Giữa áp lực của một thế giới ngày càng phẳng, thị trường kinh doanh đầy rẫy những thách thức, cạnh tranh khắc nghiệp. Do đó, để “chèo lái” doanh nghiệp vững vàng và thành công giữa thời đại 4.0, bạn cần phải hiểu rõ những khái niệm đặc thù về các hình thức kinh doanh phổ biến như: B2C, B2B, CRM,… Bài viết này sẽ bật mí đến bạn những vấn đề xoay quanh mô hình kinh doanh B2C là gì cùng các ứng dụng tuyệt vời từ mô hình này. Nào, hãy cùng Tino Group khám phá nhé!
Đôi nét về mô hình B2C
Mô hình B2C là gì?
B2C là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: “Business To Consumer”, tạm dịch: mô hình kinh doanh thương mại điện tử (e-commerce). Hình thức kinh doanh này tập trung hướng đến đối tượng khách hàng là người tiêu dùng cá nhân. Để thực hiện mô hình này, doanh nghiệp cần chú ý trọng tâm vào việc thỏa mãn nhu cầu, cảm xúc tiêu dùng của khách hàng cá nhân.
Để hiểu rõ bản chất của mô hình B2C, bạn cần liên hệ song song với mô hình B2B. Nếu B2B là mô hình chuyên thực hiện các giao dịch giữa đối tượng là những doanh nghiệp với nhau thì B2C là hình thức giao dịch giữa đơn vị cung cấp sản phẩm/ dịch vụ và những người tiêu dùng cuối cùng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ đó.
Mô hình B2C được hình thành khi nào?
Vào cuối những năm 1990, ngành thương mại điện tử bắt đầu “len lỏi” vào thị trường. Khi nhu cầu sử dụng Internet của con người ngày một tăng cao, các doanh nghiệp đã nhìn thấy những tiềm năng từ hình thức bán hàng trực tuyến cho người dùng thông qua website. Đó là lý do mô hình kinh doanh B2C đã ra đời.
Tính đến nay, số lượng doanh nghiệp ra đời và lựa chọn mô hình B2C tăng cao vượt trội và không có xu hướng dừng lại. Điều này có thể đánh giá sức mạnh tiềm năng từ hình thức kinh doanh này rất lớn trong thời đại 4.0 hiện nay.
Các loại mô hình B2C phổ biến hiện nay
Mô hình thiên về người mua
Ở Việt Nam, mô hình thiên về người mua khá thưa thớt các doanh nghiệp áp dụng. Mô hình này lại phát triển khá mạnh mẽ tại một số nước phát triển khác. Ở mô hình thiên về người mua, doanh nghiệp sẽ đảm nhận vai trò nhập hàng hóa từ bên sản xuất. Sau đó, những đơn vị khác trực tiếp vào website của doanh nghiệp đấy để báo giá cũng như cung cấp sản phẩm.
Mô hình thiên về người bán
Đây được xem là mô hình “quốc dân” được các nhà kinh doanh trong nước và trên toàn cầu ưa chuộng sử dụng. Cách thức hoạt động của mô hình này là doanh nghiệp sẽ làm chủ một trang web thương mại điện tử. Tiếp đó, họ thực hiện phân phối sản phẩm, dịch vụ cho đơn vị thứ ba như: shop bán lẻ, người sử dụng,…
Mô hình thiên về trung gian
Đây là mô hình có sự kết nối liên quan trực tiếp giữa người mua và người bán. Nó được sử dụng phổ biến trên các website thương mại tại Việt Nam như Shopee, Sendo, Tiki,…
Những công ty có nhu cầu kinh doanh sẽ liên hệ website tại các trang thương mại này để quảng bá sản phẩm. Người tiêu dùng có thể xem và mua hàng tại website đó. Người kinh doanh sẽ tiết kiệm được không gian bán hàng, không phải xây dựng website riêng. Ngược lại, những nỗi lo mua bán sẽ được bảo vệ và tuân thủ theo các quy định rõ ràng, an toàn từ kênh trung gian.
Mô hình dạng thương mại công tác
Đây là mô hình kinh doanh mang tính tập trung và thuộc quyền sở hữu của đa dạng doanh nghiệp. Nó thường hiển thị dưới dạng các sàn giao dịch điện tử như chợ điện tử, sàn giao dịch thương mại,…
Lợi ích vượt trội của mô hình B2C
Cải thiện khả năng chăm sóc khách hàng
Mô hình B2C mang đến những trải nghiệm tuyệt vời, chu đáo nhất cho khách hàng. Thông qua website, các trang mạng xã hội hay Email, người tiêu dùng có thể giao tiếp, trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp. Nhờ đó, họ nhanh chóng nắm bắt toàn bộ thông tin cần thiết về sản phẩm/ dịch vụ, được doanh nghiệp chăm sóc nhanh chóng và chu đáo nhất có thể.
Hoạt động Marketing được mở rộng, mang sắc màu thương hiệu
Với những chiến thuật kinh doanh B2C thời đại 4.0 đã mang đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội, mở rộng khả năng sáng tạo, bung hết sức mình, tạo dấu ấn đặc biệt trong lòng khách hàng. Những kênh tiếp thị truyền thống dần được thay thế bởi các kênh online, kỹ thuật số hiện đại hay các trang mạng xã hội với những trải nghiệm mới mẻ, thú vị cho người dùng.
Tăng trưởng doanh thu
Qua các trang thương mại điện tử, những doanh nghiệp hoạt động với mô hình B2C sở hữu rất nhiều cơ hội kinh doanh tiềm năng. Lúc này, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng trên mọi mặt trận, thu hút được đa dạng nguồn khách hàng tiềm năng. Nhờ đó, doanh nghiệp nhanh chóng khẳng định vị trí trên thị trường, sở hữu mức độ thu nhập ngoài mong đợi.
Chi phí thấp
So với những doanh nghiệp truyền thống, doanh nghiệp B2C luôn sở hữu nhiều cơ hội phát triển vượt trội, chi phí thấp. Bởi lẽ, việc mở cửa hàng sẽ “ngốn” của bạn một khoản phí rất lớn. Nhưng với thương mại điện tử B2C, doanh nghiệp dễ dàng thành lập, kinh doanh và phát triển với nguồn lợi nhuận hấp dẫn. Hơn nữa, doanh nghiệp không phải lo lắng về chi phí không gian, địa điểm.
Quản trị kinh doanh được chu toàn, dễ dàng hơn
Khi kinh doanh bằng mô hình B2C, các quy trình bán hàng, giao hàng, lưu trữ thông tin, hồ sơ cùng các tác vụ quản lý khác doanh nghiệp có thể lưu trữ tự động, phân loại và cập nhật theo ngày tháng năm rõ ràng, logic. Nhờ vậy, tình trạng sai sót hạn chế xảy ra và doanh nghiệp dễ dàng theo sát tình hình kinh doanh của mình.
Bật mí bí kíp xây dựng mô hình B2C “đốn tim” khách hàng
Đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm, nhạy bén trong kinh doanh thì sẽ gặp nhiều thử thách trên hành trình xây dựng mô hình B2C. Sau đây, sẽ bật mí 4 nguyên tắc giúp bạn xây dựng mô hình B2C đạt hiệu quả cao nhất.
Lắng nghe và thấu hiểu những mong muốn từ khách hàng
Con đường ngắn nhất và duy nhất để doanh nghiệp phát triển là lấy khách hàng làm trọng tâm. Bạn phải làm sao để khách hàng ngày càng ưa thích, hài lòng khi trải nghiệm từng sản phẩm, dịch vụ của mình. Với sự bùng nổ ngày càng mạnh mẽ của công nghệ, sự kỳ vọng của khách hàng vào các sản phẩm của doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng cao, thay đổi không ngừng. Nếu bạn không bắt kịp xu hướng tiêu dùng, không thể làm hài lòng khách hàng thì những phản hồi tiêu cực sẽ lan nhanh hơn bao giờ hết.
Dù bạn sở hữu một ngân sách thoải mái để đáp ứng kỳ vọng từ khách hàng mà nhà quản lý không thấu hiểu những nhu cầu từ khách hàng thì rất khó để thành công. Người dùng luôn tìm kiếm và chú ý đến những dịch vụ, sản phẩm mà họ thật sự cần thiết ở hiện tại. Hơn nữa, họ luôn có nhu cầu mua hàng thật chất lượng và nhanh chóng, không phải mất nhiều thời gian tìm kiếm, chờ đợi. Chính vì thế, thành công sẽ đến với doanh nghiệp khi bạn biết rõ và cung cấp những sản phẩm người tiêu dùng cần, nâng cao những trải nghiệm tốt đến với họ.
Từ những điều phân tích trên, khi bắt đầu mô hình kinh doanh online B2C, bạn hãy đầu tư thật tốt vào dịch vụ chăm sóc khách hàng, cách thức tổ chức bán hàng kịp thời – đầy đủ – nhanh chóng ở mọi phương diện. Từ thông tin, lợi ích sản phẩm phù hợp vào thời điểm chính xác cho đến sự đa dạng ở các phương tiện giao tiếp, kết nối liên tục với khách hàng,… Chỉ khi khách hàng được giải đáp toàn bộ thắc mắc về sản phẩm họ đang hướng đến nhanh chóng và thỏa mãn, gia tăng lòng trung thành thì họ mới dễ dàng “chuyển đổi” lựa chọn sản phẩm vào giỏ hàng của mình.
Tôn trọng khách hàng, xây dựng niềm tin
Hiện tại, hình thức kinh doanh online được xem là ngành nghề “hái ra tiền” thu hút đông đảo các nhà đầu tư. Mặc dù loại hình kinh doanh này khá phổ biến nhưng nó chưa chiếm trọn được lòng tin từ khách hàng tiêu dùng. Chính vì thế, mục tiêu hàng đầu mà doanh nghiệp cần quan tâm chính là tạo dựng sự tin tưởng tuyệt đối ở người mua hàng đối với các sản phẩm cung cấp.
Thành công của một sản phẩm, dịch vụ bất kì ra đời thì người tiêu dùng chính là yếu tố then chốt quyết định mức độ thành bại của chúng. Do vậy, chỉ có lòng tin, sự an tâm và ưng ý từ khách hàng mới tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả tốt, tăng cao nguồn doanh thu. Thêm vào đó, sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp trên thị trường ngày một nhiều, mức độ cạnh tranh càng thêm gay gắt hơn. Vì thế, mục tiêu xây dựng niềm tin cốt lõi từ người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ là một lợi thế để doanh nghiệp khẳng định, quảng bá thương hiệu, vị trí kinh doanh trên thị trường lĩnh vực.
Luôn kết nối với khách hàng liên tục
Khách hàng luôn mong muốn những trải nghiệm mang tính cá nhân. Điều khách hàng mong muốn ở doanh nghiệp là sự kết nối, giao dịch mua bán liên tục, tiện lợi. Gần một nửa khách hàng sẽ từ bỏ giỏ hàng nếu không nhận được một câu trả lời nhanh chóng, đáp ứng kịp thời các vấn đề họ gặp phải.
Điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp phải đầu tư chỉn chu cho đội ngũ chăm sóc khách hàng sẵn sàng có mặt ngay khi khách hàng liên hệ. Bởi lẽ, sự chờ đợi rất dễ khiến cho nhu cầu mua hàng của họ bị giảm đi và bạn có thể sẽ đánh mất khách hàng tiềm năng. Do đó, đừng bỏ quên những gạch đầu dòng này trong chiến lược kinh doanh online:
- Khách hàng mong muốn điều gì từ bạn?
- Thời điểm nào họ mong muốn nghe từ bạn?
- Các kênh nào họ muốn bạn sử dụng để kết nối?
Chính vì vậy, để cam kết mọi góp ý gửi đến khách hàng nhanh nhất thì doanh nghiệp nên tích hợp các phần mềm trả lời tự động, cài đặt thông báo cũng như phân chia hợp lý đội ngũ chăm sóc khách hàng để họ chủ động tiếp nhận và gửi thông tin đến người dùng. Doanh nghiệp đừng bỏ qua bất kỳ cơ hội nào, hãy giữ chân tất cả mọi đối tượng tìm đến bạn bằng sự chân thành, tận tâm và kịp thời để mang lại kết quả tốt nhất.
Kết hợp phương thức thanh toán tiện lợi
Thời đại công nghệ lên ngôi, kéo theo đó là những tiện ích dành cho người dùng ngày một nâng cao, mở rộng hơn. Các doanh nghiệp nên tận dụng lợi thế này để tích hợp các hình thức thanh toán online ngay trên trang web, ứng dụng mua hàng. Đây được xem là một trong những hình thức khá tiện ích, an toàn mang đến cho người dùng thêm sự lựa chọn, thêm nhiều trải nghiệm thú vị.
Khám phá ví dụ điển hình về mô hình B2C tại Coca-Cola Việt Nam
Theo các tài liệu tại uplevo.com, Case study về mô hình B2C tại thương hiệu Coca-Cola Việt Nam được phân tích chi tiết như bên dưới.
Trong mô hình B2C, vấn đề các doanh nghiệp cần lưu ý không chỉ ở mẫu mã, chất lượng sản phẩm có thể giải quyết được nhu cầu gì cho cuộc sống của khách hàng. Mà điều đáng quan tâm ở đây còn là cảm xúc mà khách hàng có được thông qua trải nghiệm sản phẩm. Hiểu một một cách khác, quá trình thiết lập và triển khai chiến lược Marketing, ý tưởng kinh doanh phải luôn hướng đến cảm xúc của khách hàng.
Có thể thấy, trải rộng khắp các mặt trận quảng bá, từ nền tảng xã hội đến các spot truyền thống trên TV đều tiêu tốn một khoản ngân sách rất lớn của doanh nghiệp để có thể chạm đến khía cạnh cảm xúc, giá trị đích thực trong mỗi khách hàng.
Điều này thật đúng với nhận định trong tạp chí Inside the Consumer Mind của tiến sĩ Noel Murray: “Cảm xúc chính là nguyên nhân chính để khách hàng ghi nhớ tên thương hiệu. Bởi sau tất cả, những nhãn hàng ngoài kia đều sử dụng cùng một nguồn nguyên liệu, với giá na ná như nhau mà thôi. Câu hỏi đặt ra là, tại sao chúng ta phải trả thêm tiền cho thương hiệu của sản phẩm chúng ta đang dùng?”
Đi sâu vào thương hiệu “nổi đình nổi đám” Coca-Cola để thấy, phần lớn nguồn lực của doanh nghiệp này được sử dụng trong việc thiết lập và tiếp thị cho các chiến dịch truyền thông nhằm chạm tới cảm xúc của người tiêu dùng, mang đến những trải nghiệm mới lạ. Một điểm thú vị ở Coca-Cola khi khách hàng nhớ đến là các chiến dịch của thương hiệu mang giá trị tầm nhìn hiện đại, xóa bỏ suy nghĩ của khách hàng về thức uống có ga, ngọt và không tốt cho sức khỏe.
Thấu hiểu nhu cầu tiêu dùng, Coca-Cola với hành trình sáng tạo những Viral Clip Tết “nâng niu” và “bắt trọn” từng khoảnh khắc yêu thương từ những điều bình dị đầy cảm xúc cho gia đình Việt. Chọn cái lõi yêu thương giữa bối cảnh đầy cạnh tranh của hàng loạt các nhãn hiệu, Coca-Cola vẫn giữ vững phong độ khi tìm hiểu, tiếp cận những nét mới, khắc họa đậm sâu, tinh tế những câu chuyện của người dùng mà vẫn giữ nguyên bản sắc và vị thế vốn có. Để rồi, khi nhắc đến Coca-Cola, người tiêu dùng lập tức nghĩ về cái Tết yêu thương, thân thương của người Việt.
Từ những chiến lược bình dị mà tinh tế, chạm đúng cảm xúc người tiêu dùng đã đưa Coca-Cola dẫn đầu là một trong ba thương hiệu toàn cầu về mức độ phổ cập và nhận diện, chỉ đứng sau hai thương hiệu lừng lẫy là Apple và Google.
Thị trường thương mại điện tử ngày một cạnh tranh khốc liệt. Để đứng vững và phát triển trong thời đại 4.0 này, doanh nghiệp cần xây dựng những chiến lược có chiều sâu, tầm nhìn cũng như nâng cao trải nghiệm cho người tiêu dùng. Với những thông tin về mô hình B2C là gì cùng những vấn đề xoay quanh mô hình kinh doanh này đã được Tino Group tổng hợp phần nào giúp bạn có cái nhìn rõ hơn. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn và xây dựng thật tốt chiến lược kinh doanh của mình nhé!
FAQs về mô hình B2C
Mô hình kinh doanh B2C thường cung cấp mặt hàng gì?
Đến với mô hình B2C, doanh nghiệp sẽ tiếp cận và chào bán sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng. Doanh nghiệp có thể kinh doanh đa dạng với nhiều loại sản phẩm, dịch vụ như: hàng tiêu dùng nhanh, dịch vụ nghỉ dưỡng, xe cộ,…
Mô hình B2B và B2C có sự khác biệt gì?
Mô hình B2B được hiểu là doanh nghiệp bán hàng cho nghiệp. Còn mô hình B2C là doanh nghiệp bán hàng cho người tiêu dùng.
Đối với mô hình B2B, số lượng hàng hóa lớn với chu kỳ mua bán kéo dài so với mô hình B2C. Người mua lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ của hai mô hình này có sự khác nhau rõ rệt. Nếu B2B là do sản phẩm được lên kế hoạch hợp lý, dựa vào nhu cầu người dùng thì mô hình B2C phụ thuộc vào cảm xúc, mong muốn của người dùng qua quảng cáo, khuyến mãi.
Lý do nào khiến mô hình B2C tăng trưởng nhanh chóng?
Thương mại điện tử B2C đơn giản hóa những trải nghiệm mua sắm cho cả nhà cung cấp lẫn người tiêu dùng. Trên các cửa hàng trực tuyến, người dùng dễ dàng tìm thấy và thực hiện nhanh chóng các giao dịch mua sắm thoải mái khi chỉ ngồi tại bất cứ nơi đâu, thời gian nào.
Top 10 website B2C dẫn đầu thị trường hiện nay
- Lazada Việt Nam
- Thế giới di động
- Shopee
- Tiki
- Sen Đỏ
- FPT Shop
- Điện máy xanh
- Vật giá
- A đây rồi
- Nguyễn Kim