Khi tìm hiểu về internet, sẽ không ít lần bạn bắt gặp thuật ngữ “băng thông”. Đây là một thành phần có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tải trang của các website. Vậy băng thông là gì? Cách tính băng thông đường truyền như thế nào? Câu trả lời sẽ xuất hiện trong bài viết dưới đây.
Băng thông là gì?
Khái niệm băng thông
Băng thông (tên tiếng Anh là bandwidth) có nhiều ý nghĩa kỹ thuật khác nhau, nhưng từ khi internet phổ biến, thuật ngữ này thường được dùng để chỉ khối lượng thông tin trên một đơn vị thời gian mà phương tiện truyền dẫn (như kết nối internet) có thể xử lý.
Hiểu một cách đơn giản, một kết nối internet có băng thông lớn sẽ có thể di chuyển một lượng dữ liệu (ví dụ, tệp video) nhanh hơn nhiều so với kết nối internet có băng thông thấp hơn.
Băng thông thường được biểu thị bằng bit mỗi giây, ví dụ như 60 Mbps hoặc 60 Mb/giây, điều này có nghĩa, cứ mỗi 1 giây sẽ có 60Mb được truyền đi.
Nguyên tắc hoạt động của băng thông
Theo khái niệm, băng thông được so sánh với khối lượng nước có thể chảy qua một đường ống. Đường kính của ống càng rộng, càng nhiều nước có thể chảy qua cùng lúc. Băng thông cũng hoạt động trên nguyên tắc tương tự. Dung lượng của liên kết truyền thông tin càng cao, càng nhiều dữ liệu có thể truyền qua nó mỗi giây.
Chi phí kết nối mạng tăng lên khi băng thông tăng. Do đó, một liên kết Truy cập Internet Chuyên dụng (DIA) với 1 Gigabit mỗi giây (Gbps) sẽ đắt hơn một liên kết chỉ xử lý dung lượng 250 Megabit mỗi giây (Mbps).
Băng thông gồm những loại nào?
Người ta chia băng thông thành nhiều loại dựa trên các tiêu chí khác nhau.
Dựa trên phạm vi sử dụng
- Băng thông trong nước: Có thể dùng loại băng thông này để trao đổi, truyền dữ liệu giữa các máy chủ trong cùng một quốc gia. Thường được dùng cho mạng nội bộ.
- Băng thông quốc tế: Dùng để truyền dữ liệu giữa các máy chủ ở nhiều quốc gia khác nhau. Băng thông này ảnh hưởng đến khả năng truy cập các website quốc tế của bạn. Vì vậy, mỗi khi cáp quốc tế bị đứt, các website nước ngoài sẽ rất khó truy cập hoặc truy cập với tốc độ rất chậm.
Dựa trên lưu lượng sử dụng
- Băng thông được cam kết: Người sử dụng sẽ được cung cấp một dung lượng băng thông cố định theo cam kết để có thể truy cập mạng. Nếu dùng hết sẽ phải trả thêm phí để có thể duy trì kết nối.
- Băng thông được chia sẻ: Có thể dùng cho nhiều máy chủ khác nhau nhằm hạn chế tình trạng máy chủ bị đứng.
- Băng thông riêng: Bạn sử dụng bao nhiêu dung lượng sẽ phải trả phí bấy nhiêu.
Tầm quan trọng của băng với website
Băng thông của website là thông số chỉ dung lượng truyền tải dữ liệu giữa website với máy tính cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định. Mỗi website có giới hạn băng thông khác nhau và phụ thuộc vào gói dịch vụ mà bạn mua từ các nhà cung cấp internet (ISP). Giới hạn băng thông càng cao, lượng dữ liệu truyền tải của website sẽ càng lớn. Khi đã vượt qua mức giới hạn băng thông, các yêu cầu truy cập web sẽ bị từ chối.
Để website hoạt động mượt mà, bạn cần phải thuê gói dịch vụ hosting chất lượng với băng thông rộng và đảm bảo đường truyền dữ liệu của người dùng không bị ngắt quãng, đặc biệt là trong những giờ cao điểm. Băng thông càng lớn, khả năng hoàn thành các tác vụ và xử lý yêu cầu của khách hàng càng nhanh. Bên cạnh đó, băng thông lớn cũng cho phép một lượng lớn người dùng truy cập vào trang web của bạn trong cùng một thời điểm vẫn không gặp phải bất kỳ vấn đề gì.
Cách tính băng thông đường truyền của website
Công thức tính băng thông cho một website
Để tính được lượng băng thông bạn đã sử dụng trong 1 tháng cần căn cứ trên 3 yếu tố gồm:
- Kích thước dung lượng tải trung bình của trang
- Lượng người truy cập trung bình qua mỗi tháng
- Lượt truy cập trang trung bình của mỗi người
Công thức tính băng thông là:
Băng thông website = Kích thước tải trung bình của trang x Số lượng người truy cập trung bình mỗi tháng x Lượt truy cập trang trung bình của mỗi người.
Ví dụ: Trang web của bạn có dung lượng tải trung bình cho một trang khoảng 2Mb. Một ngày website của bạn có 100 lượt truy cập. Mỗi lượt truy cập trung bình là 5 trang.
1 ngày = 2Mb x 100 x 5 = 1000Mb
1 tháng = 1000Mb x 30 = 3000Mb (30Gb).
Như vậy, kết quả băng thông tháng đó của bạn sẽ là 30Gb.
Có rất nhiều cách để tính băng thông cần thiết cho website. Nhưng với cách này, bạn có thể chọn gói băng thông từ nhà cung cấp dịch vụ cung cấp internet phù hợp hơn với số lượng người truy cập.
Lưu ý: Số lượng người truy cập và số lần truy cập trung bình trên trang web có thấy lấy từ các công cụ phân tích dữ liệu như Google Analytics,..
Cách kiểm tra băng thông nhà mạng đơn giản
Đo băng thông các mạng internet khác sẽ giúp đảm bảo tất cả các kết nối tính phí được hoạt động đúng thông số mà nhà cung cấp dịch vụ internet đã cam kết.
Cách 1: Kiểm tra băng thông mạng internet thông qua tốc độ tải
Bước 1: Bạn cần chuẩn bị máy tính và sợi cáp để kết nối máy tính với router, không nên sử dụng kiểu kết nối wifi vì chúng chỉ đáp ứng tốc độ kết nối đường truyền chỉ 80 – 90%
Bước 2: Bạn hãy tìm một máy chủ tại Việt Nam cho phép tải xuống dữ liệu nhưng không giới hạn băng thông, ví dụ như các nhà phát hành game.
Bước 3: Hãy tải 1 file từ website đó về máy.
Bước 4: So sánh tốc độ tải thực tế so với tốc độ trên lý thuyết. Nếu kết quả không có sự sai lệch nhiều tức là nhà mạng cung cấp chất lượng dịch vụ đúng như cam kết.
Ví dụ: Tốc độ dự kiến khi tải là 8 phút, nếu sau khoảng 8 phút, file đó được tải hoàn thành thì bạn hãy yên tâm về chất lượng dịch vụ của nhà mạng.
Lưu ý: Để kết quả kiểm tra chính xác nhất, bạn nên ngắt hết tất cả các thiết bị kết nối internet khác trong nhà để hạn chế tối đa việc các thiết bị đó có thể chiếm dụng băng thông và gây ảnh hưởng tới kết quả đo đạc của bạn.
Cách 2: Kiểm tra băng thông bằng trang web Speedtest
Bước 1: Truy cập vào trang web Speedtest tại đây
Bước 2: Tại trang chủ, bạn nhấn chọn nút GO.
Bước 3: Bạn chờ trong khoảng thời gian ngắn và kết quả thu được sau khi đo là:
- Ping: 2ms
- Tốc độ Download: 29.94 Mbps.
- Tốc độ Upload: 27.42 Mbps.
Băng thông là yếu tố quan trọng mà bạn cần phải lưu ý khi quản trị web. Trên đây là một số thông tin cơ bản về băng thông cũng như cách để tính bằng thông đường truyền đơn giản nhất. Hy vọng đây sẽ là một kiến thức bổ ích dành cho bạn.
FAQs về cách tính băng thông
Sự khác biệt giữa Mbps và MBps là gì?
Trước tiên bạn cần phải biết băng thông có thể được biểu thị bằng bất kỳ đơn vị nào (byte, kilobyte, megabyte, gigabyte,..).
Mbps (megabit trên giây) và MBps (megabyte trên giây) chỉ khác nhau giữa chữ “B” viết hoa và chữ “b” viết thường nhưng lại là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau và dễ khiến cho nhiều người bị nhầm lẫn.
Byte và các đơn vị lớn hơn byte được dùng để biểu thị dung lượng của thiết bị lưu trữ. Trong khi đó, bit và các đơn vị lớn hơn bit chủ yếu dùng để mô tả tốc độ truyền tải dữ liệu của thiết bị lưu trữ và trong mạng viễn thông.
Tỷ lệ quy đổi giữa Mbps và MBps được quy định như sau:
1 byte = 8 bit
1 bit = (1/8) byte = 0.125 byte
Hoặc bạn có thể sử dụng công cụ này để chuyển đổi giữa 2 đơn vị một cách nhanh chóng.
Băng thông và tốc độ internet có giống nhau không?
Băng thông là lượng thông tin bạn nhận được mỗi giây, trong khi tốc độ internet là tốc độ nhận hoặc tải xuống thông tin đó. Bạn có thể hình dung việc đổ nước đầy bồn tắm. Nếu vòi bồn tắm được mở rộng, nhiều nước có thể chảy với tốc độ nhanh hơn so với vòi hẹp. Hãy coi nước là băng thông và tốc độ nước chảy là tốc độ internet.
Nguyên nhân nào gây ra độ trễ băng thông?
Độ trễ băng thông là thuật ngữ được dùng để mô tả sự chậm trễ xảy ra trong quá trình xử lý dữ liệu. Nếu độ trễ càng nhỏ, tốc độ đường truyền càng nhanh và ngược lại.
Một số nguyên nhân gây ra độ trễ băng thông có thể kể đến như đứt cáp quang AAG, máy chủ bị lỗi, quá tải truy cập, modem bị lỗi, máy tính bị nhiễm virus hoặc do nhà cung cấp mạng.
Làm sao để tránh tình trạng bóp băng thông của nhà mạng?
Bóp băng thông hay điều tiết băng thông là hành động do nhà cung cấp dịch vụ internet thực hiện để làm giảm tốc độ đường truyền internet thấp hơn mức tối đa có thể truyền tải.
Để phòng tránh tình trạng này, bạn có thể dùng mạng riêng ảo (VPN). Vì khi dùng VPN, tất cả các gói dữ liệu sẽ được mã hóa, điều này gây khó khăn cho nhà mạng trong quá trình nhận diện. Đồng thời, họ sẽ không thể phát hiện lịch sử truy cập của bạn nên không thể bóp băng thông.