Dường như những đổi mới trong Marketing đã khiến không ít người dùng gặp phải những lúng túng khi đối mặt với các thuật ngữ Affiliate Marketing. Hình thức kiếm tiền online – Affiliate Marketing này sở hữu một khối các thuật ngữ chuyên môn rộng lớn mà đôi khi những tín đồ Marketing cũng phải e ngại. Hãy cùng TinoHost khám phá ngay hệ thống thuật ngữ Affiliate Marketing ngay dưới bài viết này nhé.
Khám phá nhóm thuật ngữ Affiliate Marketing
Những thành phần trong mô hình Affiliate Marketing
Affiliate Marketing – Tiếp thị liên kết
Affiliate Marketing được xem là hình thức kiếm tiền online cực kỳ thịnh hành trong những năm trở lại đây ở cả trong nước lẫn quốc tế. Tương tự như các nước trên thế giới, Affiliate Marketing hoạt động dưới dạng hình thức kinh doanh online – MMO (Make Money Online) theo mô hình Cộng tác viên.
Affiliate Marketing phát triển đồng nghĩa với việc thói quen mua sắm online của chúng ta cũng dần trở nên thịnh hành. Tại Việt Nam, một số kênh tiếp thị liên kết nổi tiếng như: TinoHost, Access Trade, AdFlex, Masoffer, Amazon, Zalora,…
Mô hình tiếp thị liên kết này sẽ được thực hiện bằng cách giới thiệu khách hàng mua sản phẩm/ dịch vụ thông qua link Affiliate Marketing trên hệ thống. Khi đó, bạn sẽ nhận được một khoản hoa hồng sau khi khách hàng hoàn tất mọi thủ tục mua hàng. Nếu bạn muốn trở thành một thành viên trong cuộc cách mạng kiếm tiền online với những đơn hàng siêu lợi nhuận thì hãy đến với TinoHost nhé!
Advertiser/ Merchant – Nhà cung cấp
Nhà cung cấp trong mô hình Affiliate Marketing có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp có khả năng cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ dồi dào và ổn định. Những nguồn hàng này đa dạng ở mọi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như: thực phẩm, điện tử, thời trang, hàng tiêu dùng hay các dịch vụ làm đẹp, tài chính,… Và các cá nhân, doanh nghiệp này sẵn sàng bỏ ra kinh phí trả cho người quảng bá nguồn hàng của họ qua các kênh Marketing online.
Affiliate/ Publisher – Nhà phân phối
Nhà phân phối thường bao gồm những doanh nghiệp, cá nhân sở hữu website có lượng traffic ổn định. Hay những người có khả năng triển khai quảng cáo để tỷ lệ chuyển đổi từ CPM, CPC sang CPA cao. Ngoài ra, các cá nhân muốn làm chủ tài chính, làm đầy ngân sách từ hình thức MMO cũng có thể trở thành nhà phân phối.
End User – Khách hàng
Đây là những người có nhu cầu trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ của nhà cung cấp. Hoặc có thể họ tham gia vào các hoạt động chuyển đổi như đăng ký, điền thông tin,…
Khách hàng được xem là động lực của hình thức tiếp thị liên kết. Nhà phân phối sẽ chia sẻ, quảng bá sản phẩm/ dịch vụ đến người tiêu dùng thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, blog và website.
Khi người dùng mua sản phẩm, nhà cung cấp và nhà phân phối sẽ được lợi nhuận và chia sẻ cho nhau theo những quy định riêng mà họ đã thỏa thuận trước.
Dù bằng cách tiếp thị nào, khách hàng rất hiếm khi phải trả nhiều hơn số tiền thực tế của sản phẩm được mua, phần lợi nhuận của nhà cung cấp đã bao gồm trong giá bán lẻ. Khách hàng hoàn tất quá trình mua hàng và nhận sản phẩm bình thường mà không bị ảnh hưởng gì từ tiếp thị liên kết.
Affiliate Network – Mạng lưới tiếp thị
Mạng lưới tiếp thị trở thành cầu nối gắn kết nhà cung cấp và nhà phân phối. Thông qua đó, nhà phân phối có thể theo dõi, đánh giá những hiệu quả quảng cáo, doanh thu bán hàng. Mạng lưới tiếp thị cũng là nơi cung cấp nền tảng kỹ thuật (banner, link quảng cáo, thống kê tỷ lệ nhấp chuột,…) và thực hiện thanh toán hoa hồng cho nhà phân phối.
Affiliate link
Affiliate link của sản phẩm/ dịch vụ được xem là một URL cụ thể có chứa ID hoặc tên người dùng của liên kết. Trong tiếp thị liên kết, nhà tiếp thị sử dụng Affiliate link nhằm ghi lại cụ thể lưu lượng truy cập của khách hàng cùng số đơn hàng được bán thành công qua Affiliate link đó. Sau đó, chúng sẽ được gửi đến website của nhà cung cấp đã cộng tác để họ thống kê, xác nhận đơn hàng thành công và trả hoa hồng cho các nhà tiếp thị.
Ví dụ: Bạn tham gia làm Cộng tác viên Affiliate TinoHost – Nhà cung cấp Hosting giá rẻ tại Việt Nam. Để bắt đầu, bạn cần có một tài khoản tại trang dịch vụ khách hàng đăng ký tại website TinoHost. Sau khi đăng ký và đăng nhập thành công, bạn có thể tìm kiếm khách hàng bằng cách sử dụng link Affiliate của TinoHost mà bạn đã đăng ký để tiếp thị và tạo cho mình khoản doanh thu.
Affiliate Program – Chương trình tiếp thị liên kết
Affiliate Program là chương trình tiếp thị liên kết hay còn gọi là chương trình liên kết. Đây là một hệ thống tiếp thị mà nhà cung cấp sản phẩm/ dịch vụ sẽ trực tiếp đưa ra với mục đích thống kê hoạt động tiếp thị liên kết. Họ được phép tự quản lý hay thuê một đối tác thứ ba chuyên cung cấp phần mềm quản lý.
Mỗi chương trình tiếp thị thường bao gồm ít nhất là ba yếu tố: khách hàng, website của nhà cung cấp sản phẩm/ dịch vụ và website của người làm tiếp thị liên kết.
Ví dụ: Shopee Affiliate là một chương trình tiếp thị liên kết được hợp tác giữa shopee Việt Nam và các đối tác sở hữu website, blog hoặc trang mạng xã hội có nhiều người theo dõi. Tại các chương trình tiếp thị của shopee sẽ vô cùng đa dạng các ngành hàng, sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau nhằm thu hút khách hàng với nhiều sự lựa chọn, trải nghiệm tiêu dùng.
Commision – Hoa hồng
Thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là “phí hoa hồng”. Đây là phần thù lao mà các nhà phân phối sẽ nhận được từ nhà cung cấp chi trả khi làm tiếp thị liên kết. Hiểu đơn giản, bạn là nhà phân phối thực hiện giới thiệu và bán sản phẩm/ dịch vụ thông qua liên kết. Khi khách hàng mua và hoàn tất đơn hàng, bạn sẽ được hưởng mức hoa hồng tương ứng.
Thông số này có vai trò rất quan trọng, liên quan tới lĩnh vực Digital Marketing nói chung chứ không riêng gì tiếp thị liên kết. Tùy vào mỗi chiến dịch mà mức hoa hồng bạn nhận được sẽ khác nhau, nó thường được tính theo phần trăm hoặc số tiền cụ thể (VNĐ, USD).
Ví dụ: Tiếp tục với ví dụ trên đây, khi bạn giới thiệu được khách hàng tiềm năng mua sản phẩm Hosting/VPS tại TinoHost thông qua link Affiliate Marketing trên hệ thống, bạn sẽ nhận được 30% hoa hồng dựa trên tổng số tiền của sản phẩm mà khách hàng thanh toán lần đầu cho TinoHost. Và khi khách hàng này quay lại gia hạn dịch vụ tiếp, bạn sẽ nhận được 10% hoa hồng dựa vào tổng giá trị sản phẩm mà khách gia hạn.
Hệ thống các mô hình Affiliate Marketing
Cost Per Action – CPA
CPA là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Cost Per Action”, tạm dịch: Chi phí cho mỗi lần hành động. Đây được xem là dạng chi phí mà nhà quảng cáo chi trả cho bạn thông qua việc khách hàng thực hiện một hành động nào đó mà bạn đã cài đặt trong bài quảng cáo trên công cụ tìm kiếm Google và mạng xã hội. Những hành động đó có thể là đặt hàng, mua hàng, điền form, nhắn tin, tải ứng dụng, tham gia sự kiện, đăng ký tài khoản,…
Đây là mô hình tính phí quảng cáo tối ưu và an toàn nhất hiện nay được dựa trên hành vi của người dùng. Nếu ở tiếp thị liên kết – Affiliate Marketing, bạn chỉ nhận được hoa hồng khi người dùng thực hiện giao dịch mua bán qua đường liên kết. Còn với CPA thì khá đơn giản, dễ thực hiện hơn: không cần phải mua hàng, chỉ cần người dùng thực hiện bất kỳ hành động đơn giản.
Công thức: CPA = Chi phí cho nhà quảng cáo/ (Số lần hiển thị quảng cáo x CTR X CR)
Trong đó:
- CTR: là tỷ lệ nhấp chuột
- CR: là tỷ lệ chuyển đổi.
Ví dụ: Bạn dùng 200.000 VNĐ cho quảng cáo => Khi đó, bạn được 20.000 lần số lượt hiển thị quảng cáo (Views) => Bạn nhận được 1.000 click chuột, trong đó 100 click chuột chuyển đổi được 50 người mua hàng. Lúc này, bạn có thể tính CPA theo công thức như sau:
- CTR = Số click/ Số View = 1.000/ 20.000 x 100% = 5%
- CR = Số người mua hàng/ Số click = 50/ 1.000 x 100% = 5%
- CPA = 200.000/ (20.000 X 5% X 5%) = 4.000 VNĐ
Hiểu đơn giản, bạn chi 200.000 VNĐ để quảng cáo thì nhận được 50 người mua hàng. Như vậy, chi phí nhà quảng cáo sẽ trả cho bạn sau khi chuyển đổi là 4.000 VNĐ.
Cost Per Sale – CPS
CPS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Cost Per Sale”, tạm dịch: Chi phí cho mỗi lần bán hàng. Thuật ngữ CPS sẽ được thanh toán cho nhà quảng cáo khi có khách đặt hàng và thanh toán thành công. Với hình thức CPS, khách hàng thường thực hiện các hành động như click xem thông tin, điền form đăng ký/ đặt hàng, nhận hàng và thanh toán.
Mức hoa hồng của CPS có thể đánh giá là cao hơn một số hình thức tiếp thị khác. Chỉ khi bạn bán được hàng, khách hàng thanh toán thành công thì người tiếp thị mới nhận được hoa hồng.
Cost Per Lead – CPL
CPL là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Cost Per Lead”, tạm dịch: Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng. Thuật ngữ này được hiểu là một dạng định giá cho quảng cáo online hoặc có thể là một dạng KPIs về chiến dịch tiếp thị AFF. Nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho mỗi hành động từ người dùng (điền form, đăng ký thông tin để cung cấp cho thương hiệu số điện thoại, email, họ tên, địa chỉ của khách hàng tiềm năng) nhằm mang đến lợi ích cho nhà quảng cáo.
Thông thường, CPL sẽ phụ thuộc vào từng chiến dịch mà bạn sử dụng như: Google AdWord, Facebook,…). nên số liệu mang lại khá cụ thể. Để tính CPL, bạn hãy chú ý đến chi phí trung bình mỗi tháng của chiến dịch được chọn và so sánh chúng với tổng số khách hàng hàng tiềm năng xuất hiện từ kênh đó trong cùng một thời gian.
Ví dụ: Khi bạn sử dụng 500$ cho một chiến dịch quảng cáo có trả phí (PPC) trong thời gian 1 tháng, bạn được tổng cộng 10 chuyển đổi (khách hàng tiềm năng cung cấp thông tin cụ thể) trong khoảng thời gian đó. Lúc này, CPL bạn nhận được là: CPL = 500/10 = 50 $
Cost Per Qualified Lead – CPQL
CPQL là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Cost Per Qualified Lead”, tạm dịch: Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng đủ điều kiện.
Nhà phân phối nhận sẽ nhận được hoa hồng khi khách hàng hoàn tất thông tin đăng ký. Lúc này, nhà cung cấp sẽ đối chiếu thông tin của khách hàng có đúng với những tiêu chí riêng trong chiến dịch của họ mà chấp nhận trả tiền.
Cost Per Order – CPO
CPO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Cost Per Order”, tạm dịch: Chi phí cho một đơn hàng. Trong Marketing, CPO được xem là phương thức tính toán những chi phí phát sinh trong quá trình đặt hàng của các khách hàng tiềm năng. CPO bao gồm: chi phí quảng cáo, phí thuê bao, phí vận chuyển. Thông qua CPO, doanh nghiệp có thể xác định tín hiệu của các hình thức tiếp thị, quảng cáo trực tuyến.
Hiểu cụ thể hơn, Khi khách hàng xem sản phẩm qua link AFF của bạn và đặt hàng thành công, nhà cung cấp sẽ gọi điện xác nhận với khách hàng thành công thì hoa hồng sẽ được tính ngay cho bạn. Không giống như CPS (Cost Per Sales) là khách hàng sẽ phải thanh toán thành công và nhận hàng thì hoa hồng của bạn mới được tính.
Coupon
Coupon là thuật ngữ sử dụng để nói về những mã giảm giá được doanh nghiệp đưa ra và áp dụng riêng trong các chương trình khuyến mại. Ngoài ra, coupon còn được biết đến với các tên gọi khác là vé giảm giá, phiếu giảm giá. Với các mã coupon, khách hàng sẽ được mua sản phẩm với giá ưu đãi, chiết khấu riêng. Những đơn vị bán lẻ, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ,… sẽ có quyết định cụ thể định mức phần trăm (%) cho khuyến mại.
Coupon tồn tại ở nhiều hình thức đa dạng: có thể là dạng giấy hoặc phiếu điện tử. Hiểu đơn giản, coupon được phân loại thành coupon offline và coupon online.
Khám phá nhóm thuật ngữ Affiliate Marketing liên quan đến hiệu suất
Click Through Rate – CTR
CTR là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Click Through Rate“, tạm dịch: tỷ lệ nhấp. Theo Google, CTR được hiểu là tỷ lệ thể hiện tần suất những người thấy và nhấp vào quảng cáo của bạn. Tỷ lệ nhấp chuột này có thể được sử dụng để đánh giá hiệu suất của từ khóa và quảng cáo nào thành công và cần cải thiện những từ khóa và các quảng cáo nào. Khi từ khóa và quảng cáo có mối liên hệ với nhau và với doanh nghiệp càng cao thì càng có nhiều người dùng nhấp vài quảng cáo khi họ tìm kiếm theo cụm từ khóa của bạn. Đây còn là chỉ số quan trọng mà bạn cần phải nắm rõ khi tham gia vào Affiliate Marketing.
Công thức: CTR= Số lần nhấp chuột/ Số lần hiển thị
Ví dụ: Một banner quảng cáo của bạn hiển thị 100 lần thì có một người nhấp chuột vào quảng cáo. Như vậy, kết quả CTR là 1%. Trường hợp có 10 người nhấp thì CTR là 10%.
Impression
Trong Marketing, impression được hiểu là số lần hiển thị. Nghĩa là, người dùng không cần click vào quảng cáo nhưng vẫn thấy được quảng cáo đó. Trên thực tế, impression được xác định dựa trên số lần quảng cáo hiển thị trên Google hoặc các trang mạng khác của Internet. Một lần quảng cáo của bạn xuất hiện trên công cụ tìm kiếm được tính là một impression.
Công thức: Impression = Reach x Frequency
Trong đó:
- Reach: số lượng người mà quảng cáo của bản tiếp cận được.
- Frequency: tần số chỉ số lần trung bình mà quảng cáo của bạn hiển thị với một người dùng.
Ví dụ: Nội dung quảng cáo của bạn trên Google hiển thị tới 10 người, mỗi người hiển thị 2 lần. Như vậy, tổng impression là 20.
Conversion
Thuật ngữ này dùng để diễn tả hoạt động khi khách hàng truy cập vào website thông qua một liên kết giới thiệu trên các công cụ tìm kiếm hoặc mạng xã hội và họ thực hiện mua hàng. Với hoạt động chuyển đổi này xảy ra, người tiếp thị liên kết sẽ nhận được hoa hồng từ đơn vị cung cấp.
Conversion Rate – CR
CR là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Conversion Rate”, tạm dịch: CR tỷ lệ chuyển đổi. Thuật ngữ này được xem là sự chuyển đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng tiềm năng sang khách hàng đồng ý sử dụng sản phẩm/ dịch vụ được cung cấp.
Trong Marketing, CR được sử dụng để đánh giá hiệu quả của chiến dịch, giúp các doanh nghiệp có định hướng đúng đắn, kịp thời thay đổi để đảm bảo hiệu quả. Có những chiến dịch, CR bạn cần ở mức 1% nhưng có những chiến dịch cần tỷ lệ chuyển đổi đến 10% thì mới có lời so với số vốn bạn bỏ ra chạy quảng cáo, xây dựng nội dung.
Công thức: CR = (Số mục tiêu đạt được/ Tổng số người truy cập website) x 100%
Ví dụ: Bạn có 100 khách hàng truy cập vào website của công ty thông qua Google, có 20 người mua và trả tiền cho một sản phẩm/ dịch vụ nào đó của bạn. Như vậy, CR lúc này là 20%.
Approval Rate
Trước tiên, bạn cần hiểu về thuật ngữ Lead trước khi đi sâu vào Approval Rate. Lead trong Marketing là chuỗi tập hợp đối tượng khách hàng có phản hồi hoặc thể hiện sự quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sau các chiến dịch Marketing.
Còn Approval Rate (AR) được hiểu theo tiếng Việt là tỷ lệ duyệt. Thuật ngữ này thường gọi là những Lead được xác nhận từ bộ phận Call Centre – phục vụ nhu cầu chăm sóc khách hàng qua điện thoại. Approval Rate là chỉ số quan trọng đối với những tín đồ đang thực hiện Affiliate Marketing nói riêng và MMO.
Ví dụ: Bạn có 50 khách hàng tiềm năng đã điền vào biểu mẫu trên trang đích và để lại thông tin liên hệ của họ. Sau khi kiểm tra biểu mẫu, có 20 đơn trong tổng số 50 khách hàng bị sai sót về thông tin sẽ được lọc ra và loại bỏ. Bộ phận Call Centre sẽ gọi xác nhận 30 số điện thoại hợp lệ còn lại. Lúc này, 25 người từ chối mua sản phẩm của bạn. Như vậy có 5 người xác nhận đơn hàng và bạn được tính hoa hồng trên phần trăm của 5 đơn hàng đó.
Average Order Values – AOV
AOV là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Average Order Values”, tạm dịch: giá trị đặt hàng trung bình. Hiểu đơn giản, AOV là giá trị trung bình của một đơn hàng thành công trên trang web thương mại điện tử. Nghĩa là, thông qua các website thương mại điện tử, bạn sẽ theo dõi giá trị mỗi đơn hàng mang lại cho mình số tiền là bao nhiêu, dự đoán website có thể tạo ra bao nhiêu doanh thu. Từ đó, bạn xem xét, đặt ra mục tiêu sao cho giá trị của những đơn hàng sẽ ngày một tăng cao.
Việc theo dõi thường xuyên các chỉ số AOV giúp doanh nghiệp ước lượng được mức doanh thu mà website của họ có thể tạo ra từ lượng khách hàng truy cập hiện tại (Traffic) và tỷ lệ chuyển đổi của website (CR)
Ví dụ: Giả sử, bạn có 4 đơn hàng có tổng giá trị là 3.000.000 VNĐ. Như vậy, AOV của bạn là 750.000 VNĐ.
Earning Per Click – EPC
EPC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Earning Per Click’’, tạm dịch: thu nhập trên mỗi nhấp chuột. Thuật ngữ này được mô tả là một performance metric, được dùng để tính trung bình mỗi lượt click chuột của khách hàng, bạn sẽ kiếm được bao nhiêu tiền (xem trên từng sản phẩm hoặc toàn bộ quá trình làm AFF).
Hầu hết, những người làm AFF đều quan tâm đến chỉ số EPC nhằm so sánh doanh thu tiềm năng mà mình nhận được từ các chiến dịch tiếp thị khác nhau.
Công thức: EPC= Thu nhập/ Số lượt click chuột
Ví dụ: Bạn nhận được một khoản hoa hồng là 250 USD từ việc tạo ra 100 lần click chuột của người dùng đến website bán hàng. Lúc này, EPC = 250/100 = 2,50 USD.
Cost Per Click – CPC
CPC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Cost Per Click’’, tạm dịch: Chi phí trung bình cho mỗi lượt nhấp chuột. Đây là một hình thức quảng cáo trực tuyến, trong đó nhà quảng cáo sẽ không trả tiền cho lượt xem mà chỉ trả tiền khi có người dùng chuột nhấp vào liên kết quảng cáo của họ.
Tỷ lệ CPC sẽ hoàn toàn ngược lại với hai tỷ lệ CTR và CVR. Bởi khi bạn tham gia vào Affiliate Marketing, bạn phải nỗ lực để chi phí cho một lần nhấp chuột càng thấp càng có lợi. Chi phí bỏ ra thấp nhưng doanh thu và hoa hồng bạn nhận được sẽ tăng lên hoặc giữ ở mức không đổi.
Trong Affiliate Marketing không đề ra mức quy chuẩn nào cụ thể, rõ ràng cho chỉ số CPC. Mỗi ngành hàng, lĩnh vực trong từng chiến dịch sẽ có cách áp dụng CPC riêng.
Công thức: CPC= Số tiền sử dụng chạy quảng cáo/ Số lần nhấp chuột của khách hàng.
Return On Investment – ROI
ROI là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Return On Investment”, tạm dịch: Chỉ số doanh thu trên chi phí. Hay có thể hiểu là tỷ lệ doanh thu bạn có được dựa trên số tiền bỏ ra để đầu tư. Khi chỉ số ROI càng cao thì lợi nhuận kinh doanh sẽ càng lớn.
Hiểu đơn giản, ROI được xem như một thước đo hiệu suất sử dụng để đánh giá hiệu quả của một khoản đầu tư nào đó hoặc so sánh chất lượng giữa các khoản đầu tư khác nhau.
Chỉ số ROI là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng thức cũng như định hướng rõ “đường đi nước bước” trong kinh doanh là có nên tiếp tục đầu tư hay thay đổi kế hoạch phù hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Công thức: ROI = (Doanh thu – Chi phí)/ Chi phí
Ví dụ: Bạn kinh doanh một cửa hàng Pizza, bạn đặt mục tiêu mong muốn trung bình khách hàng sẽ ở lại với bạn trong 5 năm. Giá trị trung bình cho mỗi lần mua hàng của khách là 500.000 VNĐ. Trung bình, khách sẽ quay lại mua Pizza của quán là 4 lần/ năm. Khi đó, lợi nhuận gộp lại cho mỗi đơn hàng của khách là 50% => Tổng doanh thu ước tính là: 5 x 500.000 x 4 x 50% = 5.000.000 VNĐ.
Tiếp theo, bạn đầu tư chiến dịch SEO trong 6 tháng đầu của năm với chi phí 120.000.000 VNĐ để đưa từ khóa “Pizza ngon rẻ” lên top đầu tìm kiếm. Bạn nhận về tổng 180 khách hàng mới trong 6 tháng tiếp. Chi phí để có được khách hàng mới là: 120.000.000/ 180 = 667.000 VNĐ => ROI = (5.000.000 – 667.000)/ 667.000 = 650%
Khám phá nhóm thuật ngữ Affiliate Marketing liên quan đến kỹ thuật
Cookie
Cookie là một file tạm được lưu trên ổ cứng của người dùng và cho pheps website mà bạn truy cập lưu giữ thông tin trên thiết bị của bạn mỗi khi bạn truy cập vào website đó, lưu giữ lại thông tin đó để sử dụng khi bạn truy cập lần sau.
Trong Affiliate Marketing, Cookie sử dụng để theo dõi những liên kết hoặc quảng cáo mà khách hàng đã nhấp chuột từ website của nhà phân phối đến website của nhà cung cấp. Cookie sẽ lưu giữ ngày và giờ của lần nhấp chuột để theo dõi thời gian giữa một lần nhấp và chuyển đổi sang doanh thu hoặc khách hàng tiềm năng.
Search Engine Marketing – SEM
SEM là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Search Engine Marketing’’, tạm dịch: Marketing trên công cụ tìm kiếm. Thuật ngữ này còn được biết đến với tên gọi khác là Search Marketing.
SEM là quá trình “gom góp” lưu lượng dữ liệu truy cập từ các công cụ tìm kiếm miễn phí hoặc trả phí. Có thể coi SEM là một hình thức Marketing online hiện đại, áp dụng trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,…
Trong mô hình Internet Marketing, SEM giữ vị trí tuyến đầu với vai trò vô cùng quan trọng hỗ trợ các website thu hút khách hàng nhanh chóng và chất lượng. Nghĩa là, SEM sẽ giúp bạn tăng độ phủ của từ khóa, quảng cáo từ khóa và sản phẩm cùng một lúc. Nhờ vậy, doanh nghiệp thường sử dụng SEM để tăng độ nhận diện thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm. Đây là một trong những khả năng “chiến thắng” cực tinh tế, không cuộc cạnh tranh với đối thủ sẽ cực kỳ cao.
Search Engine Optimization – SEO
SEO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Search Engine Optimization”, tạm dịch: tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Trong kỹ thuật, SEO là một công cụ đặc biệt nhằm đưa website đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,… giúp thỏa mãn trải nghiệm thông tin của người truy cập.
Còn trong kinh doanh online, SEO được xem là một cách thức để doanh nghiệp dẫn dắt khách hàng đến với website của mình bằng cách đưa website lên top từ khóa mà khách hàng tìm kiếm.
Ví dụ: Bạn đang muốn tìm kiếm thông tin về cách thiết kế website. Để sở hữu thông tin nhanh nhất, bạn có thể tìm kiếm trên Google Search bằng cách gõ từ khóa tại mục tìm kiếm, bạn sẽ nhận được nhiều kết quả phù hợp. Lúc này, bài viết hiển thị của TinoHost như hình bên dưới nằm ở top đầu Google, bạn có thể tham khảo ngay.
Facebook Ads
Facebook Ads là viết tắt của “Facebook Advertising”, tạm dịch: dịch vụ quảng cáo của Facebook. Đây được xem là dạng quảng cáo có trả phí để hiển thị những chương trình khuyến mại, ưu đãi hoặc các sản phẩm/ dịch vụ đến gần với đối tượng khách hàng tiềm năng trên Facebook hoặc những mạng xã hội liên kết khác.
Những quảng cáo của Facebook có thể xuất hiện trên bảng tin của thiết bị, được lồng ghép vào các tin tức trên mạng xã hội. So với những hình thức quảng cáo truyền thống, Facebook Ads cho phép các cá nhân, tổ chức tiếp cận chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu với những con số đáng kinh ngạc.
Google Ads
Google Ads là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Google Adsense”, tạm dịch: nền tảng cho phép cộng đồng kiếm tiền online từ Google. là dịch vụ thương mại của Google thực hiện, cho phép khách hàng có thể mua những quảng cáo bằng chữ hoặc hình ảnh tại các kết quả tìm kiếm hoặc website được đối tác Google Adsense cung cấp. Khi sử dụng dịch vụ này, người dùng phải đăng ký tài khoản gmail riêng.
Last click
Hầu hết các chương trình Affiliate Marketing đều thực hiện theo cơ chế Last click. Nghĩa là một khách hàng nhấp vào link Affiliate của người A nhưng không mua hàng. Sau vài ngày, họ tiếp tục nhấp vào link của người B và thực hiện mua hàng thì hoa hồng sẽ tính cho người B. Như vậy, Last click là chỉ tính link Affiliate mà khách hàng bấm vào sau cùng, Cookie mới sẽ ghi đè thông tin lên Cookie cũ.
Trên đây là những thuật ngữ Affiliate Marketing quan trọng mà bạn không nên bỏ lỡ khi tham gia vào hình thức kiếm tiền online Affiliate. Nhắc đến Marketing sẽ có vô vàn những thuật ngữ liên quan khác đang chờ đón bạn, tuy nhiên bài viết này Tino Group đã giúp bạn lưu ý những thuật ngữ cần thiết trong Affiliate Marketing. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn có những trải nghiệm tốt nhất cùng Affiliate Marketing nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Tham gia vào Affiliate Marketing, người mới cần trang bị những kỹ năng gì?
Affiliate Marketing được xem là hình thức kiếm tiền online tiềm năng nhưng cũng tồn tại rất nhiều rủi ro. Để thành công với AFF, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về hình thức kiếm tiền này, bổ sung cho bản thân những kỹ năng về Digital Marketing, Social SEO, quảng cáo,… Khi bạn thật sự có kiến thức và kỹ năng thì hãy bắt đầu với Affiliate Marketing, đừng vì phút chốc ham lợi nhuận mà tham gia sẽ khó mà thành công.
Có thể tham gia cùng lúc nhiều chương trình tiếp thị liên kết không?
Câu trả lời: Có. Một số sản phẩm/ dịch vụ sẽ được liệt kê trên nhiều nền tảng khác nhau, bạn có thể so sánh và lựa chọn network có chính sách hoa hồng tốt để tham gia.
Bạn đang làm việc tại công ty thì có thể tham gia Affiliate Marketing không?
Câu trả lời: Có thể tham gia vào Affiliate Marketing. Tuy nhiên, việc làm Affiliate Marketing part-time sẽ không đảm bảo hiệu quả so với làm full-time. Do đó, bạn nên cân nhắc và sắp xếp thời gian hợp lý để có thể tham gia lâu dài cùng Affiliate Marketing.
Những lưu ý giúp nhà quảng cáo tránh những lừa đảo
- Bạn cần đặt nhu cầu và lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, không nên quá coi trọng mục đích bán hàng và doanh thu đặt ra.
- Bạn nên tìm hiểu thật kỹ về sản phẩm, dịch vụ mà mình sẽ quảng bá. Tốt nhất, bạn nên trải nghiệm thực tế để có sự quảng bá chân thực và thuyết phục nhất.