Trong quá trình ghi và mã hoá các tệp âm thanh hoặc video, bạn sẽ bắt gặp thuật ngữ “Bitrate”. Đây là yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng video bạn tải lên và trải nghiệm của người xem. Vậy chính xác Bitrate là gì? Bitrate hoạt động ra sao? Ứng dụng của Bitrate trong thực tiễn như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về Bitrate qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về Bitrate
Bitrate là gì?
Bitrate là một thuật ngữ dùng để mô tả khối lượng dữ liệu được truyền đi trong khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, giới chuyên môn còn gọi Bitrate là tốc độ bit. Trên thực tế, Bitrate là từ được ghép bởi “Bit” (đơn vị tính dữ liệu thường được dùng trong công nghệ thông tin, máy tính) và “Rate” (tỷ lệ).
Bitrate có thang đo đơn vị khác nhau tùy vào từng trường hợp. Thông thường, Bitrate được biểu thị dưới dạng Mbit/s, Kbit/s, bit/s,… Ở thời điểm hiện tại, người ta thường dùng ký hiệu bps thay cho bit/s. Thế nên, trên các video thường biểu thị thông số kbps hay mbps hay vì bit/s. Theo đó, chỉ số Bitrate càng lớn, chất lượng âm thanh, hình ảnh càng mượt mà, sắc nét và rõ ràng hơn.
Hiểu đơn giản, Bitrate chỉ đơn thuần là một chỉ số xác định chất lượng của âm thanh và video. Nếu chỉ số này thấp, độ phân giải và tốc độ khung hình có trong video sẽ không được phát huy hết khả năng của chúng.
So sánh Bitrate của âm thanh và Bitrate của video
Về cơ bản, Bitrate âm thanh và Bitrate video đều giống nhau, chỉ khác ở định dạng tệp. Dù đang nén âm thanh hay video, chọn Bitrate phù hợp vẫn luôn là điều cần thiết để tạo tệp đầu ra chất lượng cao và truyền tải hiệu quả đến người xem của bạn.
Yếu tố ảnh hưởng đến Bitrate âm thanh
Sample Rate và Bit Depth là 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến Bitrate âm thanh, cụ thể là:
- Sample Rate (tốc độ lấy mẫu): Số lần thiết bị ghi âm chuyển âm thanh thành dữ liệu có thể lưu trữ và chia sẻ trực tuyến trong mỗi giây.
- Bit Depth (độ sâu bit): Số lượng bit trong mỗi mẫu, có khả năng xác định độ phức tạp của âm thanh. Thông thường, âm thanh kỹ thuật số có Sample Rate là 44,1kHz (cũng là Sample Rate của đĩa CD).
Yếu tố ảnh hưởng đến Bitrate video
Frame Rate và Video Resolutions là 2 yếu tố ảnh hưởng đến Bitrate video, cụ thể là:
- Frame Rate (tốc độ khung hình): Là thước đo số lượng khung hình được chuyển đổi thành dữ liệu mà thiết bị quay video đã quay được trong mỗi giây.
- Video Resolution (độ phân giải video): Là số lượng pixel có trong một khung hình video. Yếu tố này giúp xác định mức độ rõ nét và chân thực của video cũng như độ phức tạp của dữ liệu từ video ấy.
Một số loại mã hoá Bitrate cơ bản
Nếu hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, dữ liệu và khoa học máy tính, bạn chắc chắn sẽ bắt gặp các loại mã hoá Bitrate phổ biến.
CBR
CBR là viết tắt của cụm từ Constant Bitrate (tạm dịch: tốc độ bit không đổi). Về cơ bản, CBR là một loại mã hoá duy trì Bitrate trong tất cả các file âm thanh hoặc video. Với khả năng phát thanh và tốc độ tải nhanh, CBR thường được dùng trong các dịch vụ phát video trực tuyến trên điện thoại. Tuy nhiên, loại mã hoá có kích thước tệp khá lớn, đòi hỏi người dùng phải tốn nhiều dung lượng để lưu trữ.
VBR
Ngoài CBR, VBR (Variable Bitrate – tốc độ bit tuỳ biến) cũng là một loại mã hoá vô cùng quen thuộc. Tuỳ vào mức độ cần thiết của các tệp, VBR có thể thay đổi linh hoạt. Chẳng hạn như trong các đoạn hành động, Bitrate sẽ tăng cao hơn những đoạn đứng yên. VBR có điểm cộng là chất lượng video cao, kích thước tệp nhỏ nên rất được người dùng ưa chuộng.
ABR
ABR (Average Bitrate: tốc độ bit trung bình) là loại mã hoá có tốc độ nhanh hơn gấp 2 – 3 lần so với VBR. Đồng thời, chất lượng của ABR cũng cao hơn so với CBR từ 128 – 256Kbps.
Ứng dụng của Bitrate trong thực tiễn
Internet
Trong lĩnh vực Internet, Bitrate dùng để chỉ tốc độ truyền tải dữ liệu. Chỉ số Bitrate càng cao, tốc độ load càng nhanh. Nhờ đó, quá trình tải dữ liệu như load nhạc hay video để hát karaoke sẽ nhanh và chất lượng hơn. Đồng thời, khi chỉ số Bitrate cao, người dùng có thể xem phim với tốc độ cao mà không bị giật, lag hay nhiễu.
Để kiểm tra chỉ số Bitrate, bạn có thể truy cập vào website speedtest.net. Trên thực tế, mỗi đường truyền và mạng cung cấp Internet khác nhau sẽ có chỉ số Bitrate khác nhau. Thông thường, tốc độ Bitrate chỉ dao động trong khoảng vài Mbps đến vài chục Mbps tuỳ vào mỗi khu vực trên thế giới.
Ổ cứng và ổ SSD
Đối với ổ cứng và ổ SSD, Bitrate có thể tác động trực tiếp đến tốc độ đọc và ghi dữ liệu. Từ đó, chỉ số này ảnh hưởng đến thời gian mở/lưu file, chơi game và làm việc của người dùng. Hầu như các loại ổ cứng SSD có chỉ số Bitrate cao hơn 2 – 3 lần ổ cứng HDD cùng dung lượng.
Thông thường, các ổ cứng có cùng tốc độ ghi dữ liệu với ổ SSD. Vì vậy, sự khác biệt duy nhất của ổ cứng là tốc độ vòng quay RPM: 5.400, 7.200 hay 10.000. Trong khi đó, các ổ cứng SSD không dựa vào tốc độ RPM để định tốc độ ghi mà sử dụng chip điều khiến cho các tác phụ thích hợp. Ổ cứng SSD có chỉ số Bitrate rơi vào khoảng từ 500Mbps, loại thấp nhất ở 250Mbps và cao nhất ở 750Mbps.
Hình ảnh
Trong lĩnh vực liên quan đến hình ảnh, Bitrate là chỉ số biểu thị dữ liệu mà camera có thể ghi lại được trong mỗi giây. Chỉ số này cũng quyết định nhiều đến chất lượng hình ảnh. Bitrate càng cao, dung lượng càng cao, hình ảnh càng rõ nét. Vì vậy, một bức ảnh đẹp là bức ảnh có chỉ số Bitrate cao, không gây khó chịu cho người xem.
Âm thanh, video
Bitrate biểu thị lượng dữ liệu có thể lưu trữ trong mỗi giây của file video hoặc âm thanh. Theo đó, một file nhạc hoặc video 128Kbps sẽ yêu cầu máy tính xử lý 128000 bit/s hoặc file 320Kbps sẽ yêu cầu xử lý 320000 bit/s. Về cơ bản, chỉ số Bitrate lại tỷ lệ thuận với chất lượng video và âm thanh. Vì vậy, bạn có thể cải thiện chất lượng âm thanh và video bằng cách tăng chỉ số Bitrate.
Tuỳ vào định dạng video và âm thanh, bạn cần áp dụng những phương pháp và thuật toán nén khác nhau. Đồng thời, người dùng cũng không thể đánh giá chất lượng video và âm thanh chỉ dựa trên Bitrate. Để kiểm tra chất lượng video trên máy tính, bạn có thể sử dụng trình duyệt VLC.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Bitrate và những ứng dụng của chỉ số này trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Qua bài viết, Tino Group tin rằng bạn đã hiểu rõ Bitrate là gì. Chúc bạn sẽ có sự lựa chọn mức Bitrate phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Những câu hỏi thường gặp
Bitrate có ảnh hưởng đến chất lượng video không?
Câu trả lời là “Có!”. Bitrate ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng video. Tuy nhiên, một số yếu tố khác nhau kích thước màn hình, độ phân giải cũng ảnh hưởng phần nào khi người dùng xem video.
Bitrate cao hay thấp thì tốt hơn?
Trên thực tế, chỉ số Bitrate sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng. Vì vậy, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi: “Bitrate cao hay thấp thì tốt hơn?”.
Bitrate có ảnh hưởng đến CPU không?
CPU của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi Bitrate trong quá trình phát video hoặc âm thanh trực tiếp. Bitrate của video hoặc âm thanh đang phát càng cao, CPU của bạn càng vận hành khó khăn hơn để xử lý.
Bitrate 1080p 30 khung hình/giây là bao nhiêu?
Với độ phân giải và tốc độ khung hình này, Bitrate của bạn nằm trong khoảng từ 3.500 – 5.000 Kbps.