Rubik là một trò chơi trí tuệ hấp dẫn được ưa chuộng bởi ở nhiều lứa tuổi. Nếu đã biết cách giải Rubik 3×3 (loại Rubik cơ bản và thông dụng nhất), bạn có thể thử sức với phiên bản nâng cấp 4×4. Vậy phiên bản này có gì đặc biệt? Trong bài viết hôm nay, Tino Group sẽ hướng dẫn cách giải Rubik 4×4 cơ bản cho người mới cực kỳ đơn giản.
Rubik 4×4 là gì?
Đôi nét về trò chơi Rubik
Lập phương Rubik (hay Rubik) là một trò chơi giải đố cơ học ra đời vào năm 1974. Trò chơi này được phát minh bởi giáo sư kiến trúc, nhà điêu khắc người Hungary, Erno Rubik.
Rubik là một khối lập phương 6 mặt với mỗi mặt là một màu sắc và có thể xoay vào nhiều hướng khác nhau khác nhau. Đây là một trò chơi thú vị và hấp dẫn nhiều người. Không chỉ để giải trí, Rubik còn giúp rèn luyện tư duy và trí thông minh cho người chơi.
Phiên bản Rubik đầu tiên là khối 3×3, gồm 26 khối nhỏ ghép lại. Hiện nay, các phiên bản nâng cấp của Rubik rất đa dạng, phổ biến trong số đó là 4×4.
Giới thiệu Rubik 4×4
Về cơ bản, Rubik 4×4 cũng tương tự Rubik 3×3 là một khối lập phương 6 mặt. Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở chỗ mỗi mặt bao gồm 16 ô vuông. Trong đó, mặt trắng đối diện mặt vàng, mặt đỏ đối diện mặt cam, mặt xanh dương đối diện mặt xanh lá.
Các mặt và lớp của khối Rubik 4×4
Các mặt của khối Rubik 4×4 được đặt tên bằng những chữ cái viết hoa gồm R, L, U, B, F và D tương ứng với các màu:
- F (Front – Phía trước): Xanh lá
- R (Right – Bên phải): Da cam
- L (Left – Bên trái): Đỏ
- B (Back – Phía sau): Xanh dương
- U (Up – Bên trên): Vàng
- D (Down – Bên dưới): Trắng
Lưu ý: Tùy vào cách cầm trên tay, các mặt này sẽ tương ứng với các màu khác nhau.
Chữ in thường tương ứng với tầng bên trong cùng bên. Ví dụ như hình bên dưới.
Cách xoay các mặt Rubik 4×4
Cách xoay các mặt là bước rất quan trọng để nắm các công thức. Quy ước về cách xoay mặt Rubik 4×4 không có nhiều khác biệt so với cách xoay Rubik 3×3.
- Kí hiệu chữ cái R L U D F B hoặc r l u d f b: xoay 90 độ theo chiều kim đồng hồ ( tức 1/4 vòng ).
- Kí hiệu chữ có dấu ‘, chẳng hạn như R’ L’ U’ D’ F’ B’ hoặc thêm chữ i như Ri Li Ui Di Fi Bi: xoay các mặt tương ứng 90 độ ngược chiều kim đồng hồ.
Kí hiệu chữ cái với số 2 như R2 L2 U2 D2 F2 B2: xoay 180 độ theo chiều nào cũng được.
Ví dụ:
- F – Xoay 90 độ theo chiều kim đồng hồ.
- U’ – Xoay 90 độ ngược chiều kim đồng hồ
- L2 – Xoay 180 độ
- Fw – Cả 2 tầng trong và mặt Front xoay 90 độ theo chiều kim đồng hồ.
- 2Rw’. Xoay hai tầng trong và ngoài mặt Right 180 độ
Cách giải Rubik 4×4 cơ bản
Bước A: Giải các viên trung tâm của Rubik
Khác với Rubik 3×3, Rubik phiên bản 4×4 có 24 viên trung tâm tạo thành 4 khối ở 6 mặt (mỗi mặt có 4 viên), chúng không hề cố định và có thể là các màu khác nhau. Do đó, mục tiêu của bước này là giải đúng màu của 4 viên trung tâm mỗi mặt.
Lưu ý: Các màu ở khối trung tâm đối diện nhau phải tuân thủ theo nguyên tắc màu sắc của Rubik 4×4. Chúng đối diện nhau theo các cặp gồm: Vàng – Trắng, Xanh lá cây – Xanh da trời, Đỏ – Cam.
Mục tiêu:
Cách thực hiện:
Để giải quyết các viên trung tâm, bạn sẽ hoàn thành tâm từng mặt một theo các bước dưới đây:
Bước 1: Giải tâm đầu tiên
Chọn một tâm để giải. Ở đâu, chúng ta sẽ chọn tâm trắng. Tâm đầu tiên thường có thể được giải quyết trong khoảng 5 lần di chuyển. Nếu gặp khó khăn, bạn có thể tham khảo thêm công thức dưới đây để đưa một tâm Rubik từ mặt U xuống mặt F. Cầm Rubik như trong hình và thực hiện theo công thức: d’ r’ d
Bước 2: Giải tâm đối diện
Đối diện tâm Trắng đã chọn ở bước trên sẽ là tâm Vàng. Bạn hãy cầm Rubik sao cho tâm đầu tiên đã giải (tâm Trắng) ở mặt D. Sau đó, dùng các công thức dưới đây để chèn các mặt màu vàng lên mặt U phía đối diện.
Chèn 2 mảnh tâm Vàng ở mặt F lên U như trong hình: r U2 r’
Chèn một mảnh tâm tiếp theo từ mặt F lên mặt U như trong hình: r U r’
Bước 3: Giải tâm thứ ba
Kể từ thời điểm này, bạn nên sử dụng các phép quay r, l và U. Cụ thể: Bạn sẽ tạo một cặp hai mảnh ở giữa và xếp chúng theo chiều dọc phía bên trái. Sau đó, bạn tạo tiếp cặp thứ hai của hai tâm và ghép ó với cặp còn lại để hoàn thành. Khi đã thực hiện xong, bạn hãy xoay khối lập phương để đặt tâm này lên mặt B.
Bước 4: Giải tâm thứ tư
Tâm thứ tư được giải quyết theo cách tương tự như khối tâm thứ ba nhưng ít tự do hơn một chút vì ba khối tâm trước đã hoàn thành. Bạn chỉ cần cẩn thận không làm bất cứ điều gì ảnh hưởng đến khối tâm đã hoàn thành trên mặt B. Khi đã giải xong, bạn hãy xoay khối lập phương để đặt khối tâm trên mặt B.
Bước 5: Giải quyết hai tâm cuối
Nếu gặp khó khăn khi giải 2 tâm cuối cùng, bạn có thể tham khảo các công thức sau. Lưu ý: đối với mỗi trường hợp, tâm U phải có màu xanh lam và tâm F phải có màu đỏ.
Trường hợp 1: Hai khối tâm đã giải quyết cần phải được hoán đổi cho nhau: r U2 r2′ F2 r
Trường hợp 2: r U2 r’
Trường hợp 3: r U r’
Trường hợp 4: r U’ r2′ F2 r
Trường hợp 5: r U’ r’ U r U2 r’
Trường hợp 6: r’ F r F’ r U2 r’
Trường hợp 7: r U r2′ F r
Kết thúc
Ta có được kết quả như sau:
Bước B: Giải các viên cạnh
Mục tiêu
Mục tiêu trong bước này là nhóm các viên cạnh tương đồng của Rubik lại với nhau (các viên cạnh cùng màu cả 2 mặt) nhưng không cần phải ở vị trí đúng.
Cách thực hiện
Bước 1: Xác định viên cạnh mà bạn muốn ghép rồi giữ khối Rubik sao cho viên cạnh này nằm giữa mặt F và mặt R. Xem hình bên dưới:
Bước 2: Tìm viên cạnh còn lại có cùng hai mặt, sau đó, sử dụng một số cách xoay các mặt U, L, D, B để di chuyển viên cạnh này về một trong hai vị trí dưới đây.
Trường hợp 1: R F’ U F
Trường hợp 2: d R F’ U R’ F d’
Bước 3: Lặp lại bước 1 và bước 2 đối với từng cặp cạnh để hoàn thiện.
Sau khi thực hiện xong, bạn có một khối Rubik có hình dạng như sau:
Phần C: Giải hoàn thiện Rubik 4×4 theo phương pháp của Rubik 3×3
Thực tế, cách giải Rubik 4×4 là đưa về dạng của Rubik 3×3. Sau khi thực hiện xong bước A và bước B, bạn sẽ thực hiện giải Rubik 3×3.
Tham khảo bài viết: Công thức cách giải Rubik 3×3 để biết thêm chi tiết nhé!
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau trải qua hành trình giải mã Rubik 4×4. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với những ai muốn khám phá thế giới Rubik. Chúc bạn vượt qua nhiều kỷ lục của bản thân nhé!
Những câu hỏi thường gặp
OLL Parity Rubik 4×4 là gì?
Đây là trường hợp một cặp cạnh Rubik 4×4 không thể quay mặt vàng lên trên giống như các cạnh khác. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy các cạnh màu vàng quay lên trên ở tầng 3 bao giờ cũng là số chẵn. Rubik 4×4 có thể có ba cặp cạnh màu vàng quay lên nằm trên tầng 3 và một cặp cạnh màu vàng hướng ra bên ngoài.
Đối với trường hợp này, bạn phải sử dụng công thức đặc biệt sau: Rw2 B2 U2 Lw U2 Rw’ U2 Rw U2 F2 Rw F2 Ll’ B2 Rw2.
Kỷ lục giải Rubik 4×4 năm 2024 là bao nhiêu?
Với Rubik 4×4 thông thường, 2 kỷ lục thế giới được xác lập bởi Max Park (người Mỹ) với: 16.79s (theo một lần quay) và 19.88s (trung bình các lần quay)
Cả 2 kỷ lục này đều được diễn ra tại sự kiện Bay Area Speedcubin’ 29 PM 2024.
Ai là người giải được nhiều Rubik nhất thế giới trong 24h?
Chàng trai George Scholey ở nước Anh vừa được Tổ chức Kỷ lục Guinness thế giới vinh danh là người giải được nhiều khối Rubik nhất (6931 khối rubik) trong vòng 24 giờ. Kỷ lục của anh được phát trực tiếp từ một phòng khách sạn ở thủ đô London (Anh).
George Scholey đã phá vỡ kỷ lục do Eric Limeback (người Canada) thiết lập vào năm 2013 với 5800 khối Rubik.
Có bao nhiêu loại Rubik?
Rubik hiện đại thường được làm bằng nhựa với 4 phiên bản chính là: 2×2 (Khối bỏ túi), 3×3 (Khối tiêu chuẩn), 4×4 (Rubik báo thù) và 5×5 (Rubik giáo sư). Gần đây, các khối lớn hơn dần xuất hiện trên thị trường như khối 6×6 và 7×7(V-Cube 6 và V-Cube 7).
Ngoài ra, một số loại Rubik có hình thù đặc biệt như: tam giác, bát giác và nhiều hình thù khác.