Nếu đã, đang hay dự định bắt tay vào công cuộc startup, bạn chắc chắn phải tìm hiểu về Pitching. Trong giới kinh doanh, những buổi Pitching trình bày ý tưởng, kế hoạch kinh doanh nhằm thu hút vốn đầu tư đã không còn quá lạ lẫm. Vậy chính xác Pitching là gì? Quy trình thực hiện Pitching như thế nào thì hiệu quả? Các kỹ năng Pitching cần có khi tham gia các buổi Pitching là gì? Mời bạn cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết về Pitching qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu đôi nét về Pitching
Pitching là gì trong kinh doanh?
Trong kinh doanh, thuật ngữ “Pitching” (hay còn được gọi là “Business Pitching”) đề cập đến quá trình trình bày một ý tưởng kinh doanh, sản phẩm hoặc dự án trước một công ty, nhà đầu tư hoặc khách hàng tiềm năng để thu hút sự quan tâm, tài trợ hoặc hợp tác.
Pitching thường diễn ra qua một buổi thuyết trình ngắn, trong đó người trình bày (gọi là “Pitcher”) sẽ tập trung vào việc giới thiệu ý tưởng của mình một cách rõ ràng, thuyết phục và hấp dẫn. Mục tiêu chính của Pitching là làm tăng sức thuyết phục về tiềm năng của ý tưởng, sản phẩm hoặc dự án. Thông qua đó, người nghe (nhà đầu tư, khách hàng, đối tác) sẽ đưa ra quyết định đầu tư, tham gia hoặc không.
Quy trình Pitching tiêu chuẩn
Bước 1: Đặt vấn đề
Trong bước này, bạn cần trình bày vấn đề hoặc thách thức mà sản phẩm/dịch vụ có khả năng giải quyết. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giải thích tình hình hiện tại, những hạn chế hoặc khó khăn mà khách hàng gặp phải. Càng nêu chi tiết lý do tại sao nên sử dụng sản phẩm/dịch vụ hoặc ý tưởng, người nghe càng cảm thấy thuyết phục và đưa ra quyết định có lợi hơn cho bạn.
Bước 2: Trình bày giá trị, tính năng của sản phẩm/dịch vụ
Ở bước này, bạn cần trình bày giá trị cốt lõi mà sản phẩm/dịch vụ mang lại. Hãy nêu rõ các tính năng, giá trị đặc biệt mà sản phẩm/dịch vụ cung cấp. Đồng thời, bạn cũng nên giải thích vì sao chúng có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng. Sử dụng các thông tin và số liệu cụ thể để minh họa giá trị mà bạn đem lại.
Bước 3: Trình bày mô hình kinh doanh
Trong bước tiếp theo, bạn cần trình bày mô hình kinh doanh của mình. Tốt nhất, bạn nên giải thích cách mình sẽ tạo ra lợi nhuận, cung cấp giá trị cho khách hàng. Không những thế, bạn hãy trình bày giải pháp tạo ra doanh thu, chi phí và cấu trúc giá của sản phẩm/dịch vụ, bao gồm cả các chiến lược tiếp thị, kênh phân phối sẽ sử dụng để tiếp cận khách hàng.
Bước 4: Nhìn nhận về thị trường
Để buổi Pitching trở nên hiệu quả hơn, bạn cần đánh giá thị trường mục tiêu của mình. Trong bước này, bạn hãy nêu rõ kích thước thị trường, xu hướng phát triển, đối tượng khách hàng tiềm năng và các đối thủ cạnh tranh. Bạn nên đưa ra các số liệu, dữ liệu nghiên cứu hoặc chứng cứ để chứng minh tiềm năng cũng như sức hấp dẫn của thị trường mục tiêu.
Bước 5: Đề xuất số tiền gọi vốn và kế hoạch sử dụng
Cuối cùng, bạn cần đề xuất số tiền gọi vốn, giải thích mục đích sử dụng. Về cơ bản, kế hoạch sử dụng vốn bao gồm: nâng cấp sản phẩm/dịch vụ, tiếp cận thị trường, mở rộng quy mô và nghiên cứu thị trường. Mục tiêu là tạo ra giá trị cao hơn cho khách hàng, tăng khả năng tiếp cận thị trường. Trong bước này, bạn cũng cần nêu rõ cách sử dụng vốn hiệu quả, mong muốn phát triển doanh nghiệp và tạo ra lợi nhuận bền vững.
Một số thủ thuật chinh phục thành công khi Pitching
Nắm vững ý tưởng trình bày
Trước khi thuyết trình, bạn cần nắm vững ý tưởng của mình. Ngoài ra, bạn hãy đầu tư thời gian để tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực, sản phẩm/dịch vụ mà mình đang trình bày. Đây là cách giúp bạn xác định rõ điểm mạnh cũng như sự khác biệt của ý tưởng. Đồng thời, bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ chứng từ, số liệu và minh hoạ cụ thể để chứng minh tính khả thi, tiềm năng của ý tưởng. Hơn nữa, bạn hãy định nghĩa rõ ràng vấn đề mà ý tưởng giải quyết và giải thích tại sao vấn đề đó quan trọng.
Xác định mục tiêu của bạn
Một giải pháp hữu ích giúp buổi Pitching của bạn diễn ra hoàn thiện hơn, bạn phải đặt mục tiêu cụ thể. Tốt nhất, bạn nên xác định lý do mình muốn thu hút vốn đầu tư, thuyết phục đối tác/khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần dành thời gian tạo động lực cho đội nhóm của mình. Việc xác định mục tiêu sẽ giúp bạn điều chỉnh thông điệp sao cho phù hợp với những định hướng tương lai. Để xác định mục tiêu hiệu quả, bạn cần tập trung vào các yếu tố quan trọng nhất, tránh lan man trước những thông tin không cần thiết.
Tạo câu chuyện hấp dẫn
Một trong những cách hiệu quả để gây ấn tượng trong Pitching là dẫn dắt người nghe theo một câu chuyện hấp dẫn, cuốn hút. Bạn có thể kể lại câu chuyện về việc mình đã gặp phải một khó khăn nào đó. Và từ ý tưởng của mình, bạn đã vượt qua khó khăn.
Bạn có thể kết hợp với những yếu tố gây cảm động hoặc truyền cảm hứng trong câu chuyện để tăng khả năng kết nối với người nghe. Ngoài ra, sử dụng ngôn từ uyển chuyển, hình ảnh sinh động cũng là cách mô tả vấn đề, giải pháp của bạn hiệu quả hơn. Đây là cách giúp người nghe dễ dàng hình dung và tạo tương tác tốt.
Đưa ra lợi ích cụ thể
Khi đưa ra lợi ích về ý tưởng của mình, bạn hãy tạo ra những luận điểm cụ thể, rõ ràng để thuyết phục người nghe. Bên cạnh đó, bạn hãy liệt kê ra những lợi ích mà ý tưởng mình mang lại. Tốt nhất, bạn nên cung cấp những con số, dữ liệu hoặc ví dụ cụ thể để chứng minh thay vì chỉ đề cập đến các tính năng kỹ thuật, tập trung vào cách ý tưởng giải quyết vấn đề, tạo ra giá trị và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Hiểu khán giả của bạn
Để Pitching thành công, quan trọng nhất là hiểu rõ đối tượng mà bạn đang trình bày. Bạn cần nắm vững lĩnh vực hoạt động của người nghe, quyền lợi và khó khăn mà họ phải đối mặt. Khi hiểu khán giả của mình, bạn có thể điều chỉnh thông điệp và phong cách trình bày sao cho phù hợp. Để khách hàng cảm thấy đồng cảm, bạn có thể sử dụng ngôn từ, thuật ngữ và ví dụ gần gũi, chân thực.
Các kỹ năng Pitching thành công
Lập kế hoạch và chuẩn bị
Kỹ năng đầu tiên bạn cần có là xác định mục tiêu của buổi Pitching, nắm vững thông tin về sản phẩm/dịch vụ và hiểu rõ về khách hàng mục tiêu. Với kỹ năng này, bạn có thể xây dựng một kịch bản hoặc slide trình bày chuyên nghiệp và hấp dẫn.
Giao tiếp tự tin
Thể hiện sự tự tin trong lời nói, cử chỉ và cách diễn đạt ý kiến cũng là cách để bạn tạo ra buổi Pitching hoàn hảo. Ngoài ra, bạn hãy đặt mục tiêu để tạo dựng một sự kết nối với khán giả, thể hiện đam mê của mình với dự án.
Kỹ năng thuyết phục
Kỹ năng thuyết phục chính là cách sử dụng lập luận logic, dùng bằng chứng, số liệu cụ thể để chứng minh giá trị của sản phẩm/dịch vụ. Để rèn luyện kỹ năng thuyết phục, bạn cần dành thời gian nghiên cứu, hiểu rõ các về vấn đề và giải pháp của mình.
Trình bày hấp dẫn
Trình bày hấp dẫn, lôi cuốn cũng là một kỹ năng quan trọng của một Pitcher. Bạn cần sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, tránh sử dụng thuật ngữ phức tạp, khó hiểu. Bên cạnh đó, những yếu tố ngoại vi như hình ảnh, biểu đồ, video hoặc ví dụ cụ thể cũng hỗ trợ bạn trình bày tốt hơn. Là một người quản giao giỏi, bạn có thể tương tác với người nghe tự nhiên và thu hút hơn.
Phân tích đối thủ và thị trường
Hiểu rõ về thị trường, đối thủ cạnh tranh và điểm mạnh của sản phẩm/dịch vụ cũng là cách giúp bạn xây dựng buổi Pitching hiệu quả. Đồng thời, bạn hãy đặt ra những đặc điểm độc đáo, lợi thế cạnh tranh để thuyết phục khách hàng tiềm năng.
Tóm lại, Pitching là một hoạt động không thể thiếu đối với các doanh nghiệp startup. Qua bài viết trên, Tino Group tin rằng bạn đã hiểu rõ hơn về Pitching cũng như cách thực hiện Pitching thành công. Đừng quên theo dõi Tino Group để không bỏ lỡ những bài viết hay tiếp theo nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Làm thế nào tăng sức hấp dẫn khi Pitching?
Để tăng sức hấp dẫn, bạn có thể sử dụng những hình ảnh, biểu đồ, số liệu thống kê, câu chuyện,…, để trực quan hoá ý tưởng.
Kết nối với khán giả trong buổi Pitching như thế nào?
Bạn có thể tạo sự kết nối với khán giả bằng cách sử dụng những mẩu chuyện, ví dụ cụ thể và ngôn ngữ phù hợp. Bên cạnh đó, bạn hãy trau dồi kỹ năng lắng nghe, tương tác tốt để khán giả cảm thấy được quan tâm và đồng cảm.
Tạo dựng niềm tin khi Pitching như thế nào?
Để xây dựng niềm tin khi Pitching, bạn cần trình bày các chứng cứ, nghiên cứu, thành tựu hoặc các dự án đã thành công liên quan đến ý tưởng/sản phẩm/dịch vụ của mình.
Cần đưa ra thông điệp cốt lõi của mình khi Pitching không?
Tất nhiên là có! Bạn cần đưa ra thông điệp cốt lõi của mình trong Pitching bằng cách tập trung vào vấn đề cần giải quyết, giải pháp, lợi ích mà ý tưởng/sản phẩm mà mình mang lại.