Sơ đồ tư duy đã trở thành công cụ hữu ích được nhiều người sử dụng để cải thiện khả năng ghi nhớ. Nếu quá ngán ngẩm với việc ghi chép hoặc trình bày thông tin theo cách truyền thống, sáng tạo một sơ đồ tư duy là giải pháp tuyệt vời dành cho bạn. Hãy cùng Tino Group khám phá các mẫu sơ đồ tư duy đẹp đơn giản qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu đôi nét về sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy (Mindmap) là phương thức ghi chép thông tin một cách trực quan, nhanh chóng. Bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy, khả năng nghe, nhìn, xử lý thông tin và hệ thống hoá nội dung trở nên hiệu quả hơn. Trong học tập, học sinh/sinh viên sáng tạo sơ đồ tư duy bằng cách dùng những ký hiệu, hình ảnh sinh động minh hoạ để ghi nhớ bài hiệu quả, dễ dàng hơn.
Đối với dân công sở, sơ đồ tư duy được dùng như một công cụ để phân tích vấn đề mang lại hiệu quả cao. Phương pháp ghi chép này giúp người dùng dễ nắm bắt, xâu chuỗi vấn đề có liên quan. Sơ đồ tư duy đóng vai trò như “phương tiện” kích thích khả năng tư duy của não bộ.
Trước đây, sơ đồ tư duy chỉ được ứng dụng rộng rãi trong các trường học, phục vụ chủ yếu cho học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, sơ đồ tư duy đã và đang được nghiên cứu, sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề, phục vụ cho mọi đối tượng người dùng.
Thay vì sử dụng một đoạn văn ngắn để mô tả thông tin như trước đây, bạn có thể sáng tạo sơ đồ tư duy để biểu thị câu nói dưới dạng đối tượng, ký hiệu đơn giản. Điểm cộng của các sơ đồ tư duy là có độ trực quan, rõ ràng và dễ hiểu.
Vì sao nên sử dụng sơ đồ tư duy?
Với sơ đồ tư duy, bạn có thể tự do sắp xếp, phân loại các khái niệm theo ý muốn. Thông qua một bức tranh trực quan, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ và nắm rõ nội dung quan trọng.
Hình thành ý tưởng tốt hơn
Một trong những lợi ích mà sơ đồ tư duy mang lại cho người dùng là giúp hình thành ý tưởng mới nhanh chóng. Có thể nói, tốc độ chính là lợi thế lớn nhất của việc sử dụng sơ đồ tư duy. Khi xây dựng sơ đồ tư duy, bạn có thể minh hoạ ý tưởng của mình dưới dạng hình vẽ hoặc từ khóa. Sáng tạo sơ đồ tư duy giúp bạn nắm bắt toàn bộ thông tin trên một trang duy nhất.
Hỗ trợ khả năng ghi nhớ
Như đã chia sẻ, sơ đồ tư duy có khả năng kích thích não bộ một cách hiệu quả. Thay vì phải học thuộc lòng những câu văn nhàm chán, bạn có thể kết nối ý tưởng của mình một cách nhanh chóng qua sơ đồ tư duy. Khi mô tả đoạn văn thành các biểu đồ, nhánh cây, hình ảnh, từ khoá, màu sắc,…, việc ghi nhớ sẽ trở nên dễ dàng hơn với bạn.
Tăng mức độ thú vị
So với các phương pháp học tập hoặc ghi nhớ khác, sơ đồ tư duy trực quan và sống động hơn rất nhiều. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn khi học tập hoặc rèn luyện khả năng ghi nhớ bằng phương pháp này. Hình ảnh, màu sắc cũng như từ khóa chính là các yếu tố đặc trực giúp kích thích tư duy sáng tạo và tinh thần học hỏi của bạn.
Xây dựng tầm nhìn tốt
Sau khi hoàn thành sơ đồ tư duy, bạn có thể hiểu rõ hơn về chủ đề, khái niệm mình cần nắm. Với sơ đồ tư duy, việc tiếp nhận thông tin không giới hạn trong vài đoạn văn, câu chữ mà được mở rộng ra bằng màu sắc, hình ảnh. Không chỉ giúp nắm bắt thông tin tốt hơn, sơ đồ tư duy còn hỗ trợ bạn xác định tầm nhìn để tạo ra những chiến lược thực thi phù hợp.
Nguyên tắc khi thiết kế sơ đồ tư duy
Để tạo ra các mẫu sơ đồ tư duy đẹp đơn giản, bạn cần dựa trên một số nguyên tắc chính như sau:
- Trước tiên, bạn cần xác định rõ các ý chính của sơ đồ tư duy. Đây là chủ thể mà bạn sẽ triển khai để làm rõ thông tin. Ý chính sẽ được đặt ở vị trí trung tâm sơ đồ. Để kích thích sự liên tưởng của não bộ, thị giác, bạn có thể kèm hình ảnh minh hoạ ở ý chính.
- Sau đó, bạn tiếp tục phác thảo các nhánh chính bằng những từ khóa kết nối. Các nhánh chính sẽ không bị giới hạn về số lượng miễn sao chúng cung cấp đầy đủ thông tin. Bạn có thể sử dụng các đường vẽ dày và đậm để vẽ nhánh chính.
- Đối với các nhánh phụ trong sơ đồ tư duy, bạn nên vẽ nét cong kết hợp cùng biểu tượng, màu sắc với nhiều cấp độ khác nhau để dễ dàng phân biệt, kích thích khả năng ghi nhớ cho bộ não. Đồng thời, một trong những nguyên tắc quan trọng khi thiết kế sơ đồ tư duy là phải dùng từ khoá chính ở mỗi nhánh kèm theo biểu tượng riêng. Việc này giúp kích thích khả năng tư duy logic, liên kết thông tin chặt chẽ hơn.
- Về bản chất, sơ đồ tư duy là sự mã hoá của màu sắc và mối liên kết hình ảnh xung quanh. Khi sử dụng hình ảnh, bạn có thể đánh dấu, phân loại dữ liệu và tổng hợp thông tin hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp các hình ảnh trực quan khi thiết kế sơ đồ tư duy thay cho ngôn từ. Đây được xem là công cụ hữu ích giúp não bộ xử lý và phân tích thông tin tốt hơn.
Tổng hợp các mẫu sơ đồ tư duy đẹp đơn giản
Nếu chưa tìm được ý tưởng thiết kế sơ đồ tư duy cho riêng mình, bạn có thể tham khảo một số mẫu sơ đồ tư duy đẹp, đơn giản dưới đây nhé!
#1. Spider map
Spider map là một dạng sơ đồ tư duy theo kiểu “mạng nhện”. Điểm đặc trưng của dạng sơ đồ tư duy này là sự kết hợp bất quy tắc giữa các không gian, màu sắc và hình ảnh. Từ đó, người dùng có thể dễ dàng phân tích, tiếp nhận những thông tin phức tạp. Với spider map, các thông tin quan trọng sẽ được sắp xếp một cách trực quan và vô cùng dễ hiểu.
#2. Flow map
Flow map hay sơ đồ tư duy quy trình là một dạng sơ đồ tổng hợp theo một trật tự nhất quán. Nếu đang gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các dữ liệu phức tạp, sử dụng Flow map là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Dạng sơ đồ tư duy này được thiết kế theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Flow map có thiết kế khá đơn giản nhưng đồng bộ và dễ hình dung.
#3. Circle map
Circle map là dạng sơ đồ tư duy theo hình tròn. Khi thiết kế sơ đồ tư duy này, bạn chỉ cần vẽ một hình tròn trung tâm được bao quanh bởi những “vành tròn” khác. Hình tròn trung tâm là thông tin chính, các khái niệm phụ sẽ được đặt trong những “vành tròn” bên ngoài. Thông tin càng xa hình tròn trung tâm, càng ít quan trọng.
#4. System map
Đây là một trong những dạng sơ đồ tư duy phức tạp nhất. System map được mệnh danh là “phiên bản nâng cấp” của sơ đồ tư duy spider map. Với mẫu sơ đồ tư duy này, bạn có thể phân tích nhiều thành phần của khái niệm và liên kết thông tin phức tạp lại với nhau.
Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã có góc nhìn cụ thể hơn về sơ đồ tư duy và tầm quan trọng của giải pháp ghi chú này. Hãy thiết kế ngay một sơ đồ tư duy theo phong cách riêng hoặc tải các mẫu có sẵn trên các công cụ hỗ trợ nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Yếu tố chính của sơ đồ tư duy là gì?
- Chủ đề hoặc ý tưởng chính.
- Các nhánh phụ.
- Từ khoá.
- Hình ảnh, biểu tượng.
- Liên kết.
- Màu sắc.
Có thể vẽ sơ đồ tư duy bằng các phần mềm nào?
Bạn có thể vẽ sơ đồ tư duy bằng một số phần mềm như: Word, PowerPoint, Canva hoặc Photoshop.
Nên dùng tối đa bao nhiêu màu khi vẽ sơ đồ tư duy?
Tốt nhất, bạn nên sử dụng tối đa 5 màu cùng với hình ảnh khi vẽ sơ đồ tư duy.
Cải thiện hiệu quả sơ đồ tư duy bằng cách nào?
Để tăng chất lượng sơ đồ tư duy, bạn cần:
- Lọc từ khoá và định dạng lại sơ đồ tư duy.
- Sử dụng hình ảnh, màu sắc, biểu tượng để tăng ghi nhớ.