Business Administration là gì? Cơ hội nghề nghiệp của Business Administration ra sao? Business Administration bao gồm những công việc thường nhật nào? Nếu muốn dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh, bạn chắc chắn không thể bỏ qua chủ đề Business Administration trong bài viết dưới đây cùng Tino Group.
Giới thiệu tổng quan về Business Administration
Business Administration là gì?
Business Administration (tạm dịch: quản trị kinh doanh) là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh. Công việc chủ yếu của Business Administration là quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hoặc các dịch vụ kinh doanh. Business Administration thuộc khối ngành kinh tế và hầu như có mặt ở tất cả các trường Đại học trên cả nước.
Đây là một ngành nghề khá hot, được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi bởi cơ hội việc làm lớn với đa dạng vị trí khác nhau. Với Business Administration, bạn có thể học được rất nhiều kiến thức chuyên môn kinh doanh, kiến thức tư tưởng chính trị trong suốt thời gian đào tạo.
Ngoài ra, khi theo học ngành Business Administration, bạn còn có cơ hội rèn luyện nhiều kỹ năng mềm khác nhau như thuyết trình, tổ chức, trình bày, giải quyết vấn đề, giao tiếp,… Nếu được đào tạo trong môi trường học tập tốt, ngành Business Administration sẽ cho ra “lò” nguồn nhân sự chất lượng, đáp ứng được các vấn đề thiếu hụt cũng như các yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Những bạn trẻ sau khi tốt nghiệp ngành Business Administration có thể làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau như quản trị nhân sự, tiếp thị, tài chính, kế toán,…
Các hoạt động phổ biến của Business Administration
Những sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Business Administration có thể vận dụng vốn kiến thức của mình để phát triển doanh nghiệp. Đây là những người có thể trực tiếp đưa ra các giải pháp khả thi, góp phần tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp của mình. Các nhà quản trị kinh doanh có thể vận dụng phương pháp, kỹ năng đã được học và tích lũy trong quá trình học tập để điều hành, phối hợp với các ngành kinh doanh khác nhau.
Công việc của Business Administration cực kỳ đa dạng, người trong ngành có thể làm việc ở tất cả các doanh nghiệp, nhà sản xuất, từ hàng tiêu dùng cho đến công nghiệp, thị trường bán lẻ hàng hoá hoặc nghiên cứu nhằm biến đổi thị trường.
Đồng thời, bộ phận quản trị kinh doanh còn chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp và công ty. Không những thế, họ cũng chịu nhiệm vụ lên kế hoạch và tổ chức các chiến lược dài hạn. Công việc của các nhà quản lý là giám sát hoạt động của nhân viên, tuyển dụng nhân sự cho khối ngành nhân sự, tạo động lực cho quá trình phát triển của doanh nghiệp và đưa ra báo cáo tài chính kinh tế để đưa ra những giải pháp phát triển về lâu dài.
4 mảng chuyên ngành của Business Administration
Về bản chất, Business Administration có tên gọi chung là quản trị kinh doanh và được chia thành nhiều mảng chuyên ngành khác nhau, bao gồm:
- Quản trị kinh doanh tổng hợp.
- Quản trị kinh doanh quốc tế.
- Quản trị kinh doanh thương mại.
- Marketing.
Quản trị kinh doanh tổng hợp
Khi theo học ngành quản trị kinh doanh tổng hợp, bạn sẽ được tiếp thu các kiến thức tổng hợp về lĩnh vực kinh doanh. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện về ngành. Sau quá trình lĩnh hội kiến thức, bạn có thể làm các công việc liên quan đến giám sát, quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cơ quan.
Người học ngành quản trị kinh doanh tổng hợp còn có khả năng lập kế hoạch, tổ chức đường lối của công ty, phân bổ nguồn lực một cách hợp lý nhất cho các dự án và mục tiêu đã đề ra.
Quản trị kinh doanh quốc tế
Có thể nói, quản trị kinh doanh quốc tế là “thế hệ kế nhiệm” mới nhất so với các ngành quản trị khác. Tuy nhiên, đây lại là ngành có độ phủ sóng mạnh mẽ và được rất nhiều bạn trẻ ưa thích chọn lựa.
Với lĩnh vực này, bạn sẽ được trang bị kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn của các hoạt động kinh doanh quốc tế. Ngoài những kiến thức như tài chính kế toán, quản trị kinh doanh, bạn còn được học đầu tư quốc tế, hoạt động Marketing, quá trình xuất/nhập khẩu,…
Quản trị kinh doanh thương mại
Đúng như tên gọi, ngành quản trị kinh doanh này đào tạo các bạn sinh viên làm việc trong các doanh nghiệp thương mại trong và ngoài nước. Khi theo học ngành quản trị kinh doanh thương mại, bạn sẽ được học về quản trị kinh doanh, trang bị kiến thức chuyên sâu về các hoạt động nhập – xuất – nhập kho, phân tích tài chính, quản trị bán lẻ,… Quản trị kinh doanh thương mại tập trung đào tạo kỹ năng thực tiễn cho sinh viên hơn là tính toán và phân tích lý thuyết.
Marketing
Trên thực tế, Marketing là một trong những bộ phận cốt lõi của một doanh nghiệp. Bộ phận này có khả năng quyết định sự thành, bại của một sản phẩm/dịch vụ hoặc thương hiệu. Đồng thời, Marketing còn là yếu tố giúp doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng tốt nhất.
Vì vậy, để bán được sản phẩm/dịch vụ, tăng doanh thu, doanh nghiệp cần có đội ngũ Marketing vững mạnh. Thế nên, đối với ngành Marketing, bạn sẽ được định hướng về “đường đi nước bước” để tạo chiến dịch quảng cáo, đưa ra phương hướng đến chinh phục nhiều người tiêu dùng nhất.
Không những thế, khi theo học ngành Marketing, bạn cũng được đào tạo các kiến thức chuyên ngành như nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hành vi khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh,… Từ đó, bạn có thể đúc kết và xây dựng các phương pháp quảng bá sản phẩm hiệu quả hơn.
Điểm khác nhau giữa Business Administration và Business Management
Business Management là gì?
Trước khi tiến hành so sánh Business Administration và Business Management, bạn cần nắm rõ khái niệm của Business Management. Theo đó, thuật ngữ này dùng để mô tả công việc quản lý kinh doanh và quản lý của một doanh nghiệp. Nhiệm vụ của một Business Management bao gồm các hoạt động liên quan đến việc giám sát quy trình kinh doanh, quản lý phân bổ nguồn nhân lực. Business Management hướng đến việc mang lại hiệu quả và giúp doanh nghiệp hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra.
Sau khi hiểu được ý nghĩa của hai thuật ngữ trên, hãy cùng Tino Group tìm điểm khác nhau giữa Business Administration và Business Management.
3 điểm khác nhau giữa Business Administration và Business Management
Chương trình học
- Business Administration: Chủ yếu học các kiến thức về kinh tế, kinh doanh và kế toán, công nghệ thông tin,…
- Business Management: Chủ yếu học các kiến thức về quản trị con người, quản lý dự án, giao tiếp, quản lý hậu cần,…
Cơ hội việc làm
- Business Administration: Có thể trở thành nhân viên kế toán, chuyên viên tiếp thị, nhà phân tích kinh doanh, nhà quản trị nguồn nhân lực,…
- Business Management: Có thể trở thành nhà quản trị nhân sự, nhà quản lý dự án, quản lý hậu cần, giao tiếp,…
Kỹ năng cần có
- Business Administration: Các kỹ năng của người theo học Business Administration là:
- Kỹ năng xây dựng chiến lược.
- Kỹ năng phân tích.
- Kỹ năng tổ chức.
- Kỹ năng thích nghi tốt.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng xây dựng kế hoạch rõ ràng, chi tiết.
- Business Management: Các kỹ năng của người theo học Business Management là:
- Kỹ năng tạo nguồn động lực.
- Kỹ năng truyền cảm hứng.
- Kỹ năng sáng tạo và đổi mới.
- Kỹ năng quan sát tầm nhìn lớn.
Nhìn chung, Business Administration là ngành nghề phổ biến và được nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Qua bài viết, Tino Group tin rằng bạn đã hiểu Business Administration là gì cũng như những thông tin liên quan đến thuật ngữ. Hy vọng bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích giúp bạn lựa chọn đúng ngành nghề mình theo đuổi.
Những câu hỏi thường gặp
Học ngành Business Administration có dễ xin việc không?
Câu trả lời là “Có!”. Khi theo đuổi ngành học này, bạn sẽ được trang bị kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, lựa chọn ngành học này là một quyết định sáng suốt để có con đường sự nghiệp rộng mở.
Các kỹ năng mềm cần có khi học Business Administration là gì?
Một số kỹ năng mềm bạn cần trang bị khi học Business Administration là:
- Kỹ năng tra cứu Internet, kỹ năng tin học.
- Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm.
- Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán.
- Kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng xây dựng kế hoạch.
Nên học Business Administration ở trường nào?
Những trường Đại học nổi tiếng bạn có thể theo học ngành Business Administration là:
- Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Học viện Ngân hàng.
- Đại học Ngoại thương.
- Đại học Tài chính – Marketing,…
Hạn chế khi học Business Administration là gì?
Một số điểm hạn chế bạn có thể gặp phải khi theo học ngành Business Administration là:
- Kiến thức lan man, quá nhiều khiến sinh viên dễ rơi vào tình trạng “học trước quên sau”.
- Xu hướng kinh doanh không ngừng biến đổi.
- Có quá nhiều con đường để các lĩnh viên lựa chọn, gây hoang mang.