Được biết đến như một trang thương mại điện tử lớn và uy tín nhất hiện nay, Shopee không chỉ là nơi cung cấp sản phẩm, hàng hóa đa dạng mà còn là “mảnh đất màu mỡ” để các “thương nhân 4.0” kiếm lời. Vậy bán hàng trên Shopee có mất phí không? Các khoản phí cần phải chi khi bán hàng trên Shopee là gì? Hãy cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về Shopee
Shopee là gì?
Hầu hết chúng ta ai cũng biết Shopee là một trang thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam. Trong vài năm trở lại đây, website mua bán trực tuyến này đã trở thành sự lựa chọn của rất nhiều người. Không chỉ mang đến những trải nghiệm mua hàng thú vị, Shopee còn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho các thương nhân.
Chính thức ra mắt thị trường vào năm 2015, Shopee đã trở thành nền tảng mua sắm trực tuyến hàng đầu tại Đài Loan, Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á khác. Từ những ngày đầu ra mắt, Shopee đã cho thấy tiềm năng tăng trưởng vượt bậc của mình. Hiện tại, nền tảng này đã thu hút hơn 160 triệu danh mục sản phẩm, khoảng 6 triệu người bán và hơn 7.000 gian hàng.
Shopee đóng vai trò như “cầu nối” gắn kết người mua và người bán. Nhờ đó, các hoạt động mua sắm, kinh doanh online trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. Đối với nhiều cá nhân/tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, Shopee chính là “bệ phóng” vững chắc giúp họ tiếp cận với khách hàng.
Trên thực tế, Shopee du nhập vào Việt Nam từ giữa năm 2016. Đây được xem là thời kỳ chuyển đổi số manh nha bùng nổ, nhu cầu mua sắm online tăng cao. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi Shopee lại nhận được rất nhiều sự quan tâm từ mọi người.
Thực trạng mua sắm trên Shopee hiện nay
So với các sàn thương mại điện tử cùng thời, như: Tiki, Lazada, Sendo,…, Shopee có lượng truy cập vượt trội hơn cả. Nhìn chung, sàn giao dịch này chiếm đến hơn 50% tổng lượt truy cập từ các nền tảng mua sắm trực tuyến khác. Hiểu đơn giản, số lượng người dùng của Shopee có thể “cân” cả 3 sàn thương mại điện tử: Tiki, Lazada và Sendo cộng lại.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành, xu hướng mua sắm trên Shopee càng tăng cao. Từ thời điểm Covid-19 bùng nổ, nhu cầu mua sắm trực tuyến, thanh toán qua thẻ tăng thêm 25%. Điều này cũng đã thúc đẩy nhu cầu mua hàng trên Shopee tăng trưởng mạnh mẽ.
Khách hàng của Shopee phân bố rộng khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng,… Chính vì sự phổ biến ấy, Shopee đã và đang trở thành xu hướng thịnh hành tại Việt Nam.
Bán hàng trên Shopee có mất phí không?
Tính đến nay, Shopee đã có mặt tại thị trường Việt Nam được gần 6 năm. Trong khoảng thời gian đầu, trước ngày 1/4/2019, bán hàng trên Shopee hoàn toàn miễn phí. Toàn bộ hoạt động như: đăng ký, phí duy trì và hoa hồng đều không tốt bất kỳ chi phí nào.
Tuy nhiên, sau thời điểm này, Shopee đã đưa ra các quy định chặt chẽ về việc thu phí người bán. Hiện tại, sàn thương mại điện tử đang thu 3 loại phí chính, bao gồm: phí thanh toán, phí cố định và phí dịch vụ.
Phí thanh toán
Phí thanh toán phát sinh khi người bán có một đơn hàng thành công trên Shopee. Hiểu đơn giản, khi đơn hàng bạn bán được vận chuyển đến tay khách hàng, bạn sẽ phải trả phí thanh toán. Như vậy, phí thanh toán sẽ không phát sinh nếu đơn hàng bị hủy hoặc yêu cầu trả hàng.
Để tính phí thanh toán, bạn cần áp dụng công thức sau:
Phí thanh toán = (Tổng đơn hàng + Phí vận chuyển – Khuyến mại đã áp dụng (nếu có)) x ?%
Trong đó: ?% là cước phí bạn cần trả cho Shopee. Tùy thuộc vào từng hình thức thanh toán, tỷ lệ phần trăm cước phí sẽ khác nhau, cụ thể:
- Người mua thanh toán bằng: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, trả góp bằng thẻ tín dụng, thanh toán khi nhận hàng, thẻ ATM -> Người bán phải chịu cước phí là 2%.
- Người mua thanh toán bằng ví Shopee Pay hoặc ví Airpay, người bán không phải chịu cước phí.
Luu ý, bên cạnh các cước phí mà Shopee thu, bạn có thể bị trừ thêm phí vận chuyển từ những đơn vị vận chuyển, như: Viettel Post, VNPost, Giao hàng tiết kiệm,… Tùy theo chương trình khuyến mại, phí vận chuyển sẽ được tính hoặc không.
Phí cố định
Đây là khoản phí bán hàng trên Shopee hay còn gọi là phần trăm hoa hồng trích từ đơn hàng đã được giao dịch thành công. Tương tự như phí thanh toán, phí cố định không tính các sản phẩm bị hủy, bị khách hàng trả lại hoặc hoàn tiền trên Shopee Mall. Phí cố định chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Công thức tính phí cố định khá đơn giản:
Phí cố định (Chưa bao gồm 10% VAT) = Tổng giá trị đơn hàng x Tỷ lệ phần trăm phí cố định.
Về bản chất, phí cố định của các danh mục sản phẩm, ngành nghề có tỷ lệ phần trăm khác nhau. Để nắm rõ tỷ lệ phần trăm của phí cố định, bạn cần liên hệ trực tiếp với nhân viên của Shopee.
Phí dịch vụ
Phí dịch vụ chỉ áp dụng cho người kinh doanh tham gia gói Freeship Extra – miễn phí vận chuyển. Loại phí này được trừ trực tiếp dựa trên những đơn hàng thành công. Cũng như hai loại phí được đề cập phía trên, phí dịch vụ không được tính vào những đơn bị hủy, trả hàng hoặc hoàn tiền.
Phí dịch vụ được tính bằng 5% (đã bao gồm VAT) giá bán tối đa 10.000 đồng/sản phẩm đối với shop thường. Riêng các Shop Mall, phí này được tính thấp hơn.
Các bước kiểm tra hoạt động thu phí của Shopee
Sau khi hiểu rõ công thức tính các khoản phí mà Shopee sẽ thu khi kinh doanh trên nền tảng này, bạn có thể dễ dàng kiểm tra các khoản thanh toán này. Để kiểm tra thu phí trên Shopee, bạn có 2 cách thức thực hiện, bao gồm:
- Kiểm tra trực tiếp trên ứng dụng Shopee.
- Kiểm tra qua kênh của người bán.
Kiểm tra trực tiếp trên ứng dụng Shopee
Bước 1: Truy cập vào app Shopee -> Vào mục “Tôi”.
Bước 2: Tiếp tục chọn mục “Shop của tôi” -> Click vào “Đơn hàng” -> “Xem thông tin đơn hàng”.
Bước 3: Chọn mục “Xem chi tiết phần doanh thu” -> “Xem phí giao dịch của đơn hàng”.
Kiểm tra qua kênh của người bán
Truy cập vào mục “Doanh thu” -> Chọn phần “Báo cáo thư mục” -> Mục “Phí dịch vụ” của đơn hàng sẽ được hiển thị và thống kê theo tuần.
Phí Shopee có ảnh hưởng lợi nhuận của người bán không?
Đóng vai trò là đơn vị trung gian, Shopee thu phí người bán cũng là điều dễ hiểu. Trên thực tế, mức phí Shopee thu cũng không quá lớn đến mức gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của người bán. Thay vì “đổ” tiền làm website hoặc thuê mặt bằng như cách kinh doanh truyền thống, bạn chỉ phải trả một khoản tiền rất nhỏ để có được “gian hàng” trên Shopee.
Nhiều shop thường tăng giá khi bán hàng trên Shopee. So với giá trị thực tế của mặt hàng, mức giá tăng thêm không đáng kể. Để thuận lợi hơn khi bán hàng trên Shopee, bạn cần lưu ý 2 vấn đề sau:
- Đối với shop mới, bạn nên tăng gia sản phẩm từ 40 – 50% so với giá gốc. Tuy nhiên, bạn có thể bổ sung thêm mã giảm giá hoặc voucher khuyến mại để người mua mua được mức giá gần bằng giá gốc.
- Đối với shop đã kinh doanh lâu năm, bạn chỉ còn cách đăng sản phẩm mới và tạo thêm một 1 khác kinh doanh song song trên Shopee.
Bán hàng trên Shopee đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều cá nhân, doanh nghiệp. Qua bài viết trên, Tino Group tin rằng bạn đã giải đáp được câu hỏi: “Bán hàng trên Shopee có mất phí không?”. Nếu có nhu cầu kinh doanh trên kênh thương mại điện tử này, bạn có thể bắt đầu nghiên cứu kiến thức từ bây giờ. Chúc bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Vì sao Shopee phải thu các khoản phí?
Các khoản phí mà Shopee thu sẽ được đóng góp cho các hoạt động vận hành và siết chặt dần bên bán hàng. Việc này giúp loại bỏ những shop kém chất lượng.
Shopee có thu phí đối với đơn hàng bị hủy không?
Câu trả lời là “Không!”. Shopee sẽ không thu phí đối với các đơn hàng bị hủy hoặc hoàn lại.
Người bán nhận tiền trên Shopee bằng cách nào?
Nếu người mua thanh toán trực tuyến, Shopee sẽ chuyển tiền cho người bán thông qua Internet. Nếu người mua chọn hình thức ship cod – nhận hàng rồi trả tiền sau, người bán sẽ không được nhận tiền ngay sau khi khách hàng order. Lúc này, số tiền của người mua sẽ thông qua Shopee và chuyển vào ví Shopee Pay cho người bán.
Bán hàng trên Shopee cần chú ý điều gì?
Để bán hàng hiệu quả trên Shopee, bạn cần:
- Xây dựng một thương hiệu riêng trên nền tảng.
- Hoạt động thường xuyên trên tài khoản bán hàng.
- Liên hệ với người mua trước khi họ đặt hàng.
- Mua bảo hiểm vận chuyển hàng hóa.