Animation là thuật ngữ rất phổ biến đối với những ai đang hoạt động trong lĩnh vực thiết kế video. Đặc biệt là trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các nhãn hàng, thường hiệu ngày càng được đẩy mạnh, nhu cầu sản xuất Animation dưới dạng video marketing cũng tăng cao. Vậy cụ thể Animation là gì? Các bạn hãy cùng Tino Group tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa Animation
Animation là gì?
Animation là nghệ thuật chụp liên tiếp nhiều hình ảnh hoặc bản vẽ. Sau đó, hình ảnh sẽ được di chuyển sống động trên màn ảnh trong một khoảng thời gian nhất định để mô phỏng cho một nội dung, thông điệp nào đó. Hiểu đơn giản, thuật ngữ này được dùng chỉ bất kỳ hình thức nào khiến các đối tượng đồ họa dịch chuyển.
Để tạo sự xuất hiện các chuyển động mượt mà từ những bức hình được vẽ, được in ra, hoặc được tạo bởi máy tính, tốc độ khung hình (frame rate) hay số lượng bức ảnh liên tiếp sẽ được hiển thị mỗi giây. Khi càng có nhiều khung hình xuất hiện liên tiếp, não bộ của chúng ta sẽ trộn chúng thành một hình ảnh chuyển động.
Animation sẽ thường được sử dụng phổ biến trong quảng cáo, game, phim hoạt hình và nhiều thể loại khác. Những người hoạt động trong nghề được gọi là Animator.
Nguồn gốc của Animation
Công nghệ Animation đã xuất hiện từ những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Trong giai đoạn này, hình ảnh vẫn còn được xử lý khá đơn sơ, chưa được bắt mắt như hiện nay.
Animation thường được ứng dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực hoạt hình, có nguồn gốc từ Mỹ và được phát hiện lần đầu bởi James Stuart Blackton – một nhà sản xuất phim gốc Mỹ. Năm 1900, ông đã tạo ra bộ phim hoạt hình đầu tiên có tên là The Enchanted Drawing.
Tuy nhiên, cha đẻ của phim hoạt hình lại là Emile Cohl – một họa sĩ hoạt hình người Pháp. Ông cũng là người đã tạo ra bộ phim hoạt hình hoàn chỉnh đầu tiên mang tên Fantasmagorie vào năm 1908. Đến năm 1928, Disney cho ra đời bộ Steamboat Willie – bộ phim hoạt hình đầu tiên có âm thanh đi kèm với các chuyển động hình ảnh.
Hiện nay, Animation rất phát triển và đã được được thể hiện dưới nhiều dạng như 2D, 3D, đi kèm với hình ảnh và âm thanh sống động.
Cách tạo nên Animation như thế nào?
Animation được tạo ra bằng nhiều hình ảnh khác nhau và được nối tiếp liên tục để tạo thành một chuỗi hình ảnh. Các nhân vật có thể di chuyển qua các vùng bối cảnh khác nhau nên kích thước và màu sắc cũng được thay đổi.
Bởi vì mắt chúng ta chỉ có thể lưu giữ hình ảnh trong khoảng 1/10 giây nên khi có nhiều hình ảnh liên tiếp xuất hiện sẽ cho phép não bộ ghi nhận thành một khung cảnh duy nhất. Animator có thể tạo ra 12 hình vẽ (khung hình) mỗi giây nhưng sẽ hơi giật. Vì vậy, để các cảnh chuyển động mượt mà, người ta thường vẽ 24 khung hình mỗi giây.
Để tạo nền chuyển động, Animator thường tạo nền dựa trên 2 cách:
- Frame by frame: Tạo ảnh cho mỗi khung chuyển động và cho phép nền ảnh chuyển động trong từng khung hình.
- Tweened Animation: Chỉ cần tạo ảnh cho khung bắt đầu và khung kết thúc, hiệu ứng Flash sẽ hỗ trợ tạo thêm nhiều khung ảnh tiếp nối giữa những khoảng này với sự thay đổi về thuộc tính ảnh, kích thước, màu sắc, …
Phân loại Animation
Animation truyền thống
Animation truyền thống là sự kết hợp từ các hình họa dạng phẳng được vẽ bằng tay trên một không gian 2D để tạo chuyển động cho nhân vật và bối cảnh xung quanh nhân vật. Các hình ảnh sau khi hoàn thành bản vẽ tay sẽ được đưa vào xử lý trên máy tính để có màu sắc, cảnh nền,…
Hiện tại Animation truyền thống vẫn được khá ưa chuộng bởi tính thuận tiện và linh hoạt.
Tuy nhiên, với Animation này, từng khung hình chuyển động sẽ được vẽ hoàn toàn bằng tay, tiêu tốn khá nhiều thời gian để hoàn thiện sản phẩm.
Animation truyền thống thường xuất hiện trong các video hoạt hình, video quảng cáo, … Một số phim hoạt hình đời đầu của Disney đã sử dụng Animation truyền thống như: Aladdin, Vua Sư tử, Bạch Tuyết và 7 chú lùn, 101 chú chó đốm,…
Animation 2D (vector)
Animation 2D cũng được xem là dạng truyền thống. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ loại Animation này được thể hiện bằng các vector trên máy tính nên có sự linh hoạt trong từng khung ảnh. Quá trình sản xuất cũng hiệu quả hơn.
Với đồ họa được thực hiện bằng vector, độ phân giải sẽ không còn là vấn đề khi sử dụng các hình ảnh với định dạng quen thuộc là JPG, GIF, BMP. Bên cạnh đó, vector được thể hiện bằng pixel – độ phân giải cực lớn cho phép bạn thoải mái phóng to thu nhỏ mà không lo hình bị vỡ. Điều này sẽ giúp chuyển động hình ảnh trở nên mượt mà hơn.
Đặc biệt, các Animator 2D cũng không cần phải vẽ đi vẽ lại một nhân vật nhiều lần mà chỉ cần thực hiện thay đổi một số chi tiết là được.
Animation 3D
Animation 3D là phương thức được sử dụng phổ biến nhất hiện nay để tạo nên các chuyển động trên khung hình. Loại hoạt ảnh này gắn liền với công nghệ CGI. Điểm khác biệt lớn nhất của Animation 3D so với các loại khác nằm ở chỗ hình ảnh được render từ mô hình 3D dựng trên máy tính.
Với công nghệ Animation 3D, các nhân vật sẽ được thể hiện có chiều sâu, sống động, gần gũi và chân thực hơn. Điều này là do toàn bộ bộ cơ thể nhân vật phải luôn được hiện rõ.
Phân biệt Animation và Motion Graphics
Motion Graphics (đồ họa động) là những phần đồ họa kỹ thuật số tạo hiệu ứng chuyển động, có âm thanh và thường được sử dụng trong quảng cáo, thương mại và các lĩnh vực thuộc về truyền thông đa phương tiện. Cả Animation và Motion Graphics đều là nghệ thuật diễn hoạt hình ảnh, đều sử dụng 12 nguyên tắc chuyển động để hình ảnh trở nên chân thực và tự nhiên hơn.
Tuy nhiên, Motion Graphics thiên về hiệu ứng chuyển động nhiều hơn là nhân vật. Do đó, không có nhân vật, bạn vẫn kể được câu chuyện bằng yếu tố hình ảnh đồ hoạ. Bạn sẽ dễ dàng thấy Motion Graphics xuất hiện ở khắp nơi, chẳng hạn như những chương trình TV hoặc các nền tảng giải trí khác.
Ứng dụng của Animation trong doanh nghiệp
Explainer video (Video giải thích)
Đây là các dạng video mang tính giải thích nhằm truyền tải thông tin một cách đơn giản và dễ hiểu hơn đến đối tượng khách hàng mục tiêu, đối tác hoặc nhà đầu tư.
Nội dung của Explainer video thường là cá thông tin sản phẩm/dịch vụ, quy trình làm việc của một doanh nghiệp,…
Video trên mạng xã hội
Với mục tiêu mang tính giải trí và xây dựng câu chuyện, video Animation chính là công cụ hoàn hảo để doanh nghiệp sáng tạo nội dung tương tác với người dùng cũng như quảng bá sản phẩm/dịch vụ hiệu quả hơn.
Video quảng cáo (video Ads)
Sử dụng Animation trong quảng cáo mang lại lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp khi cạnh tranh với các đối thủ khác. Cụ thể là giúp tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng qua các hiệu quả thị giác thu hút và ấn tượng.
Thiết kế logo động
Một logo có hiệu ứng chuyển động sáng tạo, thú vị sẽ khiến khách hàng “dừng mắt” lâu hơn cũng như dễ gây ấn tượng hơn. Vì vậy, doanh nghiệp có thể tận dụng điều này để tăng độ nhận diện thương hiệu.
Animation trong thiết kế web
Rất nhiều người thích sử dụng Animation cho thiết kế web của họ. Bởi các hiệu ứng sẽ làm cho trang web nhìn chuyên nghiệp và thú vị hơn cũng như được khách hàng đánh giá cao khi truy cập. Vì vậy, website có các diễn hoạt hình ảnh thú vị còn có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro tỷ lệ thoát trang cao, đồng thời thể hiện được cá tính thương hiệu độc đáo.
Hiệu ứng chuyển đổi qua Animation trên website sẽ mang lại hiệu ứng thị giác hiệu quả giúp doanh nghiệp thu hút người dùng tương tác tốt hơn với website/ứng dụng của mình.
Đặc biệt là Micro-interaction (tương tác nhỏ), khái niệm này dùng để mô tả những trải nghiệm nhỏ bên trong một sản phẩm hoặc vùng bất kỳ của một website và liên quan mật thiết đến thiết kế trải nghiệm người dùng (Thiết kế UX).
Chẳng hạn như khi thêm hiệu ứng chuyển động cho các nút kêu gọi hành động (call-to-action) có thể giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn có cái nhìn tổng quan về Animation. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm một kiến thức bổ ích trong lĩnh vực công nghệ. Hẹn gặp lại ở những chủ đề thú vị kế tiếp nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Có những phần mềm nào để tạo Animation?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các phần mềm khác nhau hỗ trợ tạo Animation như: Phần mềm Scratch, iClone, Autodesk 3DS Max, Adobe After Effects,…
Học Animation ở đâu?
Ngoài sở hữu những phẩm chất cần thiết để trở thành một Animator, bạn còn có thể tham gia các khóa học tại một số trang web như: Udemy, School of Motion, Motion Design School,…
Có phải website nào cũng cần có Animation?
Tùy vào lĩnh vực hoạt động và cá tính thương hiệu mà chúng ta lựa chọn phong cách hiệu ứng cho phù hợp để truyền đạt được thông điệp và giá trị của thương hiệu cho người xem một cách hiệu quả nhất.
Do đó, trước khi quyết định việc có sử dụng Animation trong website hay không, bạn cần trả lời được một số câu hỏi sau:
- Animation có mang lại giá trị gì không?
- Có làm cho website thân thiện hơn không?
- Có giúp làm nổi bật mục đích của trang hay không?
- Có làm phân tán sự tập trung của người dùng khỏi nội dung và thông điệp chính của website không?
Animation trong PowerPoint là gì?
Animation trong PowerPoint là những hiệu ứng làm cho văn bản, các hình khối hay hình ảnh bạn tạo ra trên PowerPoint có thể chuyển động một cách sống động hơn. Nhờ có hiệu ứng, người xem, khán giả sẽ chú tâm và cảm thấy thích thú hơn đến nội dung mà bạn muốn truyền tải.
Hiện nay, rất nhiều bạn sinh viên đã sáng tạo file PowerPoint cực kỳ độc đáo bằng cách sử dụng Animation để giúp cho buổi thuyết trình trở nên thú vị hơn.