Dù là doanh nghiệp vừa startup hay đã hoạt động lâu năm trên thị trường, việc nâng cao độ nhận diện thương hiệu luôn giữ vai trò quan trọng. Đây chính là giải pháp tối ưu giúp người tiêu dùng nhớ đến thương hiệu bạn khi họ có nhu cầu mua sắm các sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Hãy cùng Tino Group khám phá các phương thức tăng độ nhận diện thương hiệu qua bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp
Nhận diện thương hiệu là gì?
Nhận diện thương hiệu (Recognition brand) là việc người dùng có khả năng nhận biết về thương hiệu của một doanh nghiệp dựa trên bộ nhận diện thương hiệu, bao gồm: logo, màu sắc, tone giọng, hình ảnh mà thương hiệu truyền tải thông qua các chiến lược Marketing.
Vị thế doanh nghiệp càng cao khi mức độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp càng lớn. Khi người tiêu dùng nhận diện được thương hiệu, doanh nghiệp có cơ hội nằm trong top thống lĩnh thị trường. Thông thường, việc nhận diện thương hiệu sẽ gắn với một lời cam kết về chất lượng – yếu tố tối thượng đối với mọi mô hình kinh doanh.
Nhận diện thương hiệu chỉ thật sự chạm đỉnh thành công khi thương hiệu ấy trở thành cái tên thay thế cho sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp. Ví dụ về nhận diện thương hiệu thành công chính là Google.
Nhận diện thương hiệu có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp?
Tăng độ nhận biết về sản phẩm/dịch vụ
Vai trò đầu tiên cũng là vai trò quan trọng nhất của nhận diện thương hiệu là giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt sản phẩm/dịch vụ của bạn so với đối thủ cạnh tranh. Thông qua nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp bạn sẽ tạo ra những điểm khác biệt đặc trưng so với các nhãn hàng khác.
Điểm khác biệt này chính là nền tảng giúp ích cho sự phát triển của thương hiệu sau này. Chính vì thế, trước khi nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp cần xác định từng bước đi cụ thể với thông điệp, nội dung truyền tải sao cho thật cô đọng và ý nghĩa nhất.
Cải thiện doanh thu, tăng hiệu quả bán hàng
Doanh thu và hiệu quả bán hàng chính là hai yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại của mọi doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tập trung vào việc tăng mức độ nhận diện thương hiệu, tận dụng truyền thông, quảng bá sẽ giúp người tiêu dùng chủ động hơn trong việc tìm mua sản phẩm/dịch vụ. Từ đó, doanh thu và hiệu quả bán hàng của doanh nghiệp sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Tạo ra lợi thế cạnh tranh
Khi khách hàng nhận diện được thương hiệu, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bạn sẽ mạnh mẽ hơn các đối thủ cùng ngành. Một doanh nghiệp có thể tạo ra điểm đặc trưng cho thương hiệu của mình sẽ thu hút người tiêu dùng hơn. Đồng thời, thương hiệu càng nổi bật, bạn càng có nhiều cơ hội nhận được sự ủng hộ từ các nhà đầu tư.
Các phương thức nâng cao độ nhận diện thương hiệu
Tập trung truyền tải giá trị sản phẩm/dịch vụ
Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất giúp doanh nghiệp nâng cao độ nhận diện thương hiệu là cố gắng truyền tải giá trị, lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ mang đến ra thị trường. Để thực hiện được điều này, bạn cần biết người dùng tiềm năng của mình cần gì và muốn gì. Khi nắm được insight khách hàng, bạn sẽ biết mình cần truyền tải lợi ích, giá trị nào của sản phẩm.
Bạn có thể thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng để biết họ cảm nhận như thế nào về sản phẩm/dịch vụ. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ tạo ra những sản phẩm/dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng.
Tạo thông điệp và thương hiệu đơn giản
Để khách hàng dễ nhận diện thương hiệu, bạn cần đơn giản hoá các thông điệp và thương hiệu mình sẽ truyền tải. Đồng thời, bạn cũng nên mở rộng các kênh phân phối để người tiêu dùng tiếp cận với sản phẩm/dịch vụ tốt hơn. Cách truyền tải thông điệp càng đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, càng khiến người tiêu dùng dễ ghi nhớ.
Quan tâm đến Content Marketing
Dù là content quảng cáo hay content cho website, các sản phẩm đều phải chỉn chu và mang đến cho người đọc giá trị kiến thức thật sự. Nếu nội dung quảng cáo không đủ hấp dẫn, người dùng sẽ trở nên thờ ơ, lãnh cảm với sản phẩm/dịch vụ của bạn. Ngược lại, nếu nội dung hay, hữu ích, người dùng sẽ đánh giá cao độ uy tín của thương hiệu bạn hơn. Vậy nên, để cải thiện mức độ nhận thức thương hiệu, bạn cần chú trọng việc xây dựng hệ thống nội dung hoàn chỉnh.
Thiết lập bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu hay Brand Identity là các ký tự, hình ảnh minh hoạ của riêng thương hiệu bạn đang kinh doanh. Về cơ bản, một bộ nhận diện thương hiệu bao gồm: hình ảnh, slogan, typo, name card,… Khi sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu đẹp mắt, giàu tính thẩm mỹ, khách hàng sẽ ấn tượng với thương hiệu của bạn hơn. Đặc biệt, trong lần đầu gặp gỡ đối tác, việc trao đổi danh thiếp rất quan trọng, sẽ tạo ấn tượng mạnh với đối tác nếu bộ nhận diện thương hiệu của bạn có nét đặc trưng riêng biệt..
Nhân cách hoá thương hiệu
Nhân hoá thương hiệu cũng là một trong các phương thức nâng cao độ nhận diện thương hiệu mà bạn nên áp dụng. Phương thức này giúp thương hiệu của bạn gắn kết với cộng đồng người tiêu dùng tốt hơn. Để nhân cách hoá thương hiệu, bạn cần xây dựng cá tính cho doanh nghiệp trên website cũng như mạng xã hội. Việc tạo tính cách doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng khơi dậy cảm xúc, bộc lộ niềm vui, hy vọng và sự tò mò. Từ đó, doanh nghiệp sẽ trở nên đáng nhớ hơn trong mắt người tiêu dùng.
“Chìa khóa” thực hiện thành công phương thức này chính là việc tạo dựng mối quan hệ với cộng đồng người tiêu dùng. Tốt nhất, bạn cần nỗ lực để cá nhân hoá thương hiệu, thiết lập cảm xúc chân thực nhất thông qua nội dung quảng cáo. Việc này sẽ giúp thương hiệu bạn được biết đến nhiều hơn.
Đầu tháng 9 năm 2024, ba thương hiệu lớn: Momo, Starbucks và Highlands đã gây ra cuộc “bão mạng” theo mô típ “mối tình tay ba”. Khi Momo và Starbucks đánh dấu sự hợp tác cùng nhau bằng cách đăng lên fanpage một status trái tim với màu sắc đại diện của hai thương hiệu. Lúc này, Highlands cũng update status với hình trái tim tan vỡ (trước đó, Highlands cũng đã hợp tác với Momo) để ẩn ý việc mất niềm tin vào tin yêu của Momo dành cho mình.
Có thể thấy, Momo, Starbucks và Highlands đã nhân cách hoá rất tốt cho thương hiệu của mình. Yếu tố này đánh mạnh vào tâm lý của người dùng Social Media thuộc thế hệ gen Y, Z, C – những người có mối quan tâm rất lớn về chủ đề “trà xanh”, ngoại tình, người thứ 3, cắm sừng,…
Đẩy mạnh chiến dịch Influence Marketing
Influence Marketing là phương thức tiếp thị dựa trên mức độ ảnh hưởng của người nổi tiếng. Phương thức tiếp thị này dựa trên nội dung định hướng hiện đại. Ở thời điểm hiện tại, bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng đều sở hữu những Influencers. Đây là những người có tầm ảnh hưởng rất lớn trong một cộng đồng với hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí là hàng triệu người theo dõi. Và số người theo dõi các Influencers có thể là đối tượng người dùng tiềm năng mà bạn hướng đến. Vì vậy, hợp tác với các Influencers một cách thông minh, thương hiệu của bạn sẽ tăng mức độ nhận diện đáng kể.
Đầu tư cho SEO
Khi một thương hiệu nằm trong top đầu bảng xếp hạng tìm kiếm, mức độ nhận diện của bạn sẽ được cải thiện. Trên thực tế, mọi doanh nghiệp đều có xu hướng sử dụng Google để tiếp cận người dùng tiềm năng. Thế nên, nhiệm vụ của bạn là phải xác định những từ khóa mà khách hàng mục tiêu thường xuyên sử dụng để tìm kiếm thông tin về một vấn đề mà doanh nghiệp bạn có thể giải quyết.
Nhìn chung, để nâng cao độ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp cần hoạt động trên mọi phương diện từ content, định hướng Marketing truyền thống và trực tuyến. Hơn hết, để đạt được thành công như mong đợi, doanh nghiệp cần kiên trì trong một khoảng thời gian dài.
Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã nắm được các phương thức tăng độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp. Đừng quên theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ những bài viết hay và hữu ích nhất nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những gì?
Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm: tên gọi, logo, màu sắc, đồ hoạ, hồ sơ nhân lực, tài liệu Marketing,… Đây là những yếu tố có tính hữu hình để có thể thu hút người tiêu dùng.
Sử dụng màu sắc nào để tăng độ nhận diện thương hiệu tốt hơn?
Ngoài ngôn ngữ, màu sắc cũng có khả năng truyền tải thông điệp. Mỗi tone màu sẽ mang những ý nghĩa riêng. Bạn có thể sử dụng những màu sắc bắt mắt để dễ dàng được người tiêu dùng chú ý. Trên thực tế, bộ não con người luôn có những phản hồi tích cực với màu sắc nổi bật.
Giá trị thương hiệu mang đến lợi ích gì?
Giá trị thương hiệu đóng vai trò như “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp:
- Nâng cao mức độ uy tín, sự chuyên nghiệp.
- Gây dựng được niềm tin và sự ủng hộ của người tiêu dùng, đối tác.
- Cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Giúp khách hàng dễ dàng nhận diện được thương hiệu.
- Tạo sức mạnh trong nội bộ, tiềm lực để thúc đẩy nhân sự, sức mạnh truyền thông.
Nhận thức thương hiệu và nhận diện thương hiệu có giống nhau không?
Câu trả lời là “Không!”. Nhận thức thương hiệu là việc khách hàng biết được sự tồn tại của một thương hiệu có mặt trên thị trường và là khả năng nhận biết về thương hiệu dựa trên các yếu tố thương hiệu như tên gọi, màu sắc, logo, hình ảnh,…