Bán hàng online đã trở thành phương thức kinh doanh kiếm lợi nhuận phổ biến nhất hiện nay. Trong bối cảnh công nghệ số phát triển, phương thức này càng chiếm ưu thế trên thị trường. Tuy nhiên, nhiều “thương nhân trực tuyến” vẫn thắc mắc: liệu bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không? Để giải đáp câu hỏi này, mời bạn tham khảo chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về bán hàng online
Thế nào là bán hàng online?
Bán hàng online hay bán hàng trực tuyến là phương thức kinh doanh, trao đổi, mua bán hàng hóa/sản phẩm/dịch vụ thông qua mạng lưới Internet. Không giống như hình thức kinh doanh truyền thống, bán hàng online không yêu cầu bạn thuê hoặc xây dựng một cửa hàng trực tuyến.
Toàn bộ hoạt động mua bán đều diễn ra trên mạng qua nhiều nền tảng trực tuyến khác nhau, như: Facebook, Instagram, TikTok,…, hoặc các sàn thương mại điện tử, như: Shopee, Tiki, Lazada,…
Bán hàng online không chỉ mang đến lợi nhuận tuyệt vời mà còn tối ưu hóa quy trình trao đổi, giao dịch, tạo nên sự thuận lợi cho cả người bán lẫn người mua. Phương thức này giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí kinh doanh. Là một người kinh doanh nhỏ lẻ hoặc doanh nghiệp hiện đại, bạn không thể bỏ qua cách thức kinh doanh hiệu quả này.
3 hình thức bán hàng online phổ biến
#1. Tự phát, không đăng ký kinh doanh
Đối với phương thức bán hàng online này, bạn không cần đăng ký các thủ tục pháp lý phức tạp. Với mô hình kinh doanh tự phát, bạn sẽ tự hưởng lợi nhuận cũng như tự chịu trách nhiệm với các hoạt động của mình trước pháp luật. Bên cạnh đó, bán hàng online tự phát, bạn không cần khai báo thuế cho các cơ quan chức năng. Nếu có vốn đầu tư thấp, kinh doanh nhỏ lẻ và cung cấp các mặt hàng nhỏ lẻ, cách bán hàng online này chính là sự lựa chọn dành cho bạn.
#2. Quy mô hộ cá thể, cần đăng ký kinh doanh
Hình thức kinh doanh ngày được pháp luật bảo hộ. Quy mô hộ cá thể thích hợp với các mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, nhân viên ít (dưới 10 người), sản phẩm không nhiều, có một cửa hàng truyền thống cùng với cửa hàng online.
#3. Quy mô doanh nghiệp – cần đăng ký kinh doanh
Đối với quy mô doanh nghiệp, bạn cần đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Về cơ bản, đây là hình thức kinh doanh chuyên nghiệp, bài bản, phù hợp với đa dạng các khách hàng.
Ngoài ra, các mức thuế của mô hình kinh doanh này được quy định rõ ràng, có khả năng mở rộng thêm nhiều chi nhánh, phát triển lâu dài, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và lớn.
Bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không?
Nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã chọn bán hàng online làm phương thức kinh doanh chủ đạo. Lý do vì giải pháp này mang đến nguồn lợi nhuận hấp dẫn, dễ tiếp cận khách hàng và tiết kiệm nhiều chi phí. Tuy nhiên, bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không?
Trên thực tế, khi kinh doanh, buôn bán bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào trên lãnh thổ Việt Nam, các cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp đều phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật.
Tuy nhiên, những quy định này hiện chỉ áp dụng với các phương thức kinh doanh truyền thống và một số trang web thương mại điện tử. Vì vậy, bán hàng online hiện vẫn chưa cần đăng ký giấy phép kinh doanh.
Xét trên phương diện Pháp luật cụ thể:
Theo điều 03 NĐ số 39/2007/NĐ-CP: “Trường hợp cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, công việc không có địa điểm cố định,…, không phải đăng ký kinh doanh.”
Theo điều 13 Thông tư số 47/2014/TT-BCT: “Các thương nhân/tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, có website cung cấp một trong các dịch vụ:
- Khuyến mại trực tuyến.
- Sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Đấu giá trực tuyến.
Sẽ phải tiến hành đăng ký kinh doanh và đăng ký dưới hình thức sàn giao dịch điện tử với Bộ Công thương.”
Nhìn chung, thông qua các quy định của Pháp luật, người bán hàng online không cần đăng ký giấy phép kinh doanh. Trong khi đó, trách nhiệm đăng ký kinh doanh sẽ thuộc về các đơn vị, doanh nghiệp vận hành các website hoặc mạng xã hội chuyên cung cấp dịch vụ mua bán trực tuyến.
Tùy thuộc vào các website bạn tham gia bán hàng online, như: Shopee, Lazada, Taobao, Facebook,…, phương thức đăng ký bán hàng online sẽ khác nhau.
Tuy nhiên, dù không cần đăng ký kinh doanh khi bán hàng online, bạn vẫn phải tuân thủ các yêu cầu cụ thể về: thông tin, chất lượng sản phẩm/dịch vụ/hàng hóa; đáp ứng tốt các nghĩa vụ về thuế, quyền sở hữu trí tuệ; đảm bảo tính chân thực, minh bạch theo quy định của Pháp luật.
Các quy định bắt buộc khi bán hàng online
Khi triển khai một cửa hàng trực tuyến trên các trang mạng xã hội, bạn cần tuân thủ quy định theo Điều 37, NĐ số 52/2013/NĐ-CP về trách nhiệm của người bán trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, cụ thể như sau:
- Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cho các đơn vị đứng đầu sàn giao dịch thương mại điện tử, như: họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế cá nhân (nếu có),…, khi đăng ký dịch vụ bán hàng online.
- Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ theo quy định khi bán hàng.
- Đảm bảo tính chính xác, trung thực và minh bạch về thông tin hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đã cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Tuân thủ các quy định về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền lợi người tiêu dùng, các quy định Pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Thực hiện đúng quy định tại Mục 2 Chương II của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP khi sử dụng các chức năng đặt hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử.
- Cung cấp tình hình kinh doanh khi nhận được yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ cho các hoạt động thống kê trên sàn thương mại điện tử.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế theo quy định của Pháp luật.
Bán hàng online cần đóng các khoản thuế nào?
Khi bán hàng online, các cá nhân cần phải đóng 2 loại thuế theo quy định của Pháp luật, bao gồm: thuế môn bài và thuế khoán (thuế cá nhân và thuế giá trị gia tăng).
Tuy nhiên, nếu có thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm, bạn sẽ được miễn đóng thuế. Ngược lại, nếu thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, bạn cần đóng thuế theo quy định. Công thức tính thuế cho cá nhân bán hàng online được quy định như sau:
- Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN
- Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Tùy theo mức doanh thu, thuế môn bài khoán theo định mức từ 300 nghìn – 1.000.000 đồng/năm.
Qua thông tin từ bài viết, Tino Group tin rằng bạn đã giải đáp được thắc mắc: “Bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không?” Hy vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tham khảo hữu ích đối với bạn khi kinh doanh online. Đừng quên theo dõi Tino Group để không bỏ lỡ những bài viết hay và hữu ích về lĩnh vực kinh doanh nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Cá nhân bán hàng online cần đóng những khoản thuế nào?
Các cá nhân bán hàng online cần trả 2 loại thuế: thuế môn bài và thuê khoán. Nếu thu nhập dưới 100 triệu/năm, bạn không cần đóng thuế.
Mã ngành nghề bán hàng online là gì?
Hiện có 2 mã ngành bán hàng online là mã ngành 4791 và mã ngành 4799.
Các giấy phép đăng ký kinh doanh bao gồm những gì?
Giấy phép đăng ký kinh doanh bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy điều lệ công ty;
- Danh sách các thành viên hoặc cổ đông;
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ;
- Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện Pháp luật, thành viên hoặc cổ đông và người được ủy quyền nộp hồ sơ.
Cần làm thủ tục đăng ký bán hàng online không?
Về cơ bản, bán hàng online không phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Vì vậy, bạn chỉ cần thực hiện các thủ tục đăng ký hộ kinh doanh hoặc thành lập công ty với 2 mã ngành: 4791 hoặc 4799 (kèm mã ngành của từng loại sản phẩm mà bạn kinh doanh).