thời, bài viết sẽ hấp dẫn khách hàng tin dùng sản phẩm mà doanh nghiệp bạn tạo ra.
#4. Đặt tiêu đề thu hút
Có thể nói, tiêu đề chính là “cửa sổ tâm hồn” của một bài viết. Một dòng tiêu đề ngắn gọn, súc tích nhưng trực quan, thu hút sẽ khiến khách hàng “đổ gục” từ “cái nhìn đầu tiên”.
Để tiêu đề của bài viết có sức hấp dẫn người đọc, bạn có thể áp dụng những chiêu thức sau:
- Đặt tiêu đề theo dạng câu hỏi mở.
- Sử dụng các “thủ thuật” so sánh, đối chiếu, tạo ra sự giống và khác nhau.
- Áp dụng công thức: bí mật, hoài nghi, sự thật,…
- Nhấn mạnh bằng cách thêm con số vào tiêu đề.
- Sử dụng những câu nói trending, xu hướng trên cộng đồng mạng.
- Trích dẫn một câu thành ngữ/tục ngữ/ca dao hoặc câu nói nổi tiếng.
#5. Triển khai nội dung rõ ràng, có giá trị
Tất nhiên, người dùng sẽ không biết gì về sản phẩm mà bạn chuẩn bị cho ra mắt. Vậy làm thế nào để khách hàng sẵn sàng chi tiền để được sử dụng một sản phẩm/dịch vụ mới? Câu trả lời dành cho bạn là cung cấp thông tin về sản phẩm một cách đầy đủ, chính xác và dễ hiểu nhất.
Trên thực tế, không phải khách hàng nào cũng đủ khả năng hiểu rõ những thuật ngữ chuyên môn liên quan đến sản phẩm. Vì vậy, bạn cần “bình dân hóa” bài viết để mọi đối tượng khách hàng đều có thể tiếp cận sản phẩm một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, tùy vào từng nhóm khách hàng, bạn có thể trình bày nội dung và điều chỉnh văn phong sao cho phù hợp.
Bài viết giới thiệu sản phẩm mới hay là bài viết mang lại giá trị thực cho người đọc. Nghĩa là thông qua bài viết, người đọc có thể nắm rõ chi tiết về sản phẩm và giải đáp được những thắc mắc của mình.
3 yếu tố “must-have” khi viết bài giới thiệu sản phẩm mới
Lời kêu gọi hành động, thông tin liên hệ
Để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng, bài viết cần có những lời kêu gọi hành động (Call to action – CTA) hấp dẫn. Đây được xem là nhân tố giúp thúc đẩy người dùng thực hiện một hành động cụ thể, như: đặt hàng, click chuột, để lại thông tin,… Hầu hết các chiến dịch Marketing Online hiện nay, CTA đã trở thành một thành phần không thể thiếu.
Ngoài ra, trong các bài viết cũng cần cung cấp đầy đủ thông tin của doanh nghiệp. Chẳng hạn như: địa chỉ văn phòng, thông tin liên hệ, phương thức liên hệ,…
Hình ảnh, video thực tế
Đứng trước xu hướng nghe nhìn như hiện nay, những bài viết chứa hình ảnh sống động, bắt mắt sẽ thu hút người dùng hơn. Thậm chí, bạn có thể bổ sung thêm các video ngắn để cung cấp thông tin chi tiết hơn đến khách hàng. Đặc biệt, những hình ảnh, video về sản phẩm thực cũng là cách giúp bạn xây dựng niềm tin cho khách hàng. Có thể nói, đây cũng là yếu tố quan trọng giúp cấu thành một bài viết chất lượng.
Nguồn: Bò Kho Cô Mai 1984
Font chữ thu hút
Đối với những bài viết giới thiệu sản phẩm trên website, bạn có thể sử dụng các font chữ không chân phổ biến, điển hình như Arial. Ngoài ra, bạn tránh làm dụng màu sắc font chữ trong những bài viết dài. Tốt nhất, bạn chỉ nên sử dụng chữ đen trên nền trắng. Điều này không chỉ giúp khách hàng dễ đọc mà còn thể hiện độ chuyên nghiệp của bài viết.
Biết cách viết văn bản giới thiệu sản phẩm hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp chinh phục khách hàng ngay từ những bước đầu tiên tiên. Hy vọng bài viết trên sẽ trở thành nguồn tham khảo hữu ích trong quá trình xây dựng chiến lược tiếp thị của bạn. Chúc bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Nên sử dụng từ ngữ như thế nào khi bán sản phẩm mới?
Để bán sản phẩm mới hiệu quả, bạn nên sử dụng những từ ngữ mang tính tích cực. Các văn bản này sẽ giúp nâng cao cảm xúc và tạo ra suy nghĩ tích cực cho khách hàng.
Điểm khác nhau giữa bài viết trên website và Facebook là gì?
- Đối với Facebook: Nội dung giới thiệu cần ngắn gọn, súc tích và chỉ tập trung vào nội dung chính.
- Đối với website: Khác với Facebook, nội dung giới thiệu trên website cần được lên top Google. Vì vậy, những bài viết này thường cung cấp thông tin chi tiết và có tính chuyên môn cao.
Cần cung cấp những thông tin nào đối với sản phẩm mới?
Một sản phẩm mới cần cung cấp đủ thông tin sau:
- Tên, mã và phân loại sản phẩm.
- Dòng đời, công dụng của sản phẩm.
- Tính năng, giá bán, điểm khác biệt của sản phẩm.
- Thông tin mua hàng, như: đại lý của từng sản phẩm.
- Thông tin, bảo hành, những cam kết của sản phẩm.
Lọc ý tưởng viết bài giới thiệu sản phẩm như thế nào?
Bạn có thể lọc ý tưởng bằng cách:
- Khảo sát người dùng để nhận thông tin chân thực.
- Nghiên cứu xu hướng của người dùng bằng các công cụ, như: Google Trend hoặc Facebook Audience Insight.
- Tham khảo ý kiến khách hàng từ các diễn đàn, hội nhóm trên mạng xã hội.
- Tham khảo ý kiến từ bạn bè, người thân về ý tưởng của mình.