Trước đây, bàn phím cơ có giá thành tương đối đắt nên không phải game thủ nào cũng có thể trang bị. Tuy nhiên, các thương hiệu công nghệ điện tử lớn hiện nay đã tạo điều kiện để bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng sở hữu một chiếc bàn phím cơ ưng ý. Trong bài viết hôm nay, Tino Group sẽ giới thiệu cho bạn top 6 bàn phím cơ giá rẻ tốt nhất 2024.
Tiêu chí chọn mua bàn phím cơ
Kích thước
Bạn cần xem xét thiết kế và hỗ trợ tay của bàn phím để đảm bảo phù hợp với phong cách gõ phím của bạn cũng như giảm thiểu sự mệt mỏi khi sử dụng.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại bàn phím cơ với từng kích thước khác nhau tùy vào sự vào nhà sản xuất. Một số kích thước được ưa chuộng nhất gồm: 100% (full size), 80% (Tenkeyless) và 65% (Compact).
Những người làm việc văn phòng hoặc lĩnh vực Multimedia, bàn phím full size 100% là lựa chọn phù hợp hơn vì có dãy số numlock bên phải.
Với game thủ FPS (Đột kích, PUBG), bạn cần sử dụng bàn phím tenkeyless 80% vì thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm không gian cho việc di chuột. Còn với những tựa game MOBA, AAA, bạn nên chọn bàn phím full size để thao tác với bàn phím số numlock.
Switch
Có nhiều loại Switch để bạn lựa chọn. Mỗi loại có mức độ nhấn và phản hồi cảm xúc khác nhau phù hợp với nhu cầu riêng của người dùng. Tham khảo hình bên dưới để biết thêm chi tiết.
Thẩm mỹ
Keycap là các phím riêng được gắn trên Switch và kết hợp lại với nhau để tạo thành một bàn phím hoàn chỉnh. Bạn cũng có thể custom keycap theo ý thích với rất nhiều mẫu độc lạ được bán trên thị trường. Ngoài ra, khung bàn phím cũng có thể ảnh hưởng đến không gian sử dụng của bạn.
Bên cạnh đó, nhiều loại bàn phím cơ được trang bị thêm đèn LED đơn sắc hoặc đèn LED RGB chuyển màu có thể được tùy chỉnh màu sắc theo sở thích người dùng.. Ngoài tính thẩm mỹ, đền còn giúp bạn có thể dễ dàng sử dụng bàn phím trong điều kiện thiếu ánh sáng.
Khả năng kết nối
Bàn phím cơ gồm có 2 loại: kết nối có dây và kết nối không dây thông qua Bluetooth hoặc đường truyền Wireless. Kết nối có dây sẽ mang lại sự độ ổn định, tỉ lệ nhiễu thấp, phù hợp khi đặt bàn phím cố định. Trong khi đó, kết nối không dây sẽ thích hợp nếu bạn thường xuyên di chuyển.
Giá
Cuối cùng, bạn cần xem xét mức giá của bàn phím và so sánh với nhiều loại khác nhau theo tiêu chí tính năng để tìm được chiếc bàn phím hợp túi tiền nhất.
Thương hiệu
Hiện này, dòng bàn phím cơ giá rẻ rất nhiều và đủ loại nguồn gốc, xuất xứ cũng như thương hiệu khác nhau. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu các thông số này thật kỹ để chọn sản phẩm tốt nhất cho mình.
Top 6 bàn phím cơ giá rẻ tốt nhất hiện nay
Akko 3087 SP Ocean Star
Akko 3087 SP Ocean Star là một trong những chiếc bàn phím cơ giá rẻ tốt nhất hiện nay. Về mặt thiết kế, bàn phím có một kiểu dáng đẹp với màu sắc đặc trưng là xanh đen. Bàn phím được kết nối qua không dây 2,4 GHz, qua Bluetooth hoặc qua dây cáp Type-C có thể tháo rời.
Với việc sở hữu công tắc Razer Orange, Akko 3087 SP Ocean Star cung cấp phản hồi xúc giác nhưng ít tiếng ồn, phù hợp để sử dụng trong văn phòng.
Đặc biệt, Akko 3087 SP Ocean Star cung cấp một trải nghiệm gõ chính xác và bền bỉ cho người dùng. Điều này rất thích hợp cho các game thủ.
Logitech G413
Logitech G413 là một bàn phím cơ kích thước full size với những công tắc xúc giác Romer-G độc quyền của Logitech mang lại cảm giác mềm mại. Bàn phím được thiết kế khá ấn tượng với khung nhựa và một tấm nhôm chải phía trên. Dù không có phần tựa cổ tay nhưng lại giúp bạn thoải mái khi gõ phím.
Logitech G413 khá yên tĩnh, thích hợp cho các môi trường nhạy cảm với tiếng ồn. Ngoài ra, bàn phím được trang bị đèn nền để chơi game trong bóng tối, mặc dù chỉ giới hạn ở một màu đỏ duy nhất.
Dareu EK87 (MULTI-LED)
Nhắc đến bàn phím cơ giá rẻ chất lượng, bạn không thể bỏ qua Dareu EK87 (MULTI-LED). Nếu như phiên bản DareU EK87 trước đây chỉ được trang bị LED 1 màu đỏ duy nhất với độ sáng vừa phải thì với phiên bản DAREU EK87 (Multi-LED), người dùng sẽ sở hữu được chiếc bàn phím cơ với LED Rainbow nhiều màu chia theo vùng vô cùng đẹp mắt và độ sáng cũng cao hơn so với phiên bản cũ.
Một sự nâng cấp khác của Dareu EK87 đó là hệ thống Stab cho các phím dài đã được thiết kế kiểu Cherry với hai switch phụ. Kiểu Stab này vẫn đảm bảo tạo cảm giác thoải mái và sẽ dễ dàng thay thế keycap.
Ngoài ra, loại switch D mang đến chất lượng phím bấm cực tốt, độ mượt mà rất ấn tượng. Đặc biệt, độ bền và ổn định của Dareu EK87 tốt hơn rất nhiều so với các loại bàn phím cơ giá rẻ khác trên thị trường.
E-Dra EK311
E-Dra EK311 là một dòng phím cơ giúp khẳng định vị thể của E-Dra trong phân khúc gaming gear giá rẻ. Bàn phím được thiết kế mạnh mẽ, vuông vắn với mặt trên được làm bằng kim loại phủ sơn đen chống tĩnh điện. Bề dày mặt kim loại đóng vai trò chịu lực, chống cháy và góp phần làm bàn phím trở nên cứng cáp hơn, khá phù hợp với những phòng net.
Các nút phím của E-Dra EK311 khá mềm, dễ thao tác, độ nảy cao giúp thao tác nhanh và không bị trơn trượt tay, mang lại trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng.
Fuhlen G87L Black
Fuhlen được biết đến là một trong những nhà sản xuất các thiết bị gaming gear chính hãng, chất lượng với mức giá rất phù hợp với đối tượng học sinh – sinh viên và người dùng phổ thông. Nổi bật trong số đó không thể không nhắc đến bàn phím cơ fuhlen G87L.
Bàn phím được thiết kế theo kiểu dáng TKL (Tenkeyless – 87 phím) vô cùng nhỏ gọn, các keycap tương đối độc đáo và những ký tự doubleshot siêu bền. Phần vỏ phím sở hữu tông màu đen huyền bí với chất liệu nhựa ABS cao cấp.
Cảm giác gõ phím tốt, nhanh, các nút nảy đều và phản hồi tốt là những ưu điểm giúp G87L trở thành lựa chọn của rất nhiều game thủ hiện nay.
HyperX Alloy Core RGB
Với HyperX Alloy Core RGB, bạn sẽ có một bàn phím cơ với dải led RGB đẹp mắt với 6 chế độ và 3 mức độ sáng khác nhau. Khung nhựa cao cấp chắc chắn cùng khả năng chống nước giúp bạn an tâm hoàn toàn khi sử dụng.
HyperX Alloy Core RGB sở hữu các phím phản hồi tốt và rất nhạy, khả năng anti-ghosting cùng các phím truy cập nhanh media và điều chỉnh chế độ media hoặc chế độ chơi game một cách nhanh chóng không thua kém gì các sản phẩm bàn phím cơ cao cấp trên thị trường.
Trên đây là danh sách các bàn phím cơ giá rẻ tốt nhất trên thị trường hiện nay. Ngoài những cái tên kể trên, bạn còn có thể tham khảo thêm vô số những sản phẩm khác trên internet. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn được một bàn phím cơ hợp túi tiền để nâng tầm trải nghiệm khi chơi game nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Những thương hiệu bàn phím cơ nào tốt nhất trên thị trường?
Một số thương hiệu bàn phím cơ nổi tiếng nhất trên thị trường gaming gear hiện nay gồm: Ducky, Filco, Logitech, Akko, Corsair, Razer, Fuhen,..
Yếu tố nào quan trọng nhất khi tìm mua bàn phím cơ?
Đó là Switch. Switch là một bộ phận có dạng công tắc nằm dưới mỗi keycap trên bàn phím. Bộ phận này sử dụng lò xo để tạo đàn hồi và được kích hoạt khi người dùng nhấn phím.
Switch trên bàn phím cơ có tác dụng đem lại độ phản hồi cực tốt, lực nhấn phím nhẹ hơn so với bàn phím thông thường. Đặc biệt, tiếng clicky đặc trưng và cảm giác khi nhấn Switch sẽ làm tăng trải nghiệm của bạn.
Lưu ý: Các loại Switch khác nhau sẽ cho ra âm thanh và lực nhấn khác nhau.
Switch hỏng có thể tự thay không?
Trong quá trình sử dụng, đôi lúc bạn sẽ bắt gặp một số lỗi trên bàn phím cơ như nhấn phím không được, nhấn 1 lần cho ra 2 – 3 ký tự hoặc nhấn 1 phím lại hiện lên nhiều ký tự khác nhau. Lúc này, bạn cần thay Switch.
Cách thay Switch không quá phức tạp. Bạn có thể tham khảo bài viết: Cách tự thay Switch bàn phím cơ tại nhà để biết thêm chi tiết.