Một mô hình kinh doanh thành công không thể thiếu sót sự hiện diện của bánh đà flywheel. Có lẽ nhiều người đã quá quen với mô hình phễu marketing nhưng quên rằng bên cạnh đó vẫn có sự tồn tại của bánh đà flywheel. Vậy bánh đà flywheel là gì? Tại sao đây được xem là chiếc chìa khóa thành công của doanh nghiệp?
Bánh đà flywheel là gì?
Mô hình phễu (funnel) trong kinh doanh
Để hiểu rõ mô hình bánh đà flywheel, bạn cần biết đến mô hình funnel (phễu) trong kinh doanh.
Mô hình phễu là mô hình tăng trưởng giúp “khách hàng khóa” cho doanh nghiệp, biến những khách hàng tiềm năng thành khách hàng chính thích. Mô hình phễu là mô hình có đầu – đuôi để biểu thị quá trình xuất phát từ một người lạ đến đích là một khách hàng thực thụ. Chính vì là mô hình phễu nên các giai đoạn không chỉ có một đích đến và không có vòng tuần hoàn.
Nói cách khác, sau khi đã trở thành khách hàng của doanh nghiệp, mô hình phễu hết tác dụng. Mô hình này không giúp tối ưu hóa việc chuyển đổi họ từ khách hàng sang khách hàng trung thành hay có chính sách phát triển khác. Cũng chính vì đây là mô hình dạng phễu, nên càng về sau, mục tiêu chuyển hóa được sẽ càng ít đi.
Mô hình bánh đà flywheel
Khác với mô hình phễu, bánh đà flywheel sẽ giải quyết được các lỗ hổng vừa nêu trong inbound marketing. Bánh đà flywheel là một thiết bị cơ khí do Jame Watt phát minh ra dùng trong việc sản xuất năng lượng quay ngay cả khi nguồn năng lượng bị cắt ngang.
Trong kinh doanh, bánh đà flywheel cũng có ý nghĩa tương tự. Đây là mô hình thể hiện sự tăng trưởng trong kinh doanh với trọng tâm bánh đà được coi là khách hàng. Nếu doanh nghiệp có thể tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng, họ sẽ tiếp tục đồng hành, thậm chí là quảng bá để thúc đẩy phát triển thương hiệu. Ngược lại, nếu như doanh nghiệp không thể làm hài lòng khách hàng, họ có thể cản trở tới việc tìm kiếm nguồn khách hàng mới của bạn.
Ưu thể vượt trội của bánh đà flywheel so với mô hình phễu
Đầu tiên, có thể nói đến cơ chế hoạt động của mô hình phễu. Như bạn đã biết, để thu được dung tích ở đáy phễu, bạn phải liên tục cung cấp các yếu tố đầu vào ở miệng phễu. Quá trình này phải hoạt động liên tục để có thể cho ra kết quả cuối cùng vì tính liên tục của mô hình.
Thế nên, nếu đột nhiên dừng lại, công sức của bạn sẽ hoàn trả về 0 trong khi đó cơ chế của bánh đà là dự trữ năng lượng để có thể tiếp tục hoạt động trong trường hợp có lực khác tác động làm gián đoạn quy trình.
Tiếp đến, mô hình phễu như đã nhận định được xem là mô hình đầu – đuôi, vậy nên sẽ không có vòng tuần hoàn. Nói cách khác, sản phẩm thu được ở đáy phễu không thể lặp lại ở miệng phễu, còn bánh đà flywheel thì khác. Trong kinh doanh, khách hàng đi ra từ đáy phễu nếu có bất kỳ chia sẻ không tốt nào về doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến quyết định của những khách hàng tiềm năng ở miệng phễu.
Nói đơn giản, sản phẩm đầu ra ở đáy phễu sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến phân khúc đầu vào ở miệng phễu và điều này chưa thể hiện được ở mô hình funnel, do đó bánh đà flywheel ra đời để thay thế cho mô hình funnel.
Một điểm khác quan trọng nữa là khách hàng (customer) sẽ nằm ở đáy của mô hình phễu nhưng lại nằm ở trung tâm của bánh đà flywheel. Điều này có nghĩa phải đến giai đoạn cuối cùng của chiến lược kinh doanh mới tác động trực tiếp khách hàng ở mô hình phễu. Trong khi bánh đà flywheel sẽ luôn đặt khách hàng là trọng tâm dù bất cứ chiến dịch sales, marketing, service nào đi chăng nữa.
- Funnel: then (customer as an afterthought)
- Flywheel: now (customer at the centre)
Điểm khác biệt cuối cùng có lẽ là việc rút ngắn giai đoạn.
Nếu mô hình phễu, doanh nghiệp sẽ trải qua bốn giai đoạn: Thu hút (Attract) >> Chuyển đổi (Convert) >> Chốt khách (Close) >> Làm hài lòng (Delight) thì bánh đà flywheel chỉ có 3 giai đoạn: Thu hút (Attract) >> Gắn kết (Engage) >> Làm hài lòng (Delight). Quy trình của flywheel sẽ được hoạt động tuần hoàn dù cho có lực khác cản trở.
- Thu hút (Attract): gây chú ý, tạo ấn tượng đối với người lạ, khách hàng tiềm năng thông qua nội dung hấp dẫn.
- Gắn kết (Engage): xây dựng và thắt chặt mối quan hệ với khách hàng thông qua việc tương tác, chăm sóc, tư vấn, giải đáp và hỗ trợ tận tình.
- Làm hài lòng (Delight): đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, lắng nghe nguyện vọng, phản hồi để chinh phục trái tim họ và biến họ trở thành người quảng bá của công ty (promoter).
Áp dụng bánh đà flywheel vào sales và marketing
Kinh doanh (Sales)
“Bán cái khách hàng cần, đừng bán cái mình có” là chiếc chìa khóa thành công trong lĩnh vực sales. Bạn cần thấu hiểu khách hàng cần gì để có thể áp dụng ba giai đoạn trong việc chốt sales với khách.
Thu hút
Tạo lòng tin với khách hàng rằng bạn có thể giúp họ giải quyết các vấn đề họ đang gặp phải. Bạn sẽ thành công khi họ chủ động hẹn bạn để cùng thảo luận về vấn đề. Nhớ rằng hãy tận dụng mọi hình thức truyền tải dù qua cuộc trò chuyện hay một cuộc gọi, bạn cũng phải kết nối và chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng.
Gắn kết
Bạn sẽ có thể thắt chặt mối quan hệ khi thường xuyên tương tác với họ qua email marketing, automation marketing. Đặc biệt bạn cần nắm rõ thông tin của từng đối tượng để có thể phản hồi chi tiết và cụ thể nhất để họ trở thành khách hàng của công ty.
Làm hài lòng
Ngoài việc trao đổi qua mạng xã hội, bạn có thể chủ động hẹn gặp trực tiếp để bày tỏ thành ý. Hãy chuẩn bị kỹ càng trước mỗi buổi gặp cũng như kế hoạch upsell khéo léo để thể hiện phong thái chuyên nghiệp.
Tiếp thị (Marketing)
Thu hút
Bí quyết thành công trong lĩnh vực marketing là ba đúng: đúng người – đúng việc – đúng thời điểm. Bạn phải bắt được mạch thì bạn mới có thể kê thuốc đúng liều và chữa khỏi bệnh, làm marketing cũng vậy. Bạn cần xác định đúng đối tượng tiềm năng, đúng lúc họ đang gặp vấn đề nan giải, hiểu và gợi ý những giải pháp phù hợp. Đặc biệt, muốn kiểm tra chiến lược marketing có thực sự thu hút hay không, hãy đo lường các chỉ số.
Gắn kết
Ở đâu khách hàng cần, ở đó có marketer. Bạn sẽ thể hiện vai trò của một người bạn đồng hành với khách hàng, luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu để thắt chặt mối quan hệ hai bên thông qua các hành động cụ thể như tăng cường giao tiếp ở các kênh mạng xã hội: email, chatbox, sms, cuộc gọi,…Có như vậy, bạn mới có thể xuất hiện kịp thời những lúc họ cần để tăng thêm phần gắn kết.
Thỏa mãn
Đáp ứng được tâm lý của khách hàng, bạn sẽ làm hài lòng được họ. Hãy tập trung vào các nội dung truyền tải, xem xét đã nhân văn hay chưa, có thức thời theo xu hướng hay không, có chạm đến tận sâu bên trong trái tim họ họ chưa,…Khi bạn làm được những điều đó, chắc chắn kể cả một khách hàng khó tính cũng sẽ được bạn chinh phục. Nhớ rằng hãy áp dụng phù hợp với hoàn cảnh và từng đối tượng riêng.
Bạn có thể đọc thêm các bài viết về marketing như chiến lược marketing mix, viral marketing, trade marketing,…
Bên cạnh hai lĩnh vực này, bánh đà flywheel cũng thường được dùng trong dịch vụ với cách thức vận dụng tương tự.
Trên đây là các chia sẻ về bánh đà flywheel cũng như các khía cạnh liên quan. Hy vọng qua bài viết này, các doanh nghiệp có thể áp dụng thành công vào kinh doanh thực tế.
Những câu hỏi thường gặp
Quy trình chuyển đổi của khách hàng diễn ra như thế nào?
Bạn sẽ trải qua bốn giai đoạn trong quy trình chuyển đổi: stranger (người lại) → prospect (tiềm năng) → customer (khách hàng) → promoter (quảng bá).
Có các mức độ thường gặp nào của mô hình phễu?
Mô hình phễu sẽ chuyển hóa bốn cấp độ chính: know (biết) → like (yêu thích) → trust (tin dùng) → promote (quảng bá).
Mô hình flywheel hoạt động phụ thuộc vào mấy yếu tố?
Mô hình flywheel phụ thuộc vào 3 yếu tố chính:
- Mức độ nhanh của vòng xoay
- Mức độ nhỏ của ma sát
- Mức độ lớn của quy mô.
Có thể đo lường sự hiệu quả của bước thu hút như thế nào?
Bạn có thể thống kế các con số biết nói như lượt truy cập, lượt tương tác, lượt yêu thích, chia sẻ, mức độ phủ sóng,…trên các báo cáo của kênh mạng xã hội.