Trong quá trình mua tên miền mới, bạn phát hiện rằng tên miền đó của bạn đã bị người khác mua mất! Vậy đâu là cách kiểm tra chủ sở hữu tên miền websiste đơn giản? TinoHost sẽ giúp bạn tìm ra người đã mua với 3 cách đơn giản và vô cùng hiệu quả này nhé!
Cách kiểm tra chủ sở hữu tên miền website đơn giản
Kiểm tra thông tin trên website
Đây là cách nhanh nhất để kiểm tra chủ sở hữu của tên miền. Bạn chỉ cần truy cập vào tên miền đó và kiểm tra thông tin của họ. Nếu có các thông tin liên hệ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với họ và thuyết phục để người sở hữu bán lại cho bạn.
Sử dụng Google và các mạng xã hội
Tại các ô tìm kiếm trên Google và các mạng xã hội, bạn nhập trực tiếp tên miền bạn muốn kiểm tra. Nếu may mắn, bạn sẽ tìm thấy những bài viết có chia sẻ tên miền, bạn có thể liên hệ với họ và mua lại.
Nếu bạn tìm ra một trang cá nhân có dẫn tên miền bạn muốn mua lại, bạn sẽ chẳng phải làm những cách tiếp theo để tìm kiếm chủ sở hữu nữa.
Nếu bạn không tìm thấy bất cứ thông tin nào thông qua Google, Facebook và thậm chí trang web của họ cũng không hoạt động. Cách tiếp theo sẽ giúp bạn rất nhiều đấy!
Tìm hiểu chung về WHOIS tên miền
WHOIS là gì?
WHOIS là hoạt động của các công cụ hoặc chương trình của một số tổ chức, cá nhân trên Internet nhằm kiểm tra thông tin tên miền từ cơ sở dữ liệu tên miền quốc tế.
Tổ chức ICANN – International Corporation for Assigned Names and Numbers tạm dịch Trung tâm quản lý tên miền quốc tế và là tổ chức sở hữu cơ sở dữ liệu tên miền. Những dữ liệu này được công khai trên mạng. Vì thế, bất cứ ai cũng có thể tìm ra thông tin chủ sở hữu tên miền.
Các thông tin trong WHOIS?
Có rất nhiều thông tin khi bạn tra cứu WHOIS. Tuy nhiên sau đây là những thông tin quan trọng nhất bạn cần lưu ý khi tra cứu tên miền.
- Registrar: Đây là tên của nhà cung cấp dịch vụ tên miền.
- Registrant: Đây là thông tin của người chủ sở hữu tên miền, nếu bạn thấy chủ sở hữu là Whois Privacy có nghĩa chủ sở hữu đang bật chế độ ẩn thông tin.
- Name servers: Bao gồm các thông tin về địa chỉ DNS trỏ về tên miền.
- Domain status: Dòng này cho bạn biết thông tin về trạng thái của tên miền. Bạn có thể tham khảo về các trạng thái tên miền tại đây.
- Registration date: Ngày chủ sở hữu đăng ký tên miền.
- Expiry date: Ngày hết hạn đăng ký tên miền hoặc ngày đáo hạn tên miền.
Những thông tin WHOIS dùng để làm gì?
Với những thông tin WHOIS, bạn có thể để ý đến ngày tạo và ngày hết hạn của tên miền. Dựa trên 2 số liệu này, bạn có thể “canh” để mua lại khi tên miền được giải phóng. Để đảm bảo rằng bạn mua được tên miền, bạn lưu ý thêm thông tin về vòng đời tên miền dưới đây.
Vòng đời tên miền
- Available, tức là tên miền tự do chưa được bất kỳ ai đăng ký.
- Registered, bạn tìm đến bài viết này, tỉ lệ cao tên miền của bạn đang tìm ở trong giai đoạn này. Tức là đã có người mua. Giai đoạn này có thời gian từ 1 đến 10 năm.
- Expired, lúc này tên miền đã hết hạn nhưng vẫn được sử dụng bình thường.
- Grace Period, trong giai đoạn này được các nhà cung cấp duy trì từ 30 – 45 ngày, để bạn có thể gia hạn tên miền lại. Trong giai đoạn này, không ai có thể đăng ký tên miền đó được.
- Redemption, ở giai đoạn này, nếu bạn sở hữu tên miền và quên tận 1 tháng không gia hạn. Bạn sẽ phải “chuộc” tên miền của chính mình. Giai đoạn này rơi vào khoản 30 ngày.
- Pending Delete, đến được đây, tên miền bạn đang chờ đợi chuẩn bị được giải phóng sang trạng thái Available. Thời gian kéo dài ngẫu nhiên trong vòng khoản 5 ngày.
Cách kiểm tra chủ sở hữu tên miền bằng WHOIS
Kiểm tra bằng ICANN Lookup
Tất nhiên, không có công cụ kiểm tra nào tốt nhất và có thông tin chính xác nhất bằng tổ chức sở hữu toàn bộ dữ liệu cả. Vì vậy, kiểm tra chủ sở hữu tên miền bằng WHOIS tại trang ICANN Lookup là phương án đầu tiên bạn nên thử.
Với ICANN Lookup, bạn có thể tra cứu hầu hết các tên miền quốc tế. Đối với các tên miền tiếng Việt và tên miền có đuôi .VN bạn cần phải kiểm tra với VNNIC, sẽ được TinoHost giới thiệu tiếp theo.
Để sử dụng, bạn truy cập vào trang ICANN Lookup tại đây.
Ngay tại giao diện trang chủ, bạn chỉ cần nhập tên miền bạn cần kiểm tra vào ngay ô tìm kiếm dưới dòng: Enter a domain name. Sau khi nhập xong, bạn chỉ cần bấm vào Lookup để tìm kiếm các thông tin.
Các thông tin bạn kiểm tra được bao gồm:
Domain Information sẽ bao gồm các thông tin:
- Name: Tên miền bạn kiểm tra
- Registry Domain ID
- Domain Status
- Nameservers
- Và thời gian đăng ký – Thời gian hết hạn của tên miền.
Kiểm tra tên miền Việt Nam với VNNIC
Với các tên miền có đuôi .VN hay tên miền tiếng Việt, bạn sẽ cần phải tra cứu tại trang VNNIC.
VNNIC là từ khóa viết tắt của Trung tâm Internet Việt Nam thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện việc quản lý và thúc đẩy việc sử dụng nguồn tài nguyên Internet ở Việt Nam; chịu trách nhiệm chính việc thiết lập, quản lý và khai thác Hệ thống DNS quốc gia, Trạm trung chuyển Internet quốc gia.
Để kiểm tra tên miền Việt Nam, bạn truy cập vào trang VNNIC tại đây.
Tiếp theo, bạn cần nhập tên miền, địa chỉ IP hoặc tên miền tiếng Việt và nhập CAPTCHA xác nhận bạn không phải là người máy vào. Cuối cùng, bạn nhấp vào Tìm kiếm để truy cứu thông tin.
Nếu bạn nhập các tên miền quốc tế (.com, .net, .edu,…) sẽ bị trả về kết quả là: Từ khóa tìm kiếm chỉ cho phép giá trị là tên miền .vn, tên miền tiếng Việt hoặc địa chỉ IP!
Các thông tin nhận được:
- Truy vấn WHOIS từ địa chỉ IP của người dùng là: đây là địa chỉ IP thiết bị bạn thực hiện tra cứu.
- Hệ thống nhận biết tài nguyên được truy vấn là: tên miền hoặc IP.
- Loại tên miền: Tên miền không dấu hoặc tên miền có dấu.
- Từ khóa truy vấn WHOIS: là tên miền bạn đang tìm kiếm.
Tiếp theo sẽ là các kết quả tra cứu thông tin tên miền.
Ví dụ: TinoHost tìm kiếm tên miền nongsanocop.vn. Và đây là các kết quả được hiển thị.
Với các thông tin tiếng Việt rõ ràng như thế này, bạn sẽ dễ dàng biết được ai là chủ sở hữu tên miền.
Kiểm tra bằng WHOIS của TinoHost
Bạn kiểm tra nhiều tên miền cùng lúc và bạn một công cụ kiểm tra truy xuất được cả 2 nguồn dữ liệu quốc tế và quốc gia? Vậy Công cụ WHOIS của TinoHost là một giải pháp tuyệt vời dành cho bạn.
Để kiểm tra, bạn truy cập vào trang này.
Tiếp theo, bạn chỉ cần nhập tên miền bạn muốn kiểm tra và tận hưởng kết quả thôi.
Các công cụ WHOIS khác
Ngoài 3 cách này, bạn còn có thể kiểm tra tên miền bằng WHOIS bằng các công cụ của nhà cung cấp tên miền bạn chọn.
Từ khóa gợi ý: Tên thương hiệu + WHOIS.
Bạn cũng có thể tham khảo một số trang như sau:
Qua bài viết này, TinoHost hi vọng bạn đã có thể tìm được chủ nhân sở hữu tên miền. Nếu bạn cần mua tên miền có thể kiểm tra tên miền thử xem nó còn hay đã bị đăng ký nhé. Chúc bạn thành công nhé!
Những câu hỏi thường gặp
WHOIS Privacy là gì?
Nếu bạn không muốn tên miền của mình bị công khai dữ liệu trên Internet? Bạn có thể sử dụng dịch vụ WHOIS Privacy để ẩn đi thông tin của mình. Tùy theo các nhà cung cấp dịch vụ tên miền, chúng sẽ có mức giá cả khác nhau hoặc miễn phí.
DNS là gì?
DNS – Domain Name System tạm dịch là hệ thống phân giải tên miền. Giải thích ngắn gọn, thay vì bạn phải nhớ một dãy toàn số để truy cập vào một website nào đấy. Với DNS, bạn chỉ cần nhớ một dãy chữ thân thiện như TinoHost.com. Việc còn lại DNS sẽ dịch tên miền thành IP web.
Mua tên miền giá rẻ ở đâu?
Nếu bạn đang muốn mua một tên miền giá rẻ bởi một nhà cung cấp uy tín, bạn có thể tham khảo ngay dịch vụ cung cấp tên miền của TinoHost chỉ với 199k cho tên miền .com.
Có thể đăng ký tên miền vĩnh viễn hay không?
Theo quy định của ICANN, mỗi tên miền chỉ có thể thuê tối thiểu 1 năm và tối đa là 10 năm. Sau khi đăng ký, bạn có thể gia hạn thêm. Tuy nhiên, thời hạn có hiệu lực của một tên miền không vượt quá 10 năm.