Với thị trường kinh doanh đầy biến động, doanh nghiệp cần phải có tư duy linh hoạt để kịp thời thích ứng. Để giải quyết những khó khăn trên, những chuyên gia phát triển phần mềm đã cùng nhau tạo ra mô hình Agile. Vậy Agile là gì? Những vấn đề trọng yếu nào xoay quanh Agile?
Giới thiệu chung về Agile
Agile là gì?
Vào năm 2001, Agile được các chuyên gia định nghĩa lần đầu tiên là khả năng tạo ra và đáp ứng với sự thay đổi. Đây được xem là một cách ứng phó để đạt được sự thành công trong một môi trường đầy biến động.
Hiểu đơn giản, Agile chính là cách bạn suy nghĩ về những điều đang diễn ra trong môi trường mà bạn đang sống hiện nay thông qua 2 câu hỏi như sau:
- Những vấn đề bạn đang gặp phải?
- Những cách nào giúp bạn có thể thích ứng với vấn đề đó?
Mô hình Agile ra đời như thế nào?
Theo History: The Agile Manifesto, từ ngày 11-13/02/2001, tại khu nghỉ mát trượt tuyết The Lodge at Snowbird ở vùng núi Wasatch của Utah, 17 chuyên gia phát triển phần mềm đã gặp nhau để nói chuyện, cố gắng tìm ra điểm chung trong việc phát triển phần mềm. Và tất nhiên, bản tuyên ngôn phát triển phần mềm Agile (trong tiếng Anh gọi là Agile Software Development Manifesto) ra đời từ đây.
17 chuyên gia phát triển phần mềm uy tín đại diện từ các phương pháp Extreme Programming, Scrum, DSDM, Adaptive Software Development…..và những người khác đã nhất trí thay thế quy trình phát triển phần mềm nặng nề bằng mô hình Agile.
Thoạt đầu, các chuyên gia định danh sự phát triển phần mềm gọn nhẹ này là “Light”. Tuy nhiên, cuối cùng họ lại chọn cái tên “Agile” để đề cập đến vấn đề thích ứng trong môi trường không ổn định và đầy biến động.
Sau đó không bao lâu, Kent Beck và Mike Beedle ra mắt công chúng cuốn sách mang tên “Phát triển phần mềm Agile với Scrum”. Nội dung cuốn sách tập trung vào mô hình Agile, phương pháp Scrum cũng như phương pháp áp dụng các mô hình đó trong các doanh nghiệp.
Năm 2003, Tom và Mary Poppendieck xuất bản cuốn “Lean Software Development: An Agile Toolkit”. Tựa đề cuốn sách dịch sang tiếng Việt là “Phát triển Phần mềm Tinh gọn: Công cụ Agile”. Trong cuốn sách này, Poppendieck đã trình bày 7 nguyên lý của sự tinh gọn (Lean thinking) và cách áp dụng nguyên lý vào phát triển phần mềm tinh gọn (Lean Software Development).
Bốn giá trị cốt lõi của tuyên ngôn Agile
Mỗi mô hình Agile áp dụng bốn giá trị theo những cách khác nhau, nhưng tất cả chúng đều dựa vào nền tảng cốt lõi của Agile để định hướng cho việc phát triển và cung cấp phần mềm hoạt động, chất lượng cao.
Cá nhân hóa và sự tương tác hơn là quy trình và công cụ
Agile đánh giá con người cao hơn quy trình và công cụ vì con người. Để chứng minh cho luận điểm này, tuyên ngôn Agile sử dụng giao tiếp làm một ví dụ so sánh.
Đối với cá nhân, giao tiếp là linh hoạt trong mọi tình huống trong khi đó giao tiếp bằng công cụ phải được lên nội dụng cụ thể.
Phần mềm làm việc tốt hơn tài liệu tổng thể
Theo quan điểm của mô hình Agile, tài liệu phải được biên soạn ngắn gọn cụ thể để hạn chế việc các nhà phát triển tập trung quá nhiều các chi tiết vụn vặn. Bên cạnh đó các tài liệu phải được thu thập dựa trên câu chuyện thực tế của người tiêu dùng vì chỉ có vậy, nhà phát triển mới tạo ra được sản phẩm giải quyết được nhu cầu thực tiễn của người tiêu dùng.
Hợp tác với khách hàng tốt hơn là đàm phán hợp đồng
Tuyên ngôn Agile kêu gọi khách hàng tham gia và cộng tác trong suốt quá trình phát triển sản phẩm. Điều này giúp cho việc phát triển đáp ứng nhu cầu của khách hàng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó phương pháp Agile khuyến khích khách hàng tham gia tất cả các cuộc họp phát triển sản phẩm theo định kỳ như hằng tháng, hằng ngày, từ đó đảm bảo sản phẩm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của khách hàng.
Sẵn sàng đổi mới hơn là tuân theo kế hoạch
Quá trình phát một triển phần mềm không hề đơn giản. Dù bạn có lên kế hoạch chi tiết cụ thể đến đâu, bạn cũng không tránh được những vấn đề rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện. Chính vì vậy, tư duy linh hoạt luôn là yếu tố cần thiết cho người phát triển để đưa ra những thay đổi cần thiết nhằm thích nghi với những điều kiện mới.
12 nguyên lý phát triển phần mềm của tuyên ngôn Agile
Theo Behind the Agile manifesto, 12 nguyên lý phát triển phần mềm của tuyên ngôn Agile này giúp thiết lập các nguyên tắc tư duy Agile . Những nguyên lý này không phải là một tập hợp các quy tắc để thực hành mô hình Agile, mà là một số nguyên tắc giúp truyền đạt tư duy Agile.
Nguyên lý số 1
Nỗ lực hoàn thành phần mềm chất lượng cao trong thời gian sớm nhất để đảm bảo ưu tiên hàng đầu của chúng tôi: sự hài lòng của khách hàng.
Nguyên lý số 2
Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận thay đổi một số thứ, thậm chí ngay cả khi sản phẩm đã đến giai đoạn cuối cùng trước khi ra mắt. Chỉ cần đáp ứng được lợi ích của khách hàng, chúng tôi luôn sẵn sàng thay đổi.
Nguyên lý số 3
Thường xuyên chuyển giao phần mềm chạy tốt tới khách hàng, từ vài tuần đến vài tháng, hoặc khoảng thời gian ngắn hơn càng tốt.
Nguyên lý số 4
Doanh nghiệp và chuyên viên phát triển phần mềm nên làm việc với nhau mỗi ngày thông qua các dự án.
Nguyên lý số 5
Xây dựng dự án với những nhân viên có động lực. Tạo môi trường làm việc thân thiện và sự hỗ trợ cần thiết. Đặt niềm tin để họ hoàn thành công việc.
Nguyên lý số 6
Trao đổi trực tiếp là cách truyền đạt thông tin đến chuyên viên phát triển hiệu quả nhất.
Nguyên lý số 7
Phần mềm hoạt động tốt hay không , đó chính là yếu tố chính đánh giá sự thành công của dự án.
Nguyên lý số 8
Các quy trình Agile thúc đẩy sự phát triển bền vững. Các nhà tài trợ, nhà phát triển và người dùng sẽ có thể duy trì nhịp độ liên tục không ngừng.
Nguyên lý số 9
Để tăng khả năng linh hoạt, nên tập trung vào trình độ chuyên môn kỹ thuật và các mẫu thiết kế.
Nguyên lý số 10
Sự đơn giản – nghệ thuật tối đa hoá khối lượng công việc chưa hoàn thành – là điều trọng yếu.
Nguyên lý số 11
Những cấu trúc, yêu cầu, thiết kế tốt nhất đều được làm ra từ những nhóm có khả năng tự tổ chức và có tinh thần teamwork tốt.
Nguyên lý sô 12
Cuối mỗi giai đoạn, nhóm nên cùng nhau nhìn nhận lại quá trình làm việc, tìm phương án để đạt hiệu quả cao hơn, sau đó, tự cải thiện bản thân, cải tiến quy trình, kỹ thuật của mình sao cho phù hợp với tiến độ chung.
Với khối lượng kiến thức khổng lồ của mô hình Agile, TinoHost không thể tổng hợp đầy đủ trong một bài viết. Hy vọng với những kiến thức cơ bản trên bạn có thể phần nào hiểu rõ về mô hình Agile, từ đó, bạn có thể ứng dụng vào công việc để đạt hiệu quả cao nhất.
FAQs về Agile
Tên 17 chuyên gia tham gia vào sự ra đời của Agile?
- Kent Beck
- Mike Beedle
- Arie van Bennekum
- Alistair Cockburn
- Ward Cunningham
- Martin Fowler
- James Grenning
- Jim Highsmith
- Andrew Hunt
- Ron Jeffries
- Jon Kern
- Brian Marick
- Robert C. Martin
- Steve Mellor
- Ken Schwaber
- Jeff Sutherland
- Dave Thomas
Mô hình Agile nhấn mạnh điều gì?
Mô hình Agile được các chuyên gia đúc kết với 7 đặc điểm riêng biệt so với các mô hình khác.
- Modularity & iterative – tính module và lặp lại
- Incremental and revolutionary – gia tăng và tiến hóa
- Adaptive – thích ứng
- Self-organizing & cross-functional team – nhóm tự tổ chức và liên chức năng
- Empirical process – quy trình thực nghiệm
- Face-to-face communication – giao tiếp trực diện
- Value-based development – phát triển dựa trên giá trị
Mô hình Agile nhấn mạnh điều gì?
Như bài viết đã chia sẻ, mô hình Agile tập trung xoáy sâu vào sự linh hoạt để doanh nghiệp phần mềm có thể ứng phó cũng như thích nghi với môi trường đầy biến động. Bên cạnh đó, mô hình Agile còn nhấn mạng về yếu tố con người cũng như sự tham gia của khách hàng trong quá trình phát triển sản phẩm.
Mô hình Agile có thực sự quan trọng đối với doanh nghiệp?
Thông qua bài viết, bạn có thể nhận ra rằng mô hình Agile là một mô hình cực kỳ chuyên nghiệp, chủ yếu liên quan đến sự linh hoạt trong thời đại biến động. Nếu có thể áp dụng mô hình này doanh nghiệp, chắc hẳn doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển một cách nhanh chóng.