Nếu bạn muốn khách hàng dễ dàng nhận dạng và ghi nhớ sản phẩm, dịch vụ của công ty, bạn nên biết cách xây dựng brand awareness cho doanh nghiệp. Vậy brand awareness là gì? Làm thế nào để có thể tạo dựng brand awareness thành công?
Brand awareness là gì?
Brand awareness (nhận thức thương hiệu) là thuật ngữ trong ngành marketing dùng để chỉ mức độ quen thuộc và ghi nhớ của khách hàng mục tiêu (target customers) về dịch vụ, sản phẩm.
Brand awareness là bí quyết giúp doanh nghiệp xây dựng tên tuổi, thương hiệu trên thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Không những vậy, brand awareness còn đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng (insight) cũng như hoạch định phát triển chiến lược marketing mix.
Ba cấp độ chính của brand awareness
- Top of mind: cấp độ cao nhất trong nhận thức, thương hiệu giữ vững được một vị thế quan trọng trong suy nghĩ của người tiêu dùng.
- Spontaneous: cấp độ tự phát, người dùng không cần nhắc tên vẫn có thể liên tưởng đến đặc trưng của thương hiệu mà không cần các tác động ngoại lực.
- Prompt: cấp độ thấp nhất khi khách hàng cần được gợi ý mới có thể nhận dạng được thương hiệu.
Tầm quan trọng của brand awareness
Brand awareness được xem là tài sản vô hình của doanh nghiệp, là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển và khả năng nhận diện trên thị trường. Đây còn là một trong các chiến lược phát triển hàng đầu của công ty vì brand awareness đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Tăng độ tin tưởng của người tiêu dùng
Ngày nay, nếu chỉ dừng lại yếu tố chất lượng sản phẩm, bạn sẽ không thể chinh phục hoàn toàn được trái tim khách hàng. Muốn phát triển lâu bền, bạn cần củng cố niềm tin của họ. Brand awareness sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.
Việc giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và ghi nhớ sẽ tạo cho họ một cảm giác an tâm về chất lượng dịch vụ, sản phẩm. Đồng thời, việc làm này còn thể hiện sự chỉn chu và chuyên nghiệp của công ty. Từ đó, vô hình chung doanh nghiệp đã xây dựng được lòng tin ở khách hàng và dần biến họ thành những khách hàng thân thuộc.
Nâng cao khả năng phát triển giá trị thương hiệu
Nếu bạn thực hiện brand awareness tốt, thương hiệu của bạn không chỉ có vị thế vững chắc trên thị trường mà còn có cả chỗ đứng vững trãi trong lòng người tiêu dùng. Đặc biệt trong thời buổi hiện nay, thương hiệu còn là yếu tố được xem trọng và quyết định phần lớn đến lợi nhuận của công ty.
Bạn nghĩ sự khác biệt làm nên giá trị của các mặt hàng xa xỉ trên thế giới như Gucci, Chanel, Versace,…là gì? Đó không hoàn toàn thể hiện ở nguyên liệu hiếm có, quá trình công phu. Hơn hết, đó là hai từ “thương hiệu”. Một cốc nước nam cũng chừng ấy nguyên liệu và cách pha chế, được bán ở ven đường sẽ có giá thành khi bán tại nhà hàng hay các tầng thượng cao ốc. Bạn có muốn nâng cao giá trị thương hiệu của mình như vậy không?
Giúp chiến dịch marketing dễ dàng thành công hơn
Mục đích cuối cùng của việc marketing là bán được sản phẩm. Brand awareness lại giúp người dùng ghi nhớ và nhận dạng sản phẩm tốt hơn. Vậy nên, việc không ngừng nâng cao nhận thức thương hiệu sẽ giúp cho các chiến dịch marketing được thực hiện suôn sẻ và tỉ lệ thành công cao hơn.
Đặc biệt, brand awareness còn giúp tăng sự liên tưởng của người dùng. Sự liên tưởng đó sẽ thúc đẩy họ hành động. Từ đó, brand awareness sẽ tạo cho khách hàng những thói quen tiêu dùng sản phẩm, sử dụng dịch vụ.
Bí quyết xây dựng brand awareness hiệu quả
Nhận thức được tầm quan trọng của brand awareness, các doanh nghiệp không ngừng ra sức thiết lập và phát triển mức độ nhận thức thương hiệu của người tiêu dùng. Các nhà hoạch định chiến lược còn đề xuất xây dựng brand awareness với các yếu tố cụ thể như sau.
Nghiên cứu thị trường, chọn lựa khách hàng tiềm năng
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” là câu nói vẫn còn giá trị cho đến ngày nay, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh. Các doanh nghiệp cần xác định được đối tượng muốn hướng đến, thị trường hoạt động cùng với đó là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.Việc làm này sẽ nâng cao mức độ thành công của brand awareness.
Ví dụ: Khi bạn xác định đối tượng là trẻ em, bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh thiết kế sản phẩm cũng như các đặc tính liên quan phù hợp với độ tuổi này như màu sắc, hình dáng, hoạt họa, hương vị,…Ngược lại, nếu doanh nghiệp xác định muốn khai thác thị trường châu Âu, các thiết kế sản phẩm cần theo phong cách tối giản, tinh tế, sang trọng phù hợp với văn hóa phương Tây để họ dễ dàng nhận thức được đặc trưng thương hiệu.
Sử dụng social media để tối ưu hóa hiệu quả
Tính nhận thức thương hiệu không dừng lại ở đời sống thực tế. Trên các trang mạng xã hội, việc lan truyền thông tin giúp người dùng dễ dàng biết đến, chia sẻ cũng như thể hiện sự quan tâm của mình đến dịch vụ, sản phẩm nhiều hơn. Đồng thời, sử dụng các phương tiện truyền thông sẽ giúp nhà kinh doanh giảm thiểu được chi phí đáng kể cho việc tiếp cận số lượng khách hàng lớn.
Sử dụng dịch vụ review trong các nhóm trên trang mạng xã hội cũng giúp tăng tính nhận diện của doanh nghiệp. Đặc biệt, khi có bất kỳ các chiến dịch marketing online, hãy gắn thêm các hashtag ở cuối các bài viết. Điều này sẽ tạo được sự ấn tượng trong lòng khách hàng. Từ đó, mức độ brand awareness của họ về thương hiệu của bạn cũng sẽ được tăng cao.
Tác động đến nhận thức lâu dài chứ không phải hành vi nhất thời
Thương hiệu là yếu tố không thể phát triển trong một sớm một chiều. Nếu bạn muốn gắn bó và hoạt động lâu dài, hãy nghĩ đến các giá trị dài lâu. Thay đổi hành vi nhất thời của khách hàng cũng tương tự như món mì ăn liền, chỉ có tác dụng nhất thời nhưng xét về sau sẽ không có nhiều hiệu quả.
Hơn thế nữa, nhận thức là gốc rễ của hành vi. Nếu bạn thay đổi được nhận thức, người dùng sẽ tự khắc thay đổi hành vi tiêu dùng của mình. Mặc dù việc thay đổi nhận thức đòi hỏi rất nhiều thời gian và tâm sức, nhưng quả ngọt mà doanh nghiệp nhận được sau khi thành công sẽ rất xứng đáng.
Chọn mặt gửi vàng vào các influencer, KOLs
Đây là cách hữu hiệu ngày nay để tăng tính brand awareness cho doanh nghiệp. Người dùng sẽ không chỉ nhớ đến thương hiệu thông qua sản phẩm, dịch vụ mà còn tin tưởng và yêu thích hơn nếu mặt hàng này gắn liền với các tên tuổi KOLs mà họ thần tượng, quý mến.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần thận trọng trong việc chọn gương mặt đại diện cho nhãn hàng. Việc chọn lựa phải dựa trên các tiêu chí phù hợp, đồng thời phải suy nghĩ đến các tình huống xấu nhất có thể xảy ra đến tránh những hậu quả khôn lường.
Trên đây là các chia sẻ xoay quanh vấn đề brand awareness. Hy vọng qua bài viết này, doanh nghiệp sẽ có các chính sách phát triển phù hợp để thúc đẩy brand awareness của người tiêu dùng.
Những câu hỏi thường gặp
Brand awareness và brand recognition có giống nhau không?
Brand awareness bao quát hơn brand recognition. Brand awareness là tổng hợp của hai quá trình brand recognition và brand recall. Trong đó:
- Brand recognition là khả năng nhận diện các đặc điểm, thuộc tính, đặc trưng của một thương hiệu để phân biệt được các nhãn hàng với nhau.
- Brand recall là khả năng gợi nhắc đến thương hiệu khi nhắc đến một lĩnh vực, ngành hàng nào đó.
Vậy nên, brand recognition chỉ là một phần trong brand awareness.
Những việc làm cụ thể nào để nâng cao mức độ brand awareness ở người tiêu dùng?
Doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức sau để nâng cao nhận thức thương hiệu như:
- Hỗ trợ các dịch vụ miễn phí đi kèm.
- Tài trợ cho các chương trình liên quan đến lĩnh vực hoạt động.
- Tạo các viral marketing, các trends hot hiện nay trên social media.
Thước đo cho mức độ brand awareness trên các nền tảng online là gì?
Doanh nghiệp có thể dựa vào các chỉ số sau để lo lường hiệu quả brand awareness:
- Direct traffic.
- Site traffic number.
- Social engagement (like/ share/ comment,…)
Yếu tố định tính nào dùng để đo lường brand awareness?
Có ba yếu tố định tố định tính dùng để đo lường mức độ brand awareness:
- Social listening.
- Kết quả tìm kiếm trên Google.
- Khảo sát khách hàng.