Trong quá trình sáng tạo ý tưởng và tìm kiếm giải pháp mới lạ giải quyết vấn đề, Brainstorm đã trở thành một hoạt động không thể thiếu. Với hoạt động này, mọi người có thể tự do trình bày ý kiến, chia sẻ quan điểm và suy nghĩ đầy sáng tạo của mình. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Tino Group tìm hiểu về thuật ngữ Brainstorm là gì cũng như những phương pháp vận dụng Brainstorm hiệu quả bạn nhé!
Giới thiệu tổng quan về Brainstorm
Brainstorm là gì?
Brainstorm (tạm dịch: động não, “bão ý tưởng”) là một hoạt động phổ biến trong quá trình học tập, làm việc nhóm. Hoạt động này có khả năng tạo ra hàng loạt ý tưởng mới lạ nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể. Thông qua quá trình Brainstorm, mọi người có thể thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến và nêu ra những ý tưởng của mình để xử lý mục tiêu chung.
Đặc biệt, buổi Brainstorm sẽ tiếp nhận mọi suy nghĩ, ý tưởng và nhận xét từ khả thi đến bất khả thi của các thành viên trong nhóm. Sau đó, mọi người tiếp tục tiến hành phân tích, thảo luận, đánh giá và chọn ra phương án tiềm năng nhất.
Trên thực tế, thuật ngữ Brainstorm đã xuất hiện từ lâu, được phát hiện bởi Alex Faickney Osborn – “phù thuỷ” ngành quảng cáo vào năm 1948. Theo Osborn, Brainstorm là quá trình mà một nhóm cố gắng tìm ra phương pháp giải quyết cho một vấn đề cụ thể bằng cách sử dụng bộ não để tư duy, sáng tạo, kiến thiết và khuyến khích những ý tưởng độc đáo, mới lạ.
Tầm quan trọng của Brainstorm
Áp dụng Brainstorm, bạn có thể giải quyết một vấn đề bằng nhiều giải quyết pháp tối ưu. Khi team của bạn cùng nhau thảo luận, vô vàn ý tưởng tuyệt vời sẽ xuất hiện. Có thể nói, đây chính là nguồn lực dồi dào giúp đội ngũ của bạn xử lý các vấn đề tồn đọng trong thời gian ngắn nhất.
Cũng như tên gọi của mình, Brainstorm vận hành dựa trên quá trình kích thích tư duy và khiến não bộ hoạt động tốt nhất trong tích tắc. Hoạt động này có thể giúp đội ngũ của bạn làm việc và thực hiện mọi nhiệm vụ hiệu quả, sáng tạo nhất.
Thoạt nghe, Brainstorm có vẻ khá phức tạp. Tuy nhiên, phương pháp này vốn rất quen thuộc và được mọi người áp dụng mỗi ngày. Trong học tập hoặc làm việc, chúng ta thường xuyên cùng nhau thảo luận, phát triển tư duy để lựa chọn các phương án giải quyết hiệu quả nhất.
Lĩnh vực nào có thể áp dụng Brainstorm?
Như đã chia sẻ, Brainstorm là một hoạt động khá phổ biến. Chính vì thế, phương pháp này đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể là:
- Thực hiện xây dựng, khám phá ra những ý tưởng mới mẻ để quảng cáo, Marketing, truyền thông.
- Giải quyết những khó khăn, hỗ trợ đội nhóm phân tích tình huống, đánh giá thực trạng và đưa ra những biện pháp tối ưu nhất cho các vấn đề đang gặp phải.
- Hỗ trợ đội nhóm quản lý quá trình nhằm xử lý công việc thẩm định và xử lý sản phẩm hiệu quả hơn.
- Có khả năng loại bỏ được các mối nguy hại, khoanh vùng đối tượng, xác định vai trò hiệu quả trong các vấn đề liên quan đến quản trị và nhận diện đối tượng.
- Giúp xây dựng đội ngũ content chuyên nghiệp, tăng khả năng tư duy để tạo ra những nội dung thu hút khách hàng nhất.
Bí quyết áp dụng Brainstorm hiệu quả trong Marketing
Brainstorm là phương pháp tuyệt vời giúp bạn nảy sinh những ý tưởng mới lạ, phù hợp với nội dung và các thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải. Thông qua Brainstorm, việc giải quyết các vấn đề cụ thể sẽ được thực thi hiệu quả hơn. Vậy làm thế nào để áp dụng Brainstorm trong Marketing một cách tốt nhất?
Đối với nhóm
Nếu làm việc trong một đội ngũ Marketing, bạn chắc chắn phải áp dụng phương pháp Brainstorm theo nhóm. Trước tiên, bạn cần tập hợp team của mình lại và:
- Dành ra từ 30 – 60 phút vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày khi mọi người có tinh thần làm việc tốt nhất. Nếu là người chủ trì, bạn hãy chọn mốc thời gian tốt nhất của bản thân. Nguồn năng lượng tích cực từ bạn chắc chắn sẽ lan tỏa đến những người xung quanh.
- Chọn một không gian yên tĩnh, thoải mái, nơi nhóm của bạn không bị quấy rầy. Bước này cực kỳ quan trọng vì chỉ khi thoải mái, mọi người mới dễ dàng đưa ra những ý tưởng tuyệt vời.
- Chuẩn bị sẵn một thiết bị ghi âm, giấy viết, sổ tay để có thể ghi lại những ý tưởng thật chi tiết. Tốt nhất, mỗi thành viên đều phải chuẩn bị cho minh các vật dụng ghi chú tuỳ vào thói quen của mình.
- Trong quá trình Brainstorm, các thành viên nên tập trung vào vấn đề và tắt điện thoại để tránh bị xao nhãng.
- Đặt ra các quy tắc ngay từ đầu để buổi Brainstorm trở nên thoải mái nhất như:
- Không đưa ra các phán xét mà chỉ đóng góp ý kiến mang tính xây dựng.
- Không bày tỏ thái độ thiếu tôn trọng, kém lịch sự trước ý tưởng của người khác như cau mày, lắc đầu, nhăn mặt,…
- Không tỏ ra chê chán hoặc khen ngợi quá đà bất kỳ ý tưởng nào nảy sinh.
- Khuyến khích các thành viên đưa ra ý tưởng theo nhiều chiều hướng, không để bất kỳ ai độc chiến buổi Brainstorm hoặc chỉ im lặng lắng nghe.
- Gửi bản ghi âm hoặc file ghi chú đến những người tham gia, yêu cầu mỗi thành viên cần xem xét lại các ý kiến và lựa chọn những ý tưởng hay.
Đối với cá nhân
Brainstorm thực chất không chỉ được áp dụng cho đội nhóm, mà mỗi cá nhân cũng có thể thực hiện phương pháp này. Để tự Brainstorm hiệu quả, mỗi cá nhân cần:
- Lựa chọn thời gian, địa điểm mà bạn chắc chắn không bị quấy rầy hoặc mất tập trung.
- Trước khi Brainstorm hãy hít thở sâu trong vòng 5 – 10 phút do oxy có khả năng tăng cường trí não, giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
- Sử dụng thiết bị ghi ấm hoặc một cuốn sổ và bút tuỳ theo thói quen ghi chép của bạn.
- Thiết lập thời gian Brainstorm trong vòng 30 phút và chỉ thực hiện trong khoảng thời gian này.
- Ghi lại toàn bộ các ý tưởng xuất hiện trong đầu, không tự phê bình hoặc phán xét chúng.
- Chọn ra những ý tưởng mình cảm thấy khả thi nhất và highlight cho chúng.
- Phát triển và thực thi các ý tưởng của mình theo một kế hoạch cụ thể.
Nhìn chung, Brainstorm không phải một hoạt động quá khó khăn, bất kỳ ai cũng có thể “sản xuất” ý tưởng để giải quyết vấn đề. Nhiệm vụ của bạn chỉ đơn giản là xác định vấn đề cụ thể và vạch ra những hướng giải quyết một cách triệt để. Qua bài viết trên, Tino Group tin rằng bạn đã hiểu rõ hơn về Brainstorm cũng như cách thực hiện phương pháp này hiệu quả. Chúc bạn thành công với các ý tưởng tuyệt vời của mình!
Những câu hỏi thường gặp
Không nên làm gì khi Brainstorm?
Trong quá trình Brainstorm, cần “kiêng kỵ”:
- Các thành viên chỉ trích và phê bình nhau.
- Chỉ một người trong nhóm chịu đưa ra ý kiến.
- Không ghi chép lại toàn bộ các ý tưởng.
- Chọn sai thời điểm và không gian để Brainstorm.
Lấy ý tưởng Brainstorm ở đâu?
Để lấy ý tưởng Brainstorm, bạn có thể tổng hợp những câu hỏi hoặc các vấn đề mà khách hàng thắc mắc hoặc đang gặp phải.
Phải làm gì khi ý tưởng của mình không được thực thi?
Không phải ý tưởng nào bạn đưa ra cũng phù hợp để giải quyết các vấn đề cả nhóm đang gặp phải. Trong trường hợp ý tưởng của mình chưa được chấp nhận, bạn hãy tập trung hỗ trợ mọi người thực hiện ý tưởng khả thi hơn. Tốt nhất, bạn không nên để lòng đố kỵ hoặc thù địch làm ảnh hưởng đến tâm trạng và công việc của mình.
Mỗi tuần nên Brainstorm bao nhiêu lần?
Bạn và đội ngũ của mình có thể Brainstorm từ 1 – 2 lần/tuần hoặc hơn tuỳ thuộc vào các vấn đề bạn cần giải quyết.