Điểm khác biệt giữa C2C và B2C là gì? C2C hoạt động như thế nào? Ưu điểm và hạn chế giữa C2C và B2C là gì? Trong bài viết dưới đây, Tino Group sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về những điểm khác biệt giữa C2C và B2C. Mời bạn cùng đón đọc nhé!
C2C là gì?
Nền thương mại điện tử ngày càng phát triển sẽ thúc đẩy các mô hình kinh doanh mới ra đời, nổi bật là hình thức C2C và B2C.
C2C (consumer-to-consumer) là hình thức giao dịch kinh doanh nhấn mạnh vào yếu tố chủ thể là cá nhân. Người bán và người mua sẽ thông qua một sàn giao dịch trung gian để trao đổi hàng hoá, sản phẩm cho nhau mà không qua bất kỳ doanh nghiệp thứ ba nào. Tất cả các hoạt động này sẽ được thực hiện trên internet.
C2C có những mô hình hoạt động nổi bật nào?
Bạn có thể gặp được C2C qua các mô hình nổi bật như:
- Vị trí cao nhất đã gọi tên mô hình đấu giá
- Kế đến là các hình thức quảng cáo sản phẩm, dịch vụ
- Dịch vụ mang yếu tố cá nhân
- Mua bán tài sản ảo
- Các nhu cầu giao dịch khác.
Các ví dụ của mô hình kinh doanh C2C là đấu giá, giao dịch trao đổi, giao dịch hỗ trợ, giao dịch tài sản ảo, …
Đấu giá
Hiện tại, đấu giá đang là xu hướng thịnh hành trong thương mại điện tử.
Các hoạt động trao đổi mua bán sản phẩm, dịch vụ,…được thực hiện trên các sàn đấu giá trực tiếp. Hình thức và cách thức cũng tương tự như phiên đấu giá ngoài đời thực, hồ sơ dự thầu của ai cao hơn thì sẽ đấu giá thành công.
Một vài trang web của dạng mô hình này là: eBay, amazon.com, Yahoo, …Trong đó sẽ có hai dạng web chính là web trung gian hoặc web chuyên dụng. Bên cạnh đó trang greatshop.com còn cung cấp thêm phần mềm để tạo ra các cộng đồng bán giá ngược trực tuyến.
Giao dịch trao đổi
Đây là hình thức cả hai người dùng sẽ trao đổi sản phẩm hoặc thông tin tương đương giá trị nhau mà không có sự can thiệp của đồng tiền. Ví dụ như trang targetbarter.com.
Giao dịch hỗ trợ
Mô hình này như một kênh uy tín làm công cụ trung gian trong các việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, thanh toán sản phẩm,…Paypal là một ví dụ cho loại hình giao dịch này.
Giao dịch tài sản ảo
Mua bán các vật phẩm trong trò chơi điện tử là cách mà giao dịch tài sản ảo hoạt động. Các game thủ sẽ tham gia và nhận được các phần thưởng, rồi mua bán sản phẩm trong game như một trao đổi mua bán trong thế giới ảo.
Tuy nhiên vì là trò chơi điện tử nên vẫn còn nhiều bất cập trong vấn đề này và dễ phát sinh mâu thuẫn. Nên nhà sản xuất đã có những điều chỉnh phù hợp với trò chơi để có thể mang đến cho người dùng những trải nghiệm tối ưu.
Ưu điểm và hạn chế khi sử dụng mô hình C2C
Mô hình C2C mang lại lợi ích gì?
Tiện lợi
Sàn thương mại điện tử ngày càng phát triển, công nghệ cũng ngày một tân tiến khiến cho cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn. Trao đổi có thể xảy ra bất cứ đâu, bất cứ khi nào bạn muốn chỉ cần có kết nối internet.
Tiếp cận được nhiều khách hàng
Nếu như giao dịch trực tiếp giới hạn lại khả năng buôn bán và mua sắm của người dùng trong một không gian nhất định thì với C2C, bạn có thể thấy được rất nhiều mặt hàng ở nhiều nơi. Bạn có thể xem thoải mái mà không phải ngần ngại.
Không qua bên thứ ba
Ưu điểm này sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được khoản chi phí cho “cò”. Không chỉ tiết kiệm, bạn còn hạn chế được những thủ tục rườm rà.
Hạn chế
Song với đó, C2C vẫn tồn tại những bất cập mà cả hai bên mua bán cần phải lưu ý.
Đối với người mua
Đây là giao dịch trực tiếp giữa hai bên với nhau nên sẽ rất khó có ai đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bạn sẽ dễ nhận được những mặt hàng “dở khóc dở cười” khi trên mạng và thực tế lại khác nhau quá xa.
Đối với người bán
Bạn sẽ phải đối mặt với rủi ro về quá trình thanh toán: có thể chậm, có thể nhanh và cũng có thể bị “bùng” hàng. Lúc đó bạn cũng không thể làm gì được bên còn lại. Do đó, đây là hạn chế khá lớn đối với giao dịch C2C.
Vì vẫn còn vài hạn chế nhất định trong lúc kinh doanh, thương mại điện tử còn một thuật ngữ nữa là B2C như một mô hình có phần vượt trội hơn ở một số điểm.
Điểm khác biệt giữa C2C và B2C?
Tìm hiểu về mô hình B2C
B2C (business-to-customer) là hình thức trao đổi kinh doanh giữa doanh nghiệp và người dùng. Đây là mô hình tuy ít được sử dụng ở nước ta nhưng lại có tầm ảnh hưởng rất rộng. Trong đó, người dùng là các khách hàng cá nhân.
Các loại mô hình chính của B2C gồm có:
- Nhà cung cấp nội dung: nhacso.net, vnexpress.vn,…
- Nhà cung cấp cộng đồng: yahoo, 360, facebook,…
- Nhà cung cấp dịch vụ: VNPT (internet),…
- Nhà tạo thị trường: chodientu.vn,…
- Nhà bán lẻ điện tử: dell, amazon,…
- Nhà trung gian giao dịch: vatgia.com, marofin.com,…
- Cổng nối: google, yahoo,…
Điểm khác nhau
So với C2C, B2C có những điểm khác biệt cơ bản sau:
- Bên tham gia của mô hình kinh doanh B2C có sự xuất hiện của doanh nghiệp, nhà sản xuất,…
- Người bán và người mua cũng có sự thay đổi
- Độ tin cậy sản phẩm cao hơn
- Sản phẩm được sản xuất chuyên nghiệp hơn về mẫu mã, màu sắc,…
- Đa dạng hình thức mua bán, thanh toán,…
Nhìn chung, cả hai mô hình giao dịch đều có những đặc điểm riêng. Chính sự khác biệt này đã đem đến nhiều loại hình kinh doanh thương mại điện tử đa dạng, phong phú.
Hy vọng bài viết này sẽ trang bị cho bạn những kiến thức cơ bản để có thể lấn sân sang kinh doanh và có con đường đi của chính mình.
FAQs
Hiện nay, khái niệm này vẫn còn đang có nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ các bên thành phần thì chúng ta sẽ tạm có ba thành tố:
G (government): chính phủ
B (business): doanh nghiệp
C (consumer): người tiêu dùng Thương mại điện tử sẽ là sự kết hợp hai trong ba yếu tố đó lại ta sẽ có 9 hình thức kinh doanh khác nhau: G2G, G2B, G2C, B2G, B2B, B2C, C2G, C2B, C2C. Trong đó có bốn loại hình thức chính là: B2B, B2C, B2G, C2C. 4 bước xây dựng mô hình này là:
Vì đây là hình thức kinh doanh giữa các cá nhân với nhau nên chính mỗi người sẽ là một thương hiệu riêng và tự phải xây dựng thương hiệu ấy cho bản thân mình bằng cách:Ngoài hai loại hình kinh doanh C2C và B2C, thương mại điện tử còn có những loại nào?
Làm thế nào để xây dựng mô hình B2C?
Những hạn chế của mô hình B2C là gì?
Làm sao để xây dựng mô hình C2C thành công?
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay TinoHost để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Với bề dày kinh nghiệm hơn 5 năm cung cấp hosting, dịch vụ cho thuê máy chủ, các dịch vụ liên quan đến tên miền và bảo mật website, hãy để TinoHost đồng hành cùng bạn trên con đường khẳng định thương hiệu trên bản đồ công nghệ toàn cầu!