Thị trường thương mại điện tử đang từng ngày phát triển và trở thành xu hướng mua sắm chung của người tiêu dùng. Ở thời điểm hiện tại, có không ít doanh nghiệp đã dần chuyển sang lĩnh vực thương mại điện tử. Không chỉ mang đến nguồn lợi nhuận siêu khủng, mô hình này còn là tiền đề để doanh nghiệp bắt kịp xu hướng. Trong bài viết dưới đây hãy cùng Tino Group khám phá chi tiết bản đồ thương mại điện tử Việt Nam nhé!
Giới thiệu tổng quan về thương mại điện tử
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử hay eCommerce là quá trình mua bán sản phẩm/dịch vụ trên các nền tảng điện tử như Internet hoặc mạng máy tính. Thông thường, thương mại điện tử sẽ dựa trên một số công nghệ tân tiến như giao dịch tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, Digital Marketing, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), hệ thống quản lý hàng tồn kho, hệ thống thu thập dữ liệu tự động,…
Theo WHO, thương mại điện tử là một quy trình bao gồm:
- Sản xuất.
- Quảng cáo.
- Bán hàng.
- Phân phối sản phẩm được mua bán.
- Thanh toán trực tuyến.
Các sản phẩm giao nhận thông qua thương mại điện tử cũng như những thông tin khách hàng sẽ được số hoá qua mạng Internet. Hiện tại, việc mua bán sản phẩm, hàng hoá trên Shopee, Lazada hay bất kỳ website thương mại nào đều là ví dụ điển hình về thương mại điện tử.
Điểm đặc trưng của thương mại điện tử
Gắn liền với tốc độ phát triển của công nghệ
Về cơ bản, thương mại điện tử được phát triển dựa vào các tính năng của công nghệ thông tin trong mọi hoạt động kinh doanh. Chính vì thế, sự phát triển của công nghệ thông tin chính là nền tảng thúc đẩy thương mại điện tử lên một tầm cao mới. Bên cạnh đó, thương mại điện tử phát triển cũng tạo nên những “đòn bẩy” để các lĩnh vực công nghệ thông tin chuyển mình sang trang mới như thanh toán trực tuyến, website thương mại điện tử, nền tảng giao dịch trực tuyến,…
Giao dịch không gặp gỡ
Một điểm đặc trưng nổi bật của thương mại điện tử là cho phép người dùng mua bán, trao đổi với nhau mà không cần gặp mặt trực tiếp. Có thể nói, quy trình giao dịch sẽ được thực hiện hoàn toàn trực tuyến. Vì thế, thông qua Internet, các bên tham gia giao dịch sẽ không phải gặp gỡ trực tiếp mà vẫn có thể trao đổi giao dịch và thanh toán nhanh chóng.
Mạng lưới hoạt động phi lục địa
Khi tham gia các hoạt động mua bán trực tuyến, bạn không cần phải di chuyển đến cửa hàng mà vẫn có thể thực hiện giao dịch qua website hoặc ứng dụng. Có thể thấy, các chủ thể mua bán sẽ không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. Điều này đồng nghĩa với các hoạt động thương mại điện tử có thể diễn ra trên toàn cầu.
Hỗ trợ nhiều chủ thể tham gia
Lĩnh vực thương mại điện tử cho phép tối thiểu 3 chủ thể tham gia bao gồm: bên mua, bên bán và đơn vị tạo không gian giao dịch. Đơn vị này có thể là các cơ quan cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, dịch vụ mạng hoặc cơ quan chứng thực. Họ đóng vai trò như “cầu nối” liên kết người mua với người bán. Nhiệm vụ của đơn vị trung gian là hỗ trợ người mua, người bán trao đổi, đảm bảo tính bảo mật và tin cậy thông tin của các bên.
Không giới hạn về thời gian
Khi giao dịch trên các sàn thương mại điện tử, người dùng sẽ không bị giới hạn về mặt thời gian. Hiểu đơn giản, các bên tham gia có thể hoạt động thương mại điện tử ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày và trên bất kỳ phương tiện nào có kết nối mạng viễn thông.
Cập nhật bản đồ thương mại điện tử Việt Nam
Nền kinh tế Internet của Việt Nam được ví như “mảnh đất màu mỡ” nhất Đông Nam Á. Theo thống kê, yếu tố này sẽ tăng trưởng 175% vào năm 2025 để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trong khu vực sau Indonesia với tổng giá trị hàng hoá lên đến 57 tỷ USD.
Một trong những lý do khiến nền kinh tế Internet Việt Nam bùng nổ là sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. Chỉ trong nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có hơn 8 triệu người dùng kỹ thuật mới. Đây được xác định là những cá nhân đã trả tiền cho các loại dịch vụ trực tuyến.
Theo đó, “thủ lĩnh” thống trị trường thương mại điện tử Việt Nam không phải ai khác đó chính là Shopee (của SEA) và Lazada (của Alibaba). Đây là hai nhân tố dẫn dầu đường đua về lưu lượng truy cập tại Việt Nam. Trong khi đó, các nền tảng “cây nhà lá vườn” như Tiki và Sendo đành phải ngậm ngùi ở vị trí thứ 3 và thứ 4.
Dưới đây là bảng xếp hạng các đơn vị thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam theo quý 1 năm 2024:
(Theo trang iPrice Insights)
Shopee chiếm lĩnh thị trường thương mại điện tử Việt
Theo bản đồ thương mại điện tử Việt Nam trên, Shopee sở hữu lưu lượng web mỗi tháng lên đến 24,946,140 lượt – dẫn đầu các nền tảng khác. Một số nghiên cứu cho thấy có đến 51% người tiêu dùng Việt Nam xem Shopee là nơi mua sắm trực tuyến hiệu quả nhất. Trong khi Lazada chiếm 18%, Tiki 7% và Sendo 3%.
Theo dữ liệu của Decision Lab, hơn 70% người trẻ hay những người được xác định là Gen Z xem Shopee là nền tảng thương mại điện tử tốt nhất. Qua những con số biết nói có thể thấy Shopee đã thống lĩnh không gian thương mại điện tử Việt Nam.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của Shopee. Trong đó đứng đầu là nền tảng này cung cấp rất nhiều sản phẩm và chiết khấu giao hàng. Ngoài ra, Shopee cũng thiết lập mô hình kinh doanh kết hợp cả C2C (Customer to Customer) và B2B (Business to Business). Với mô hình C2C, Shopee đã tiếp cận với nhiều người bán hơn. Từ đó, sàn giao dịch này nhanh chóng mở rộng quy mô một cách vượt bậc.
Vì sao thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ?
Dựa trên bản đồ thương mại điện tử Việt Nam, có thể thấy lưu lượng truy cập trên các trang thương mại điện tử không ngừng tăng, nhất là sau khi đại dịch Covid-19 bùng nổ. Trước những diễn biến của đại dịch, thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã có sự thay đổi đáng kể.
Thay vì mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng, nhiều gia đình lại chọn lựa việc mua sắm trực tuyến. Với thao tác đơn giản, dễ thực hiện trên Smartphone, việc mua hàng trực tuyến đã trở thành thói quen của nhiều người. Từ nguồn thực phẩm, đồ dùng gia dụng, mặt hàng thời trang,…, đều có thể mua bán online.
Trước sự thay đổi của thời cuộc, phần lớn doanh nghiệp Việt đã chọn cách thay đổi để đón đầu xu hướng. Trọng tâm mà các doanh nghiệp tập trung ở thời điểm hiện tại là: “lấy khách hàng làm cốt lõi phát triển”. Song, các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Tiki,…, cũng nhanh chóng tạo ra những giá trị bổ sung, hướng đến lợi ích của khách hàng để giữ chân họ trên ứng dụng của mình.
Như hai mảnh ghép tìm về đúng vị trí, mục tiêu của doanh nghiệp và hướng phát triển của sàn thương mại điện tử trùng khớp với nhau. Điều này đã tạo nên sự bùng nổ của thị trường thương mại Việt đang khởi sắc từng ngày.
Tựu trung, bản đồ thương mại điện tử Việt Nam trong những năm tới chắc hẳn sẽ có màu sắc và hướng đi mới mẻ hơn. Trước những biến động của toàn cầu, điều gì cũng có thể thay đổi. Vì vậy, hãy cùng Tino Group chờ đợi những diễn biến mới trên thị trường thương mại điện tử Việt trong những năm sắp tới nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Thế nào là kinh doanh trực tuyến?
Đây là phương thức kinh doanh qua mạng với mọi giao dịch được thực hiện trực tuyến từ đặt hàng đến thanh toán.
Đầu tư thương mại điện tử tốn kém không?
Tất nhiên là có! Tuy nhiên, thương mại điện tử mang lại rất nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Nếu đầu tư đúng cách, doanh nghiệp có thể hưởng rất nhiều lợi nhuận từ thương mại điện tử.
Tính bảo mật khi kinh doanh thương mại điện tử có tốt không?
Tuỳ vào chi phí mà cấp độ bảo mật khi kinh doanh thương mại sẽ khác nhau. Nếu tham gia nghiêm túc vào lĩnh vực thương mại điện tử, doanh nghiệp nên áp dụng chế độ bảo mật tốt nhất.
Thương mại điện tử phù hợp với lĩnh vực kinh doanh nào?
Thương mại điện tử có thể áp dụng cho hầu hết mọi lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các mặt hàng, bạn có thể áp dụng thương mại điện tử vào giai đoạn phù hợp.