Bạn muốn kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử Ebay nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách bán hàng trên Ebay với những thao tác đơn giản, dễ hiểu.
Giới thiệu về Ebay
Ebay là gì?
Ebay là một trong các trang thương mại điện tử, mua bán và đấu giá online lớn nhất thế giới hiện nay. Với hơn 800.000 mặt hàng hiện có trên hệ thống, Ebay là điểm mua sắm lý tưởng của rất nhiều cư dân mạng.
Được thành lập vào năm 1995 bởi Pierre Omidyar, Ebay có trụ sở chính tại California, Mỹ và nhiều chi nhánh đặt tại các khu vực khác trên thế giới như Bắc Mỹ, Tây Âu, Úc, Trung Quốc,…
Cùng nhìn lại chặng đường hơn 25 năm hoạt động với những cột mốc đáng nhớ của trang thương mại điện tử khổng lồ này.
- 1995: Ebay chính thức được thành lập và bán sản phẩm đầu tiên của mình là chiếc máy bay laser đã hỏng với mức giá 15$.
- 1996: Ký kết hợp đồng cùng Electronic Travel và kinh doanh các mặt hàng, sản phẩm liên quan đến du lịch hàng không.
- 1997: Tên website chính thức ebay.com được hình thành. Ban đầu, nhà sáng lập định lấy tên echobay.com nhưng đã có người đăng ký. Vì thế, họ đã quyết định rút ngắn tên chỉ còn ebay.com
- 1999 – 2010: Đây là giai đoạn Ebay từng bước một thâu tóm được các tên tuổi lớn trên thế giới như: Billpoint (1999), Haft.com (2000), Mercadolibre, Lokau, Ibaza (2001), EachNet (2003), Bazzee.com (2004) cùng nhiều lần mua lại các thương hiệu như PayPal (2002), StubHub (2007), Milo.com (2010),…
Chặng đường từ 2010 đến nay, Ebay đã chinh phục được hàng triệu trái tim khách hàng cùng những chiến tích khác. Với kinh nghiệm hơn 25 chinh chiến trên thị trường quốc tế, Ebay đã minh chứng được vị thế và tầm cỡ của mình cùng sức ảnh hưởng rộng lớn đến các tín đồ mua sắm online.
Tóm tắt quy trình bán hàng trên Ebay
Bạn chỉ cần làm theo các bước hướng sau:
So với trang thương mại điện tử lớn khác như Amazon, Ebay có quy trình bán hàng đơn giản hơn. Điều này đã giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh của Ebay khi có nhiều người đăng ký bán hàng trên sàn thương mại này hơn.
- Đăng ký tài khoản bán hàng trên Ebay.
- Cập nhật dòng sản phẩm muốn bán.
- Tổ chức các phiên đấu giá và kêu gọi khách hàng tham gia.
- Chốt đơn và vận chuyển đơn hàng cho khách.
- Nhận thanh toán và xử lý sự cố nếu có.
Điểm người bán lẻ tại Ebay yêu thích nền tảng này là tính năng đấu giá sản phẩm. Sẽ có những sản phẩm số lượng có hạn, nếu khách hàng muốn sở hữu được sản phẩm đó, họ sẽ phải đấu giá trực tuyến với mức giá cao hơn đối phương. Điều này sẽ giúp cho các cửa hàng trên Ebay thu về được lợi nhuận cao hơn vì không có giá cả cố định.
Bên cạnh đó, Ebay còn hỗ trợ người dùng đăng ký và bán hàng miễn phí trên nền tảng này. Đây cũng được xem là một điểm cộng lớn trong mắt các nhà bán lẻ trực tuyến.
Hướng dẫn cách bán hàng trên Ebay từ A-Z
Bước 1: Đăng ký tài khoản trên Ebay
Bạn truy cập vào website www.ebay.com, chọn mục Sign in nếu đã có tài khoản, chọn Register để đăng ký. Tại đây, Ebay chia ra làm hai loại: personal account (tài khoản cá nhân) và business account (tài khoản doanh nghiệp).
Bạn chỉ cần điền tên đăng ký, tài khoản email, mật khẩu, sau đó nhấn Creat a Account để hoàn tất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo tài khoản EBay với tài khoản Google hoặc Facebook.
Tiếp theo, bạn vào mục My eBay -> chọn Selling.
Sau đó, nhập một số thông tin theo yêu cầu như Quốc gia, số điện thoại, địa chỉ,… rồi nhấn Continue để tiếp tục.
Như vậy, bạn đã tạo thành công tài khoản bán hàng trên Ebay.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần hoàn tất các thông tin cá nhân cũng như phương thức thanh toán bằng cách vào mục Account -> Payments.
Hiện nay, Ebay chấp nhận rất nhiều cổng thanh toán. Trong đó, PayPal là ví điện tử được nhiều người sử dụng nhất.
Bước 2: Xây dựng uy tín, tên tuổi và thương hiệu cá nhân
Đánh giá của người dùng sẽ là thước đo chuẩn mực nhất cho mức độ uy tín của bạn. Bạn có thể tìm đến các cửa hàng bán lẻ khác và tiến hành mua một vài món đồ nhỏ, việc làm này của bạn sẽ giúp bạn nhận được các phản hồi tích cực từ người bán, nâng cao uy tín của bản thân.
Nói cách khác, để trở thành người bán có chất lượng, bạn phải ở vị trí người mua để tạo được uy tín cho mình. Bạn đừng lo về việc mình phải mua gì, vì suy cho cùng những thứ đó bạn vẫn có thể bán lại khi cửa hàng bắt đầu kiếm được khách hàng.
Sau khi nhận được các lời đánh giá, bạn tiếp tục xây dựng hồ sơ cá nhân của bản thân để khách hàng có thể hiểu rõ thêm về bạn. Đây cũng là cơ sở để người mua quyết định có nên tin tưởng bạn được không.
Bước 3: Chọn lựa mặt hàng kinh doanh
Bạn chỉ cần xác định và làm rõ các yếu tố sau là sẽ có thể lựa chọn được sản phẩm mình muốn bán.
- Bạn có am hiểu về dòng sản phẩm nào?
- Những loại mặt hàng nào bạn không thể bán?
- Nên bán cái mình có hay bán thứ người khác cần?
- Mình có thể kiếm được nguồn hàng ở đâu?
- Có thể bảo quản hàng hóa tại kho dự trữ trong bao lâu?
- Mặt hàng nào đang được thịnh hành ngày nay?
Khi bạn tự tìm ra được lời đáp cho những câu hỏi trên, bạn sẽ có thể lựa chọn được sản phẩm mình nên kinh doanh.
Bước 4: Thiết lập danh sách bán hàng trên Ebay
Để việc buôn bán diễn ra thành công, bạn cần thiết lập danh sách các mặt hàng kinh doanh cũng như chăm chút cho hình ảnh sản phẩm bằng các công việc sau.
- Hãy nghiên cứu thị trường để hiểu rõ hơn về sản phẩm, khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh.
- Hoàn tất khâu thiết lập danh sách bằng việc đặt tiêu đề, thêm mô tả, lựa chọn hình ảnh sắc nét.
- Lựa chọn hình thức cho sản phẩm: đấu giá – mua bán. Thiết lập các khung giờ đấu giá nếu có.
- Đưa ra chiến lược giá cả phù hợp để gia tăng lợi thế cạnh tranh và vẫn bán được hàng.
- Kiểm tra lại lần nữa trước khi bạn nhấn lưu.
Bước 5: Tiến hành thực hiện và hoàn tất giao dịch
Công việc của bạn đến đây đã xong được một nửa. Phần còn lại, bạn chỉ cần theo dõi phiên đấu giá, đơn hàng, trao đổi với khách, đóng gói và vận chuyển.
Nếu quá trình buôn bán chưa được suôn sẻ như bạn mong muốn, bạn có thể tiến hành quảng cáo để sản phẩm có thể dễ dàng tiếp cận đến người tiêu dùng.
Bí quyết bán hàng trên Ebay “đắt khách”
Xây dựng mức độ uy tín
Bạn có thể tạo được lòng tin ở khách hàng bằng cách xây dựng các chính sách mua bán riêng của cửa hiệu. Ví dụ như hỗ trợ đổi trả trong 7 ngày khi hàng vẫn còn nhãn, giảm giá 10% cho đơn hàng trị giá 10 triệu,…Chính những sự rõ ràng ngay từ đầu sẽ giúp thương hiệu bạn tạo được uy tín ngay từ đầu.
Lựa chọn mặt hàng kinh doanh hợp thị hiếu
Sẽ có rất nhiều sản phẩm bạn có thể kinh doanh trên Ebay, nhưng bạn hãy quan trọng chất lượng hơn số lượng. Hiểu được insight của khách hàng, nhu cầu của họ cũng như xu hướng mua hàng hiện nay sẽ giúp bạn có thể chọn lựa được các mặt hàng kinh doanh phù hợp.
Quảng cáo tên tuổi, mặt hàng đang trưng bày
Nếu bạn muốn tiếp cận đến nguồn khách hàng lớn hơn, hãy đầu tư vào quảng cáo. Bạn có thể thực hiện các chiến lược marketing để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Hãy tận dụng các trang social media bạn đang có để giới thiệu đến người dùng sản phẩm bạn đang kinh doanh.
Bạn có thể tìm đọc các bí quyết bán hàng trên thương mại điện tử để có nâng cao thu nhập khi kinh doanh.
Trên đây là các bước hướng dẫn cách bán hàng trên Ebay cũng như những chia sẻ liên quan. Bạn có thể đọc thêm cách kiếm tiền với dropshipping trên Ebay tại đây. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể kinh doanh online hiệu quả.
Những câu hỏi thường gặp
Ebay áp dụng những phương thức thanh toán nào?
Người dùng có thể thanh toán khi mua hàng trên Ebay bằng tài khoản PayPal, thẻ Visa, Credit Card, Money Order, Sec,…
Đăng ký tài khoản bán hàng Ebay có mất phí không?
Ebay sẽ không tính phí bạn vào khâu đăng ký tài khoản vì để thu hút nhiều người tham gia. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề đăng ký.
Ebay thu những chi phí nào từ người bán?
Ebay chủ yếu sẽ thu hai loại chi phí cơ bản: phí đăng bài bán hàng và phí sau khi giao dịch thành công.
Phí đăng bài bán hàng Ebay được tính như thế nào?
Mở thầu/ giá reserve – phí đăng bài được tính chi tiết như sau:
- Dưới 1$: free
- 1 đến 10$: 0,25$
- 10 đến 25$: 0,5$
- 25 đến 50$: 0,75$
- 50 đến 200$: 1$
- 200$ trở lên: 2$
Đồng thời, bạn sẽ phải chịu thêm phí thuê cửa hàng tương ứng với phí đăng bài ở từng mức thầu khác nhau.
Phí sau khi giao dịch thành công của Ebay được tính như thế nào?
- Giao dịch thất bại: miễn phí
- Dưới 50$: 8,75% giá bán sau cùng.
- 50 đến 1000$: 4% giá bán sau cùng trong mức giá cộng với chi phí trên.
- 1000$ trở lên: 2% giá bán sau cùng trong mức giá cộng với hai chi phí trên.