Ngày nay, việc đầu tư cho mình một CV Tiếng Anh chỉn chu, chuyên nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Thế nhưng bạn đã biết đến cách viết CV Tiếng Anh ấn tượng như thế nào chưa?
Hướng dẫn cách viết CV Tiếng Anh chuyên nghiệp
Để đảm bảo CV (Curriculum Vitae) của bạn lọt được vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng, bạn cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố sau:
- Thông tin cá nhân (Personal information)
- Mục tiêu nghề nghiệp (Career objective)
- Trình độ học vấn và bằng cấp (Education background and Qualifications)
- Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)
- Sở thích cá nhân và thành tựu (Interests and Achievements)
- Kỹ năng (Skills Competence)
- Tham vấn (Reference)
Thông tin cá nhân (Personal Information)
Đây là phần cơ bản nhất của một CV để thể hiện bạn là ai trong mắt nhà tuyển dụng. Ở phần này, bạn cần trình bày đầy đủ các thông tin về bản thân như:
- Họ và tên/ Full name
- Ngày tháng năm sinh/ Date of birth
- Địa chỉ/ Address
- Số điện thoại/ Phone number
Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objectives)
Người tuyển dụng mong muốn biết được mục đích bạn ứng tuyển vào vị trí này cũng như các mục tiêu cụ thể của bạn tại vị trí đó. Bạn có thể trình bày ngắn gọn các mục tiêu ngắn và dài hạn một cách khoa học. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ hiểu được bạn có chí cầu tiến hay không và rõ ràng là một người có các bước đi cụ thể cùng mục tiêu rõ ràng thì sẽ nhìn thấy thành ý của họ nhiều hơn.
Phần này thường được khép lại bằng một phương châm sống và làm việc lý tưởng. Điều này sẽ giúp CV của bạn chuyên nghiệp hơn.
Trình độ học vấn và bằng cấp liên quan (Education background and Qualifications)
Thường thì các doanh nghiệp tư nhân sẽ ít quan tâm đến điểm GPA của bạn, trừ các cơ quan nhà nước. Thế nên, phần này bạn chỉ cần cung cấp cơ bản các thông tin như trường bạn đang theo học, khoa/ chuyên ngành của bạn, đã tốt nghiệp hay chưa và GPA.
Một sự khôn khéo đến từ bạn là nếu GPA cao hơn 3.0/4.0 hoặc trên 8.0/10 thì bạn hãy để vào. Còn nếu như GPA chưa thực sự tốt thì bạn không cần ghi phần này.
Đối với các chứng chỉ, bạn chỉ ghi những chứng chỉ liên quan. Ví dụ như bạn apply vào Công ty TinoHost, việc có các văn bằng về công nghệ thông tin là một điểm cộng dành cho bạn.
Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)
Đây là phần trọng tâm của CV bạn. Vì điều này sẽ thể hiện bạn có phù hợp với vị trí hay không, có đáp ứng đủ yêu cầu của nhà tuyển dụng hay chưa.
Đối với phần kinh nghiệm, bạn cần sắp xếp các công việc theo thứ tự thời gian có thể từ gần đến xa. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ghi tối đa ba công việc bạn làm gần đây nhất. Đặc biệt, các công việc này có vị trí và tính chất liên quan đối với vị trí ứng tuyển.
Bạn không thể nào ghi công việc gia sư để ứng tuyển vào một vị trí digital marketing chẳng hạn. Hãy nhớ, chất lượng quan trọng hơn số lượng.
Và những công việc này bạn cần ghi một cách chi tiết và cụ thể. Nếu được, bạn có thể liệt kê các thành tựu mà bạn đã được trong công việc hay sự thay đổi kể từ khi vị trí đó bạn đảm nhiệm.
Từng mục công việc cần đảm bảo có: tên công ty, chức vụ bạn làm, mốc thời gian bạn làm và nội dung việc làm đó.
Lưu ý:
- Trong CV xin việc tiếng Anh bạn hãy tỏ ra chuyên nghiệp bằng cách sử dụng các từ như: developed, planned hoặc organized.
- Cần liệt kê thứ tự công việc từ gần nhất trở về sau.
- Tuy nhiên nếu nhảy việc nhiều thì bạn hãy chọn lọc những công việc nào có kỹ năng gần nhất với công việc đang ứng tuyển.
- Bạn hãy cố gắng chèo lái những công việc liên quan tới kỹ năng mà công việc bạn đang ứng tuyển đòi hỏi numeracy (tính toán), analytical and problem solving skills (kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề); hay với công việc marketing sẽ cần persuading and negotiating skills (kỹ năng thuyết phục và đàm phán).
Sở thích cá nhân và thành tựu (Interests and Achievements)
Đây là một phần mở vì không phải bất kỳ CV nào cũng có phần này. Hãy nhớ chỉ ghi những sở thích liên quan đến công việc. Ví dụ bạn ứng tuyển vào vị trí designer, bạn có thể ghi sở thích của mình là hội họa. Hoặc bạn ứng tuyển vào vị trí researcher, bạn có thể liệt kê đọc sách là một thói quen, sở thích từ bé của bạn.
Thành tựu hay danh dự ở đây có thể hiểu là các giải thưởng, các cuộc thi bạn từng tham gia. Hoặc đôi khi đó là các học bổng khuyến khích học tập, hay học bổng trao đổi sinh viên. Các yếu tố này sẽ giúp CV của bạn thêm sáng.
Lưu ý:
- Viết đủ và ngắn gọn.
- Gạch đầu dòng rõ ràng khi liệt kê các sở thích khác nhau.
- Hạn chế sử dụng các sở thích thiếu tương tác giữa người với người như: watching TV, reading, stamp collecting,…
- Đưa ra các hoạt động ngoại khóa thiết thực mà bạn đã tham gia.
Kỹ năng (Skills Competence)
Nếu như phần công việc bạn chưa có những ấn tượng rõ rệt thì đây sẽ là một phần phụ trợ cho CV Tiếng Anh của bạn thêm hoàn thiện.
Bạn nên chia ra gồm có các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Bạn có thể tham khảo top các skill không thể thiếu trong năm 2024 để cập nhật được những kỹ năng quan trọng. Hãy nhớ ngoại ngữ và tin học văn phòng dường là hai kỹ năng cần có trong phần này.
Hoạt động xã hội (Extracurricular Activities)
Nếu ở các phần trên mô tả về kỹ năng của bạn thì ở phần này sẽ nói lên nội tâm và con người bên trong bạn. Ở phần hoạt động, chủ yếu sẽ là thông tin về các hoạt động xã hội, hoạt động cộng đồng mà bạn đã tham gia.
Phần này sẽ thể hiện sự năng nổ và nhiệt huyết của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ như NGOs thì đây lại là tiêu chí chấm điểm cực kỳ quan trọng.
Thêm ảnh
Ảnh là một lựa chọn mở dành cho CV, tùy vào môi trường công ty. Nhưng nếu bạn có chèn ảnh, hãy chắc chắn rằng ảnh của mình đủ chuyên nghiệp, tránh những kiểu selfie cận mặt hoặc vui đùa quá trớn. Không nhất thiết phải là ảnh thẻ, nhưng tóc tai, trang phục gọn gàng và thấy được rõ khuôn mặt.
Các lỗi thường gặp khi viết CV Tiếng Anh
Đã có rất nhiều bạn chỉ thiếu một bước là chạm đến ước mơ của mình chỉ vì mắc các lỗi không đáng có sau. Bạn đừng để mình là một trong số đó.
Thiếu dẫn chứng về thành tích
Đừng vì muốn có được công việc mà qua mặt nhà tuyển dụng. Họ sẽ không đánh giá cao CV của bạn vì thiếu sự chân thật. Hãy ghi những gì mình đạt được kèm minh chứng một cách rõ ràng.
Nội dung quá chung chung
Nên nhớ chất lượng quan trọng hơn số lượng, vì vậy bạn đừng tham mà ghi dài ghi nhiều nhưng lại không đúng trọng tâm. Điều đó sẽ không giúp bạn ghi điểm bằng việc ghi những thông tin cần thiết và liên quan đến vị trí.
Sai chính tả
Đối với các CV Tiếng Anh, việc check lại các lỗi chính tả là vô cùng quan trọng. Không những các từ ngữ, mà còn là thì, là cụm từ, là câu cú ngữ pháp. Bạn hãy chắc chắn rằng mình sẽ không bị bẽ mặt chỉ vì sơ sót này.
Trên đây là một vài chia sẻ về cách viết CV Tiếng Anh. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn chạm tới ước mơ của mình. TinoHost chúc bạn thành công.
Những câu hỏi thường gặp
Phần tham chiếu nên để ai?
Nếu bạn đã từng đi làm, các trưởng bộ phận sẽ là một sự lựa chọn hợp lý. Hãy nhớ, những người bạn viết vào nên là những ai thân thiết và đánh giá cao bạn để họ có thể nói tốt giúp bạn.
Nên gửi CV dưới dạng nào?
Đây là một lỗi vô cùng lớn mà nhiều người mắc phải. Bạn nên gửi CV ở định dạng pdf để tránh sự thay đổi ngoài ý muốn nhà tuyển dụng mở file. Tránh gửi các file doc, hoặc file ảnh. Hạn chế gửi bằng đường link vì các lỗi truy cập sẽ khiến bạn thiếu chuyên nghiệp.
Nếu không có người tham chiếu thì nên làm sao?
Bạn có thể để Available upon request nếu như chưa có ai để vào. Điều này có nghĩa là sẽ bổ sung khi có yêu cầu.
Bên cạnh CV Tiếng Anh, làm sao để được thêm "điểm cộng"?
Hãy nhớ, cover letter là cánh cổng đầu cho sự nghiệp của bạn. Hãy viết cho mình một cover letter chuyên nghiệp để dẫn dắt cho một CV tuyệt vời kế tiếp.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay TinoHost để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Với bề dày kinh nghiệm hơn 5 năm cung cấp hosting, dịch vụ cho thuê máy chủ, các dịch vụ liên quan đến tên miền và bảo mật website, hãy để TinoHost đồng hành cùng bạn trên con đường khẳng định thương hiệu trên bản đồ công nghệ toàn cầu!