Những công ty phát triển theo mô hình Agency đã không còn xa lạ đối với các bạn trẻ, nhất là thế hệ Gen Z. Thay vì lựa chọn những tập đoàn, doanh nghiệp tên tuổi trên thị trường, các bạn sinh viên vừa ra trường hay người đam mê sáng tạo đã rẽ hướng sang Agency. Vậy thực chất Agency là gì? Các nhóm công việc trong Agency có gì mà thu hút người trẻ đến thế?
Giới thiệu tổng quan về Agency
Agency là gì?
Agency là mô hình của những đơn vị, tổ chức, công ty phát triển trong lĩnh vực truyền thông và quảng cáo. Vai trò chủ đạo của các Agency là tổ chức sự kiện truyền thông, cung cấp các chiến dịch Marketing, liên hệ KOL và KOC cho khách hàng, đối tác.
Về bản chất, Agency vận hành theo hướng chuyên biệt hóa, chỉ tập trung vào một nhóm sản phẩm trong thời gian nhất định. Khi hợp tác với các Agency, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ các chiến dịch truyền thông, giúp đưa sản phẩm/dịch vụ tiếp cận với người tiêu dùng tốt hơn. Bởi tính chuyên biệt ấy, hoạt động Marketing của các Agency cũng rất khác so với những công ty truyền thống.
Thông thường, đội ngũ nhân sự của Agency đều có chuyên môn và kỹ năng tốt. Vì vậy, cách thức làm việc của mô hình công ty này rất đa dạng, mang lại hiệu quả cao. Trên thực tế, Agency không phụ thuộc vào một nhóm đơn vị, doanh nghiệp cố định nào. Mọi thỏa thuận sẽ được thực hiện dựa trên nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Khám phá các nhóm công việc trong Agency
#1. Copywriter
Trong Agency, Copywriter là người chịu trách nhiệm về mảng sáng tạo nội dung, triển khai ý tưởng thành bài viết, kịch bản, quảng cáo,… Công việc chính của các Copywriter là:
- Xây dựng bài viết theo yêu cầu và key words của khách hàng.
- Hợp tác cùng các bộ phận khác để xây dựng nội dung theo mục tiêu, định hướng của chiến dịch.
- Tạo ra các ý tưởng cho slogan, dòng giới thiệu, tiêu đề của chiến dịch.
- Sử dụng thành thạo các công cụ liên quan đến SEO, nghiên cứu thị trường, phân tích từ khóa.
- Triển khai kế hoạch, chiến lược, ý tưởng và nội dung truyền thông.
- Viết bài PR cho sản phẩm/dịch vụ, thông cáo báo chí.
Một Copywriter chuyên nghiệp cần đảm bảo những kỹ năng sau:
- Tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí, Marketing, ngôn ngữ.
- Có khả năng viết lách, vận dụng ngôn từ linh hoạt, đúng chính tả, đúng ngữ pháp. sử dụng ngoại ngữ từ khá đến tốt.
- Tư duy chiến lược, logic để lập kế hoạch, xây dựng chiến lược truyền thông.
- Thân thiện, hòa đồng, làm việc nhóm tốt.
- Sáng tạo, tỉ mỉ, đàm phán tốt, ưa thích học hỏi cái mới.
#2. Designer
Trong một chiến dịch truyền thông, quảng cáo, Designer là nhân tố không thể thiếu. Trước xu hướng nghe nhìn phát triển mạnh mẽ, Designer đã trở thành “nhân vật” quan trọng trong các Agency. Nhiệm vụ của các Designer là truyền tải thông điệp qua hình ảnh, video hoặc các ấn phẩm nghệ thuật. Thông qua đó, khách hàng sẽ tiếp nhận nội dung hiệu quả hơn.
Một số công việc chính của các Designer là:
- Hợp tác cùng các bộ phận khác trong Marketing để thực hiện các ấn phẩm truyền thông, quảng cáo theo yêu cầu của khách hàng.
- Theo dõi, giám sát quy trình in ấn các ấn phẩm thiết kế.
- Tham gia vào các bộ phận liên quan khác để nắm bắt nhu cầu của khách hàng.
Để trở thành một Designer tại các Agency là:
- Tốt nghiệp các chuyên ngành về Mỹ thuật, đồ họa, kiến trúc,…
- Am hiểu và thành thạo các công cụ, phần mềm thiết kế.
- Có tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, phân tích và logic.
#3. Photographer
Photographer là vị trí khá quan trọng đối với nhiều Agency. Vị trí này đảm nhiệm các tác vụ về hình ảnh sản phẩm và truyền thông. Nhiệm vụ của các photographer là sử dụng công cụ, triển khai concept để chụp ảnh theo yêu cầu. Bên cạnh đó, các photographer còn tham gia chụp ảnh tại các sự kiện, hoạt động lớn của công ty.
Một số công việc chính của Photographer là:
- Xây dựng concept chụp ảnh sản phẩm quảng cáo.
- Xây dựng và phát triển hình ảnh cho công ty.
- Quản lý máy móc, thiết bị chụp ảnh, quay phim, thư viện ảnh và video của công ty.
Vị trí Photographer cần có các kỹ năng sau:
- Sử dụng thành thạo các thiết bị ghi hình, chụp ảnh, phần mềm chỉnh sửa ảnh.
- Tư duy hình ảnh, gu thẩm mỹ tốt, nắm bắt tốt các xu hướng mới trên thị trường.
#4. Film Director
Film Director cũng là một trong các nhóm công việc trong Agency thịnh hành và phổ biến. Nhiệm vụ của các Film Director là viết kịch bản, biên kịch và sản xuất video.
Các video này sẽ được sử dụng trong các chiến dịch truyền thông, đóng vai trò tuyên truyền, quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Dựng phim là một công việc đòi hỏi tính sáng tạo, óc thẩm mỹ và niềm đam mê nghệ thuật cao.
Một số công việc chính của Film Director là:
- Lên kế hoạch, kịch bản, nội dung quay video, clip quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của khách hàng.
- Tham gia hậu kỳ chỉnh sửa, lồng ghép video.
- Hợp tác cùng các phòng ban khác để hoàn thành tốt các ấn phẩm truyền thông.
Để ứng tuyển vào vị trí Film Director, bạn cần đảm bảo các kỹ năng sau:
- Am hiểu về quay dựng phim, có tư duy hình ảnh và đam mê nghệ thuật.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm, công cụ chỉnh sửa, quay dựng, hiệu ứng, hậu kỳ video.
#5. Media Planner
Media Planner là những người có nhiệm vụ triển khai kế hoạch truyền thông, quảng bá, quản lý và dẫn dắt team thực hiện chiến dịch . Bên cạnh đó, nhóm công việc này còn thực đảm nhiệm vai trò nghiên cứu thị trường, khách hàng mục tiêu để tối ưu hóa chiến dịch. Với sự hỗ trợ của Media Planner, khách hàng sẽ thuận lợi chinh phục mục tiêu kinh doanh.
Một số công việc chủ đạo của Media Planner là:
- Khảo sát, thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng, thị trường tiềm năng.
- Hỗ trợ doanh nghiệp xác định mục tiêu phát triển dựa trên hành vi và thói quen của người tiêu dùng.
- Xác định các định dạng quảng cáo tốt nhất cho các đối tượng mục tiêu chiến dịch, sản phẩm của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ phân bổ ngân sách, theo dõi chi phí quảng cáo để tối ưu hóa chiến dịch truyền thông, quảng cáo.
- Thực hiện đánh giá, báo cáo các chiến lược truyền thông và kết quả chiến dịch.
Để trở thành một Media Planner, bạn cần đảm bảo những kỹ năng sau:
- Tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí, Quản trị Kinh doanh, Marketing,…
- Phân tích tốt, tư duy nhạy bén, linh hoạt, quản trị rủi ro, nắm bắt thông tin tốt.
#6. Media Buyer
Các ấn phẩm truyền thông về sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ trở nên vô dụng nếu chúng chỉ “nằm yên” trên giấy. Và đây chính là lý do cho sự xuất hiện của vị trí Media Buyers hay Media Booking. Nhóm nhân sự này đóng vai trò đối ngoại then chốt, có nhiệm vụ tìm kiếm, liên hệ và trao đổi với các đối tác truyền thông cho doanh nghiệp.
Một số công việc chính của nhóm Media Buyers là:
- Tìm kiếm, liên hệ, trao đổi và book lịch với các KOLs, triển khai banner theo yêu cầu của khách hàng.
- Xây dựng kế hoạch, báo giá gửi đến khách hàng.
- Báo cáo, thống kê số liệu đo lường cho hai bên.
Những kỹ năng cần thiết để trở thành một Media Buyers là:
- Có khả năng giao tiếp, đàm phán, tư duy tốt.
- Nhạy bén, sáng tạo, chịu áp lực cao, làm việc nhóm tốt.
- Tốt nghiệp chuyên ngành Marketing, quản trị.
- Giao tiếp tiếng Anh tốt.
- Hiểu và phân tích thị trường Việt Nam.
#7. Account
Account là nhóm công việc có mối liên kết trực tiếp với khách hàng. Các nhân sự thuộc nhóm Account thực hiện các nhiệm vụ:
- Trực tiếp quản lý các vấn đề về liên lạc cho khách hàng.
- Hỗ trợ, giám sát và đảm bảo tiến độ cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng.
- Trao đổi, giao tiếp với khách hàng theo chỉ định.
- Tham gia đàm phán, bàn bạc các hợp đồng, giấy tờ dịch vụ có liên quan.
- Theo dõi, giám sát, quản lý tiến độ phát triển sản phẩm/dịch vụ.
- Thống kê, báo cáo hiệu suất cho khách hàng.
- Phản hồi, xử lý các vấn đề phát sinh giữa hai bên.
- Báo cáo, thống kê số liệu (nếu có) công việc giữa hai bên.
Để trở thành nhân sự thuộc nhóm Account trong công ty Agency, bạn cần đảm bảo những kỹ năng cần thiết như sau:
- Giao tiếp tốt, tư duy linh hoạt, nhạy bén trong việc phân tích, xử lý tình huống.
- Tư duy logic để lên kế hoạch, tiến độ công việc và báo cáo cho khách hàng.
- Tốt nghiệp các chuyên ngành như quản trị, báo chí, marketing,…
- Giao tiếp tiếng Anh từ khá đến tốt, đọc hiểu văn bản tiếng Anh.
Trên đây là các nhóm công việc trong Agency bạn có thể tham khảo. Do hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, nên các nhóm công việc trong Agency đều có thiên hướng sáng tạo. Nếu có nhu cầu phát triển theo “con đường” Agency, bạn hãy bắt đầu rèn luyện các kỹ năng cần thiết ngay bây giờ. Chúc bạn thành công với mọi sự lựa chọn của mình!
Những câu hỏi thường gặp
Agency được phân loại như thế nào?
Agency được phân thành 4 loại chính bao gồm:
- Marketing Agency.
- Recruitment Agency.
- Employment Agency.
- Travel Agency.
Làm việc cho Agency cần có kỹ năng nào?
Để làm việc hiệu quả cho các Agency, bạn cần đảm bảo những kỹ năng sau:
- Kỹ năng quan sát.
- Kỹ năng phân tích.
- Kỹ năng suy nghĩ logic.
- Kỹ năng giao tiếp, truyền đạt.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
Làm việc cho Agency lương cao không?
Tùy vào từng vị trí công việc và quy mô hoạt động của công ty, mức lương của bạn sẽ khác nhau. Trong quá trình phỏng vấn xin việc, bạn có thể hỏi rõ mức lương của công ty để tránh gặp phải những vấn đề không mong muốn.
Các dịch vụ Marketing do Agency cung cấp là gì?
Các dịch vụ Marketing do Agency cung cấp rất đa dạng như: xây dựng website, quảng cáo, Marketing online, Marketing trực tiếp, tối ưu hóa website,…