Bạn đang thực hiện cấu hình mạng và muốn xem 2 mode Bridge và PPPoE là gì? Hay đơn giản hơn là bạn muốn tìm hiểu Bridge là gì và PPPoE là gì? Vậy, trong bài viết này Tino Group sẽ giải đáp câu hỏi ở trên giúp bạn nhé!
Bridge và PPPoE là gì?
Trước khi tìm hiểu về Bridge và PPPoE là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu về NAT trước nhé!
NAT là gì?
NAT là viết tắt của cụm từ tiếng: Network Address Translation, tạm dịch: Biên dịch địa chỉ mạng. Công dụng chính của NAT là giúp địa chỉ mạng cục bộ (Private) truy cập được đến mạng công cộng (Public-Internet). Router biên, nơi kết nối 2 loại mạng này, là nơi thực hiện kỹ thuật NAT.
Hay chúng ta có thể hiểu đơn giản, NAT là một kỹ thuật giúp một hoặc nhiều địa chỉ IP nội miền chuyển đổi sang một hoặc nhiều địa chỉ IP ngoại miền khác.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về NAT tại: NAT là gì? Cấu hình NAT ra Internet như thế nào?
Bridge là gì?
Hiểu đơn giản, Bridge hay Bridge mode có nghĩa cấu hình vô hiệu hóa tính năng NAT trên modem và cho phép bộ định tuyến hoạt động như một máy chủ DHCP mà không gây ra xung đột địa chỉ IP.
Khi đọc đoạn này, có lẽ bạn đang tự hỏi có cần phải bật Bridge mode trên router hoặc hệ thống wifi của mình hay không đúng chứ?
Câu trả lời khá đơn giản: nếu bạn sử dụng router thứ 2 trở lên hay nhiều router hay hệ thống lưới wifi với một router có sẵn, bạn nên bật chế độ Bridge mode trên ít nhất 1 trong 2 bộ đó.
PPPoE là gì?
PPPoE là viết tắt của một từ khá dài: Point-to-Point Protocol over Ethernet, tạm dịch: Giao thức điểm tới điểm qua Ethernet. Đây là một giao thức kết nối, quản lý đã được triển khai và sử dụng từ năm 1998.
Khác với Bridge mode, PPPoE thiết lập trên cơ chế cấu trúc phân nhánh thiết bị kết nối và truyền tải tín hiệu theo tuyến cố định; hoạt động theo hệ thống truyền tin Point-to-Point bằng đường hầm cố định nên có tính bảo mật cao.
Tìm hiểu về Bridge
Khi nào nên sử dụng Bridge mode?
Trong thực tế, có thể có rất nhiều ứng dụng khác khi sử dụng Bridge mode. Nhưng theo Tino Group tìm hiểu thì có 2 trường hợp nên sử dụng Bridge mode bao gồm:
- Khi bạn sử dụng nhiều hơn 1 bộ định tuyến (Router)
- Trong trường hợp bạn kết nối với hệ thống wifi lưới hoặc router bảo mật với mạng của mình.
Lưu ý: nếu bạn sử dụng 2 router trên cùng một địa chỉ mạng sẽ dẫn đến các vấn đề như là:
- Xung đột địa chỉ IP (chắc chắn xảy ra)
- Giảm hiệu suất (hiếm xảy ra)
Và trường hợp này được gọi là Double NAT. Ngay cả khi router của bạn sử dụng địa chỉ IP khác với router chính, bạn vẫn có thể gặp sự cố nhé! Do đó, để tránh phải nhờ người cứu hộ, bạn nên hỏi thăm các chuyên gia hoặc người biết nhiều về mạng trước nhé!
Tại sao nên sử dụng Bridge mode?
Tăng phạm vi phủ sóng Wifi
Giả sử, bạn đang bật 2 bộ router để tăng độ phủ sóng của wifi và cả 2 đều hỗ trợ không dây, Bridge mode sẽ giúp bạn kết nối cả thiết bị có dây lẫn không dây và tất cả đều sẽ được hưởng lợi từ bất kỳ tiêu chuẩn Wifi nào.
Hạn chế xung đột địa chỉ IP và giảm hiệu suất
Hiện tại, chúng ta hay người dùng phổ thông nói chung (trừ các anh kỹ thuật mạng) rất ít khi chuyển tiếp cổng, trừ khi bạn muốn chạy một game server cục bộ hay một ổ NAS có thể truy cập Internet. Khi được kết nối với router thứ 2, chúng sẽ không có khả năng hoạt động nếu router 2 đang thực hiện NAT riêng và phân phối địa chỉ IP. Điều này giúp đảm bảo quy tắc chuyển tiếp cổng hoạt động.
Tìm hiểu về PPPoE
Nhiệm vụ chính của PPPoE
- Tiếp nhận kết nối mạng: PPPoE sẽ là máy chủ ảo nhận diện máy tính kết nối mạng đã truyền tải và tiến hành xét duyệt, cung cấp IP cho địa chỉ kết nối.
- Quản lý, tổng hợp và khắc phục lỗi mạng: một công dụng tuyệt vời khác của PPPoE chính là cơ quan đầu não xử lý toàn bộ lỗi kỹ thuật cho thiết bị trong quá trình sử dụng mạng từ các nhà mạng
Những ưu điểm của PPPoE
- Khả năng phát sóng mạnh: bản thân PPPoE được xem là một trạm phát sóng mạng lớn và là chiến tuyến cố định tập trung sóng mạnh.
- Tốc độ nhanh vượt trội: ngay khi nhận được tính hiệu, PPPoE sẽ lập tức nhận diện, phát tán và phát sóng đi ngay trong vài giây ngắn ngủi.
- Một trong những ưu điểm thật sự vượt trội của PPPoE chính là khả năng bảo mật cao. Với những thuật toán bảo vệ mạnh mẽ và mọi thông tin được phân tích một cách bí mật, kết nối mạng trở nên an toàn hơn bao giờ hết.
So sánh Bridge và PPPoE
Sau khi đã tìm hiểu về Bridge và PPPoE, bạn cũng đã có một cái nhìn tổng quan về chúng. Ngay sau đây, chúng ta sẽ thực hiện so sánh để thấy sự tương quan giữa Bridge và PPPoE nhé!
- Bridge mode chỉ hỗ trợ một máy tính duy nhất, trong khi đó PPPoE lại hỗ trợ cùng lúc nhiều máy tính.
- Ở chế độ PPPoE luôn luôn kết nối trong khi đó ở chế độ Bridge bạn sẽ cần phải quay số cho mỗi lần kết nối Internet.
- PPPoE có mức độ an toàn cao hơn khi so với Bridge
- PPPoE mode có hỗ trợ NAT và không có NAT trong Bridge mode
- Nếu máy tính kết nối với modem ở Bridge mode bạn sẽ nhận được một địa chỉ IP công cộng. Trong khi đó, nếu bạn kết nối máy tính với modem cấu hình PPPoE mode bạn sẽ có địa chỉ IP riêng.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về rất nhiều kiến thức như: Bridge là gì, PPPoE là gì cũng như so sánh Bridge và PPPoE với nhau để bạn có một cái nhìn tổng quan nhất về 2 mô hình này trong mạng. Tino Group hi vọng bạn đã tìm được thông tin mình mong muốn. Nếu trong bài viết có bất kỳ thông tin nào sai lệch hay cần bổ sung mới, Tino Group rất mong bạn sẽ liên lạc để chúng ta cùng nhau trao đi kiến thức cho cộng đồng nhé! Chân thành cảm ơn bạn!
Bài viết tham khảo nội dung từ: techadvisor, corenetworks, vietteltelecom, Tutorialspoint, netgear,…
Những câu hỏi thường gặp về Bridge và PPPoE
Làm sao để sửa lỗi Duplicate Name Exist?
Trong trường hợp này, Tino Group có một số gợi ý như sau có thể sẽ giúp bạn có thể giải quyết vấn đề bao gồm:
- Thay đổi tên của máy tính chỉ cần đổi một trong 2 tên và khởi động lại.
- Cập nhật lại WINS server
- Cập nhật hệ điều hành Windows mới nhất
Điều quan trọng cần phải quan tâm khi cấu hình mạng là gì?
Theo các chuyên gia, điều quan trọng nhất là việc đặt tên giữa các máy tính trong mạng khác nhau khi tạo Windows Workgroup. Nếu bạn tạo hoặc đặt tên nhiều máy giống nhau trong 1 mạng LAN sẽ khiến lỗi duplicate name exists diễn ra.
Nên làm gì sau khi thực hiện thiết lập lại bộ định tuyến mới trong LAN?
Tino Group khuyến khích bạn nên thực hiện cấp lại nguồn ngay sau khi thực hiện thiết lập lại bộ định tuyến mới trong mạng cục bộ của mình. Khi thực hiện cấp lại chu kỳ nguồn trên mạng cục bộ bạn sẽ khởi động quá trình và đồng bộ hóa tất cả các thiết bị trong đó. Điều này giúp bạn có thể khắc phục thêm được nhiều sự cố khác như:
- Sự cố Internet chậm
- Lỗi kết nối wifi
- Sự cố trong mạng LAN
Lưu ý: bạn nên sử dụng nguồn điện một cách thích hợp để đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru và không hỏng thứ gì nhé!
Làm sao để cấp nguồn Modem, Router một cách hiệu quả?
Để cấp nguồn cho Modem hay Router một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo từng bước như sau:
- Ngắt kết nối Modem hoặc Router bằng cách rút nguồn
- Đợi 30 giây
- Cắm nguồn cung cấp điện trở lại
- Đợi một phút cho đến khi toàn bộ đèn LED sáng hẳn và không nhấp nháy