Bạn đang ấp ủ một ý tưởng kinh doanh nhưng chưa biết nên bắt đầu từ đâu? Bạn đang vận hành một doanh nghiệp và đang gặp phải những rủi ro về doanh thu? Đây là yếu tố tạo nên Business Model? Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề này, hãy cùng Tino Group theo dõi bài viết dưới đây về “Business Model là gì?” để tìm cho mình những lời giải đáp nhé!
Đôi nét về Business Model
Business Model là gì?
Business Model còn được gọi là mô hình kinh doanh. Đây là một bản kế hoạch cao cấp giúp vận hành doanh nghiệp đạt được lợi nhuận đáng kể trong một thị trường cụ thể.
Thành phần chính của Business Model chính là tuyên bố giá trị (Value Proposition) – lời giới thiệu của doanh nghiệp về sản phẩm/ dịch vụ sẽ cung cấp đến khách hàng, nhấn mạnh lợi ích, sự khác biệt trong sản phẩm của mình so với các đối thủ nhằm thuyết phục khách hàng và công ty đối tác.
Hiểu đơn giản, Business Model là kế hoạch của doanh nghiệp xây dựng để kiếm tiền, trong đó sẽ xác định sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp bán, thị trường mục tiêu hướng tới và các chi phí dự đoán để đầu tư phát triển.
Tại sao cần sử dụng Business Model?
Các doanh nghiệp mới bước đầu thành lập nhất định phải xây dựng Business Model riêng để thu hút đầu tư, chiêu mộ nhân tài cũng như thúc đẩy vận hành công ty và quản lý nhân viên.
Những doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm cần xem xét và cập nhật lại Business Model thường xuyên. Thị trường luôn có nhiều biến đổi, nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi, nâng cấp hơn, doanh nghiệp sẽ không lường trước được những thử thách nào đang chờ đợi phía trước.
Đối với các nhà đầu tư, họ cần kiểm tra và đánh giá kỹ về Business Model tại những doanh nghiệp mà họ đang rót vốn.
Ví dụ về Business Model
Thương hiệu Gillette
Trong ngành sản xuất dao cạo râu, thương hiệu Gillette đã áp dụng Business Model với tên gọi là mô hình “tay cầm – lưỡi dao” nhằm hướng đến mục tiêu lợi nhuận cao. Gillette đã kinh doanh bằng cách bán ra sản phẩm tay cầm gắn vào lưỡi dao cạo Mach3 với mức giá bằng hoặc thấp hơn chi phí sản xuất.
Với mô hình “tay cầm – lưỡi dao” mà Gillette có thể áp dụng với bất kỳ doanh nghiệp nào trên thị trường thông qua việc bán ra một sản giá rẻ, sau đó cung cấp một sản phẩm đi kèm khách có giá cao hơn đáng kể.
Với định hướng này, Gillette đã tiếp cận được một lượng khách hàng ổn định sử dụng lưỡi dao cao cấp hơn. Từ đó, doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận nhờ tăng doanh số bán lưỡi dao.
The Coffee House
Dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng chuỗi cà phê THe Coffee House đã có tốc độ phát triển mạnh mẽ so với nhiều đối thủ trong phân khúc nhờ sự am hiểu thị trường và quản trị tốt. Thành công của thương hiệu là nhờ vào đội ngũ phát triển lựa chọn Business Model phù hợp, lấy khách hàng làm trung tâm, hướng đến chất lượng và sự tinh tế trong từng dịch vụ, mang đến cảm nhận, giá trị thân quen cho khách hàng.
The Coffee House dần thay đổi ý nghĩ của khách hàng về việc “đi cà phê”. Không đơn thuần là bạn đến quán để nạp vào người thứ chất lỏng có chứa cafein mà còn là những cuộc hẹn, gặp gỡ chia sẻ mọi điều trong công việc, cuộc sống và thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, chuỗi cà phê của The Coffee House mang đến cho khách cảm giác một quán cà phê thân quen như ở nhà và không cửa hàng nào giống cửa hàng nào 100% về cách thiết kế không gian.
Có thể thấy, thành công của The Coffee House nhờ Business Model hướng đến một thị trường ngách trong một đại dương đỏ. Thương hiệu tập trung đầu tư vào chất lượng cà phê, dịch vụ, công tác vận hành và quản trị cũng như ứng dụng công nghệ, trải nghiệm hóa dịch vụ khách hàng. Với sự chỉn chu trong từng chi tiết nhỏ nhặt đã tạo nên giá trị thân quen, cuốn hút cho khách hàng của The Coffee House.
Các dạng Business Model phổ biến
Business Model quảng cáo
Đối với Business Model quảng cáo, doanh nghiệp cần đáp ứng hai nhóm khách hàng là: khán giả/ người xem và đơn vị quảng cáo của bạn. Người xem có thể hoặc không trả tiền cho doanh nghiệp nhưng nhà quảng cáo của bạn chắc chắn phải có.
Đôi khi, Business Model quảng cáo được kết hợp với mô hình cung cấp dịch vụ cộng đồng, nơi doanh nghiệp nhận được nội dung của mình miễn phí từ người dùng thay vì trả tiền cho người tạo ra nội dung để phát triển nội dung đó.
Business Model mô giới
Những doanh nghiệp môi giới có vai trò gắn kết người mua và người bán, tạo điều kiện cho các giao dịch được thực hiện. Doanh nghiệp sẽ tính chi phí giao dịch đối với người mua hoặc người bán, đôi khi cả hai.
Business Model nhượng quyền
Nhượng quyền được xem là một trong số Business Model phổ biến của ngành công nghiệp F&B. Với mô hình này, doanh nghiệp đang bán công thức cho một cá nhân khác để họ bắt đầu và điều hành trên thương hiệu của bạn. Bên cạnh đó, bạn thường tham gia hỗ trợ, giúp chủ sở hữu nhượng quyền mới bắt đầu và điều hành kinh doanh, Thực tế, bạn đang bán quyền truy cập vào một Business Model thành công mà bạn đã phát triển.
Business Model thị trường
Business Model thị trường cho phép người bán liệt kê những mặt hàng để kinh doanh và cung cấp cho khách hàng thông qua một số công cụ hỗ trợ kết nối. Đây là một mô hình kinh doanh có thể đem lại cho doanh nghiệp nhiều nguồn doanh thu khác nhau như phí người mua hoặc người bán để giao dịch thành công, dịch vụ bổ sung để quảng cáo sản phẩm của người bán và bảo hiểm để người mua an tâm. Business Model thị trường có thể sử dụng kinh doanh sản phẩm lẫn dịch vụ.
Những Business Model được liệt kê trên đây không phải là danh sách phân loại đầy đủ tất cả các mô hình kinh doanh tồn tại. Trong thị trường có rất nhiều loại Business Model khác nhau, bạn không nhất thiết phải sáng tạo một Business Model mới khi bắt đầu kinh doanh. Bạn có thể sử dụng các mô hình có sẵn để đảm bảo an toàn. Tỷ lệ thành công của những mô hình này được đánh giá là khá cao vì chúng đã được chứng minh có hiệu quả. Bạn có thể sử dụng và tạo nên những thay đổi nhỏ khác biệt để phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
4 yếu tố tạo nên Business Model cơ bản
Trong doanh nghiệp, Business Model đảm nhận vai trò là cầu nối gắn kết đầu vào kỹ thuật (Technical inputs) và đầu ra kinh tế (Economics outputs). Để thực hiện điều này, Business Model cần sự tổng hợp, hỗ trợ của 4 yếu tố cơ bản là khu vực hoạt động, khu vực sản phẩm/ dịch vụ, khu vực khách hàng và khu vực tài chính.
Khu vực hoạt động
Khu vực hoạt động sẽ tương ứng với những yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng, bao gồm 3 nhân tố chính là nguồn lực chính, mạng lưới đối tác và các hoạt chính.
Nguồn lực chính
Nguồn lực chính có thể xem là khả năng của doanh nghiệp trong việc cung cấp sản phẩm/ dịch vụ ra thị trường thực tế. Bất kỳ một lĩnh vực hoạt động nào, để thành công doanh nghiệp cần phải xác định rõ năng lực cốt lõi trong việc cung cấp sản phẩm, từ đó tập trung đẩy mạnh và phát triển chúng. Đây cũng là nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Mạng lưới đối tác
Đây là yếu tố thứ hai mà doanh nghiệp cần phải quan tâm khi thiết lập Business Model. Mạng lưới đối tác là những doanh nghiệp khác có mối quan hệ hợp tác, cộng sự với doanh nghiệp của bạn. Trong kinh doanh, bạn không thể phát triển đơn độc trên thị trường mà luôn cần sự hỗ trợ, cung cấp và chia sẻ nguồn lực hay nguồn tài nguyên qua lại lẫn nhau giữa các doanh nghiệp khác cùng phân khúc. Điều này không chỉ giúp khuếch đại nguồn lực cho nhau hoạt động vững chắc, đa dạng mặt hàng mà còn tạo nên những lợi thế cạnh tranh mới.
Các hoạt động chính
Doanh nghiệp không thể bỏ qua những hoạt động mang tính chủ chốt trong quá trình thực hiện Business Model. Những hoạt động này có thể được thực hiện bởi chính doanh nghiệp hoặc thông qua một kênh đối tác nào đó. Mỗi doanh nghiệp vận hành ở từng lĩnh vực khác nhau sẽ cần thực hiện những hoạt động chính riêng.
Khu vực sản phẩm và dịch vụ
Business Model chứa một thành phần đặc biệt là tuyên bố giá trị giúp khẳng định và truyền tải những điều tốt đẹp nhất mà khách hàng có thể nhận được từ doanh nghiệp. Thông qua những phương thức hành động khôn khéo, tinh tế, doanh nghiệp sẽ khiến khách hàng không ngần ngại xuống tiền sử dụng những gói sản phẩm/ dịch vụ của mình. Việc tuyên bố giá trị này sẽ được doanh nghiệp thực hiện mô tả đặc điểm, tính chất, công dụng và thông điệp về sản phẩm/ dịch vụ chi tiết và rõ ràng nhất, tương ứng với từng nhóm đối tượng khách hàng. Điều này sẽ chạm vào tâm lý, nhu cầu cũng như tạo sức hút mạnh cho khách hàng, giúp họ có những chuyển đổi mua hàng tích cực hơn. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tạo ra cơ sở để phân khúc khách hàng hiệu quả.
Khu vực khách hàng
Phân khúc khách hàng mục tiêu
Đây là nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp luôn quan tâm và hướng đến. Phân khúc khách hàng mục tiêu này có thể xem là nguồn sống còn, yếu tố quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thành hay bại. Do đó, khi thiết lập Business Model cần có kế hoạch cụ thể để thể hiện rõ sự quan tâm, thấu hiểu của doanh nghiệp với tệp khách hàng này.
Kênh phân phối
Kênh phân phối được xem là lợi dây gắn kết doanh nghiệp và những tuyên bố giá trị của doanh nghiệp với khách hàng. Thông qua kênh trung gian này, doanh nghiệp có thể gia tăng doanh số và lợi nhuận kinh doanh. Trong các mô hình kinh doanh, sở hữu kênh phân phối hiệu quả sẽ giúp tạo ra thế mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.
Quan hệ khách hàng
Trong kinh doanh, tất cả các mối quan hệ đều quan trọng, đặc biệt là quan hệ khách hàng. Do đó, thiết lập Business Model, doanh nghiệp cần chỉ rõ những chiến lược và các phương thức giúp xây dựng, duy trì các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng dù họ thuộc bất kỳ phân khúc khách hàng nào, tầm trung hay cao cấp.
Khu vực tài chính
Cấu trúc chi phí
Doanh nghiệp cần đầu tư những khoản chi phí quan trọng để xây dựng và vận hành Business Model. Đây cũng chính là thành phẩm từ các thành phần khác nhau trong Business Model. Nghĩa là, mỗi loại chi phí sẽ tương ứng với từng thành phần cụ thể trong Business Model. Do đó, gọi là cấu trúc chi phí vì chúng cấu thành nên nhiều thành phần trong Business Model.
Doanh thu
Hiển đơn giản, doanh thu chính là khoản tài chính, lợi nhuận mà doanh nghiệp nhận được từ khách hàng sau khi trừ hết các chi phí sản xuất, nguyên liệu,… Nguồn thu này có thể đến từ một hoặc nhiều phân khúc khách hàng khác nhau thông qua giá trị mà hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra.
Trên đây là thông tin chi tiết về “Business Model là gì?” cũng như vai trò quan trọng của việc xây dựng Business Model trong kinh doanh. Để tìm ra một Business Model phù hợp và hiệu quả chưa bao giờ là điều dễ dàng với các chủ doanh nghiệp khi mới thành lập công ty. Khi nắm rõ những yếu tố then chốt trong Business Model sẽ giúp doanh nghiệp vận hành tốt và đánh giá được tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Chúc các bạn thành công!
FAQs về Business Model
Nhà đầu tư có cần đánh giá chi tiết Business Model không?
Trước khi lựa chọn một doanh nghiệp để rót vốn, nhà đầu tư cần phải đánh giá thật kỹ về Business Model của doanh nghiệp đó, Điều này sẽ quyết định những khoản lợi nhuận mà nhà đầu tư sẽ nhận được về sau. Mặc dù việc đánh giá Business Model không cho nhà đầu tư biết rõ triển vọng của doanh nghiệp nhưng họ có thể cảm nhận chính xác hơn về dữ liệu tài chính của doanh nghiệp đó.
Cần lưu ý gì khi xây dựng Business Model?
- Business Model là chiến lược cốt lõi để đảm bảo doanh thu có lãi cho công ty cũng như quyết định sự thành bại trong kinh doanh.
- Đòn bẩy quan trọng của Business Model cần chú ý là giá cả và chi phí.
- Để đánh giá một Business Model ở tư cách là nhà đầu tư, bạn cần xem xét ý tưởng kinh doanh đó có hợp lý hay không, những điều khoản đầu tư vào công tư có xứng đáng không để có quyết định cuối cùng.
Những khoản phí nào phải trả cho một Business Model?
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Nguồn hàng hóa kinh doanh
- Đầu tư trang thiết bị.
- Chi phí vận hành, địa điểm, nhân sự, đối tác,…
- Chi phí pháp lý và các loại chi phí phụ khác.
Hậu quả nếu doanh nghiệp không xây dựng Business Model
Business Model vô cùng cần thiết cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự vận hành liên tục và bền vững. Vì sự chủ quan, không xây dựng Business Model rõ ràng đã khiến nhiều Startup nhanh chóng thất bại chỉ sau một thời gian ngắn vì không xác định rõ định hướng phát triển, thị trường kinh doanh, khách hàng mục tiêu mà chỉ tập trung vào lợi nhuận để hoạt động.