Dù ở bất kỳ đâu, xung quanh bạn sẽ có ít nhất một thiết bị Android đang hoạt động. Với sức mạnh trong ngành công nghệ di động, Android đã trở thành nền tảng cho hàng tỷ thiết bị trên toàn thế giới. Vậy cụ thể Android là gì? Trong bài viết hôm nay, chúng sẽ cùng nhau tìm hiểu những thông tin xung quanh Android để biết lý do tại hệ điều hành này phổ biến đến như vậy.
Tổng quan về hệ điều hành Android
Hệ điều hành Android là gì?
Android là một hệ điều hành do Google phát triển, được thiết kế chủ yếu cho các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Hệ điều hành này cho phép người dùng truy cập và sử dụng các ứng dụng, trò chơi, dịch vụ trực tuyến và nhiều tính năng khác trên các thiết bị di động của họ.
Một điểm đặc biệt của Android là sự đa dạng vì có thể chạy trên nhiều loại thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau. Các phiên bản Android cũng được cập nhật liên tục để cải thiện hiệu suất, bảo mật và nâng cấp tính năng mới. Bên cạnh đó, Android còn cung cấp một môi trường linh hoạt cho các nhà phát triển để tạo ra những ứng dụng đa dạng, phù hợp với phong cách của họ.
Android đã trở thành hệ điều hành được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày của chúng ta, giúp mọi người kết nối, làm việc và giải trí thông qua các thiết bị di động của mình.
Lịch sử phát triển của hệ điều hành Android
Năm 2003, một nhóm các kỹ sư và doanh nhân tài năng gồm Andy Rubin, Rich Miner, Nick Sears và Chris White đã thành lập công ty Android Inc. Mục tiêu ban đầu của họ không phải là phát triển một hệ điều hành di động, mà là tạo ra một nền tảng cho các thiết bị máy ảnh số thông minh.
Tuy nhiên, dự án máy ảnh số của Android Inc. không thu hút sự quan tâm từ thị trường. Sau một thời gian, họ đã nhận ra tiềm năng của việc phát triển một hệ điều hành di động. Điều này đã dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chiến lược phát triển hệ điều hành di động mà chúng ta biết đến ngày nay.
Một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Android là khi công ty Android Inc được Google vào năm 2005. Điều này đánh dấu sự kết hợp giữa một nền tảng phát triển kỹ thuật của Android và nguồn tài nguyên mạnh mẽ của Google. Kể từ đó, Android đã được tích hợp sâu vào nhiều dịch vụ của Google.
Sau khi được công bố vào năm 2008, hệ điều hành này đã trải qua một hành trình phát triển thành công rực rỡ. Từ phiên bản đầu tiên, Android đã trở thành một hệ điều hành mạnh mẽ và đa năng, chạy trên hàng tỷ thiết bị di động trên toàn thế giới.
Các phiên bản của hệ điều hành Android
- Android 1.0 (Astro): Phiên bản đầu tiên của Android được ra mắt vào tháng 9 năm 2008 trên chiếc điện thoại T-Mobile G1.
- Android 1.1 (Bender): Đây là một bản cập nhật nhỏ của Android 1.0, ra mắt vào tháng 2 năm 2009.
- Android 1.5 (Cupcake): Phiên bản Cupcake mang đến nhiều cải tiến về giao diện người dùng và tính năng như bàn phím ảo, hỗ trợ video.
- Android 1.6 (Donut): Donut được giới thiệu vào tháng 9 năm 2009 với nhiều cải tiến về hiệu suất và tính năng.
- Android 2.0/2.1 (Eclair): Eclair là một bước đột phá với các các tính năng nổi bật như Google Maps Navigation.
- Android 2.2 (Froyo): Froyo tập trung vào hiệu suất, tăng tốc độ trình duyệt và hỗ trợ tích hợp với Flash.
- Android 2.3 (Gingerbread): Gingerbread được ra mắt vào tháng 12 năm 2010, mang đến một giao diện người dùng cải tiến cùng với tính năng NFC.
- Android 3.0/3.1/3.2 (Honeycomb): Honeycomb là phiên bản dành riêng cho máy tính bảng, với giao diện người dùng tùy chỉnh cho các thiết bị lớn.
- Android 4.0 (Ice Cream Sandwich): Ice Cream Sandwich hợp nhất giao diện người dùng cho cả điện thoại và máy tính bảng, đồng thời cung cấp nhiều tính năng mới.
- Android 4.1/4.2/4.3 (Jelly Bean): Jelly Bean đem lại hiệu suất tốt hơn, tích hợp Google Now và nhiều tính năng khác.
- Android 4.4 (KitKat): KitKat tập trung vào tối ưu hóa hiệu suất và hỗ trợ cho các thiết bị có cấu hình thấp.
- Android 5.0/5.1 (Lollipop): Lollipop đem lại một giao diện người dùng hoàn toàn mới gọi là Material Design và nhiều cải tiến về bảo mật.
- Android 6.0 (Marshmallow): Marshmallow tiếp tục được tối ưu hóa hiệu suất, đồng thời cung cấp quyền kiểm soát ứng dụng tốt hơn.
- Android 7.0/7.1 (Nougat): Nougat hỗ trợ tính năng chia màn hình đa nhiệm và cải tiến hệ thống thông báo.
- Android 8.0/8.1 (Oreo): Oreo được tối ưu về hóa pin, tích hợp ảnh trong ản và nhiều cải tiến khác.
- Android 9 (Pie): Pie tập trung vào trải nghiệm người dùng thông minh và kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị.
- Android 10: Android 10 tập trung vào quyền riêng tư và bảo mật, đồng thời đưa ra giao diện người dùng tối ưu hóa.
- Android 11: Android 11 tiếp tục cải tiến quyền riêng tư, tích hợp khả năng điều khiển thiết bị thông minh và nhiều tính năng khác.
- Android 12: Ra mắt vào tháng 3 năm 2022. Phiên bản này tập trung vào cá nhân hóa giao diện người dùng, cải thiện năng suất và một số tính năng mới.
- Android 13: Ra mắt vào tháng 8 năm 2022. Phiên bản này cải thiện năng suất với các biểu tượng ứng dụng theo chủ đề, ngôn ngữ trên mỗi ứng dụng và bản xem trước clipboard giúp mang lại trải nghiệm tốt hơn trên máy tính bảng và màn hình lớn.
- Android 14 (Beta): Android 14 Beta hiện đã có sẵn để người dùng thử nghiệm. Dự kiến ra mắt vào cuối năm 2024.
Một số điểm nổi bật của hệ điều hành Android
Giao diện đa dạng
Android cho phép các nhà sản xuất thiết bị tùy chỉnh giao diện giúp trải nghiệm người dùng trở nên đa dạng hơn. Ví dụ, Samsung sử dụng giao diện One UI, trong khi Google sử dụng giao diện Android nguyên bản. Các nhà sản xuất thường thay đổi giao diện Android một cách linh hoạt để dễ dàng phân biệt với các sản xuất khác.
Ngoài ra, những ứng dụng do bên thứ 3 cung cấp có trên Google Play còn cho phép người dùng thay đổi chủ đề của giao diện.
Mẫu mã đa dạng
Android được tích hợp bởi nhiều nhà sản xuất điện thoại di động lớn như Samsung, OPPO, Xiaomi, Huawei, Sony, Nokia,… giúp bạn có thể lựa chọn giữa nhiều mẫu mã khác nhau, từ các mẫu bình dân cho đến các phân khúc cao cấp.
Ứng dụng phong phú
Android có Google Play Store, nơi bạn có thể tải xuống hàng ngàn ứng dụng và trò chơi khác nhau, từ ứng dụng làm việc đến giải trí và chăm sóc sức khỏe.
Đa nhiệm
Android cho phép bạn chạy nhiều ứng dụng cùng lúc và sử dụng tính năng chia màn hình để làm việc hiệu quả hơn trên điện thoại hoặc máy tính bảng.
Tích hợp dịch vụ Google
Android tích hợp sâu các dịch vụ của Google như Gmail, Google Maps, YouTube và Google Assistant, giúp bạn sử dụng các dịch vụ này trong cuộc sống hoặc công việc thuận tiện hơn.
Quyền riêng tư và bảo mật
Android cung cấp quyền kiểm soát rộng rãi về quyền riêng tư, cho phép bạn kiểm soát quyền truy cập của ứng dụng vào thông tin cá nhân.
Hỗ trợ đa thiết bị
Android không chỉ chạy trên điện thoại di động mà còn hỗ trợ máy tính bảng, Smart TV, đồng hồ thông minh và nhiều thiết bị khác. Đồng thời, cho phép tích hợp và đồng bộ giữa các thiết bị dễ dàng.
Có thể mở rộng bộ nhớ bằng thẻ nhớ
Còn hầu hết các thiết bị Android, bạn có thể mở rộng bộ nhớ bằng cách tích hợp các loại thẻ nhớ dung lượng cao.
Tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI)
Android có tích hợp trí tuệ nhân tạo thông qua Google Assistant, giúp bạn tìm kiếm thông tin, thực hiện các tác vụ và tương tác với thiết bị bằng giọng nói.
Cập nhật bảo mật và hệ điều hành thường xuyên
Google thường xuyên cập nhật phiên bản mới cho hệ điều hành Android để đảm bảo tính bảo mật và hiệu suất tốt nhất cho người dùng.
Hệ sinh thái ứng dụng và dịch vụ
Android có một hệ sinh thái mạnh mẽ với nhiều ứng dụng và dịch vụ bên ngoài Google, cho phép bạn tùy chỉnh thiết bị theo ý muốn.
Hỗ trợ đồ họa cao cấp
Android hỗ trợ đồ họa cao cấp, cho phép bạn trải nghiệm chất lượng hình ảnh và video tốt hơn trên thiết bị di động.
Mã nguồn mở
Android là một hệ điều hành mã nguồn mở, cho phép những nhà phát triển độc lập tạo ra các phiên bản tùy chỉnh.
Android còn có một cộng đồng phát triển lớn, giúp cải thiện hệ điều hành liên tục thông qua việc cung cấp các bản cập nhật và sửa lỗi.
Một số hạn chế của hệ điều hành Android
Tính phân tán
Android có nhiều phiên bản đang chạy trên các thiết bị của nhiều nhà sản xuất khác nhau. Điều này tạo ra sự phân tán, gây khó khăn trong việc đảm bảo tính thống nhất và cập nhật cho tất cả các thiết bị.
Bảo mật
Hệ điều hành Android thường gặp vấn đề liên quan đến bảo mật do ứng dụng có thể được tải từ nhiều nguồn khác nhau. Người dùng có thể dễ dàng bị tấn công bởi mã độc, virus và phần mềm độc hại khác nếu không cẩn thận.
Hiệu suất không đồng đều
Hiệu suất của các thiết bị Android khác nhau tùy thuộc vào cấu hình phần cứng và phiên bản hệ điều hành. Điều này làm cho trải nghiệm của người dùng không đồng đều và thiếu ổn định.
Nhiều ứng dụng chạy ngầm làm giảm hiệu suất thiết bị
So với hệ điều hành iOS, Android tối ưu hóa bộ nhớ RAM kém hơn nên nhiều ứng dụng chạy ngầm có thể gây chậm máy hoặc thậm chí làm đơ thiết bị.
Phụ thuộc vào nhà sản xuất
Sự phụ thuộc vào các nhà sản xuất điện thoại khi phát hành bản cập nhật hệ điều hành có thể làm cho người dùng phải đợi lâu để nhận được cập nhật mới nhất. Một số thiết bị có thể không nhận được cập nhật sau một thời gian dài.
Tiêu thụ năng lượng
Một số ứng dụng và tính năng của Android có thể tiêu thụ nhiều năng lượng, làm giảm thời lượng pin của điện thoại.
Một số ứng dụng chưa được tối ưu hóa
Vì Android hỗ trợ nhiều nhà sản xuất nên nhà phát triển ứng dụng không thể tối ưu hoá cho tất cả các thiết bị. Ngoài ra, một số ứng dụng trên Google Play có chất lượng khá kém, thường đi kèm các quảng cáo khó chịu gây cản trở cho công việc hoặc quá trình giải trí của bạn.
Hệ điều hành Android được dùng trong lĩnh vực nào?
Hệ điều hành cho điện thoại di động và máy tính bảng
Android là hệ điều hành chính cho nhiều điện thoại thông minh và máy tính bảng trên thị trường.
Phát triển ứng dụng di động
Android cho phép nhà phát triển tạo ra các ứng dụng đa dạng, từ ứng dụng xã hội, trò chơi, ứng dụng công việc, ứng dụng giải trí, đến ứng dụng học tập và nhiều loại ứng dụng khác.
Điều khiển thiết bị thông minh
Android là nền tảng hỗ trợ kết nối và điều khiển các thiết bị thông minh khác nhau như đèn, thiết bị âm thanh, máy lạnh thông qua các ứng dụng như Google Home hay Amazon Alexa.
Ô tô thông minh
Android Auto là một phiên bản của Android được tích hợp vào các hệ thống giải trí trong ô tô, cho phép người lái truy cập dịch vụ điều hướng, âm nhạc, cuộc gọi và nhiều tính năng khác một cách an toàn.
Thiết bị đeo thông minh
Android Wear là phiên bản Android được thiết kế cho các thiết bị đeo thông minh như đồng hồ thông minh và vòng đeo tay. Nền tảng này giúp theo dõi sức khỏe, thông báo thông báo và thực hiện các tác vụ khác trực tiếp từ thiết bị đeo.
Không chỉ vậy, Android còn được sử dụng cho các dòng mắt kính thông minh, tai nghe, máy trò chơi điện tử bỏ túi,…
TV thông minh
Android TV là một nền tảng dành cho các Smart TV, cho phép người dùng trải nghiệm các ứng dụng và dịch vụ trực tuyến trên màn hình lớn.
Giáo dục và ngành công nghiệp
Android được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục và ngành công nghiệp để phát triển ứng dụng đào tạo, quản lý kho hàng, hệ thống bán hàng và nhiều giải pháp khác.
Thiết bị y tế
Android cũng được tích hợp vào các thiết bị y tế để theo dõi sức khỏe, ghi nhận thông tin bệnh lý, giúp bác sĩ và bệnh nhân theo dõi tình trạng sức khỏe.
Phát triển dự án cá nhân và doanh nghiệp
Android cung cấp môi trường phát triển phong phú cho việc xây dựng các ứng dụng cá nhân hoặc doanh nghiệp, giúp tạo ra các giải pháp tùy chỉnh cho nhiều mục đích khác nhau.
Các hãng sản xuất điện thoại Android nổi tiếng nhất hiện nay
Samsung
Samsung là một trong những hãng hàng đầu sản xuất điện thoại Android trên toàn thế giới. Họ nổi tiếng các dòng điện thoại cao cấp như Galaxy S và Galaxy Note. Ngoài ra, Samsung cũng cung cấp như các dòng sản phẩm phổ thông dành cho phân khúc tầm trung.
Google cũng tham gia thị trường smartphone khi sản xuất dòng điện thoại Pixel chạy hệ điều hành Android. Điện thoại Pixel nổi tiếng với trải nghiệm gần gũi Android nguyên bản và luôn là thiết bị đầu tiên được cập nhật các phiên bản mới nhất.
OnePlus
OnePlus là một hãng điện thoại Android nổi tiếng hiệu năng mạnh mẽ và thiết kế thời trang. Các sản phẩm của họ thường được gọi là “Flagship Killer” vì có giá phải chăng nhưng vẫn cung cấp hiệu năng cao.
Xiaomi
Xiaomi là một hãng công nghệ Trung Quốc nổi tiếng với các dòng điện thoại thông minh Android giá rẻ và chất lượng. Họ cũng sản xuất nhiều thiết bị điện tử khác như máy tính bảng, đồng hồ thông minh và dây đeo thông minh.
Huawei
Huawei từng là một trong những hãng sản xuất Android lớn nhất trên thế giới trước khi gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường quốc tế do các vấn đề an ninh mạng.
Oppo và Vivo
Cả Oppo và Vivo đều thuộc sở hữu của tập đoàn BBK Electronics và sản xuất nhiều sản phẩm Android phổ thông và cao cấp. Các sản phẩm của những thương hiệu này được đánh giá cao về hiệu năng và thiết kế.
Một ưu điểm khác khiến Oppo và Vivo được ưa chuộng là mức giá dành cho phân khúc tầm trung, phù hợp với đại đa số người dùng, đặc biệt là ở Việt Nam.
Tóm lại, hệ sinh thái khổng lồ của Android đang mang lại cho người dùng nhiều lựa chọn đa dạng để thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ. Với sự cải tiến không ngừng nghỉ, Android hứa hẹn sẽ tiếp tục là một phần quan trọng của cuộc sống kỹ thuật số của chúng ta.
Những câu hỏi thường gặp
Làm thế nào để tải ứng dụng trên điện thoại Android?
Bạn có thể tải ứng dụng từ cửa hàng ứng dụng Google Play (hay CH Play) trên thiết bị Android của mình. Ngoài ra, các ứng dụng Android còn có thể được tải từ một số nguồn khác như Amazon Appstore, Samsung Galaxy Store, APKMirror, APKPure,…
Làm thế nào để tối ưu hóa hiệu suất thiết bị Android?
Để tối ưu hóa hiệu suất, bạn có thể xóa các ứng dụng không sử dụng, cập nhật hệ điều hành, đồng thời sử dụng các tính năng quản lý pin và bộ nhớ trong cài đặt.
Android có hỗ trợ máy tính không?
Bạn không thể tải và sử dụng trực tiếp ứng dụng Android trên máy tính. Thay vào đó, bạn có thể thông qua các ứng dụng giả lập Android như KoPlayer, Droid4X hay BlueStacks để tải về các ứng dụng mà bình thường chỉ dành cho điện thoại.