Bạn đang gặp khó khăn trong việc tổ chức nội dung website? Website của bạn có tỷ lệ thoát trang cao? Vấn đề có thể nằm ở việc bạn chưa tạo Category hiệu quả. Một Category được tổ chức tốt sẽ thu hút người dùng, tăng thời gian lưu lại trên website và thúc đẩy doanh thu. Vậy cụ thể Category là gì? Làm thế nào để tạo Category hiệu quả? Các bạn hãy cùng TinoHost tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về Category trên website
Category là gì?
Category (Danh mục) là một hệ thống phân loại nội dung trên website, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết. Có thể xem đây là “xương sống” của website, giúp tổ chức nội dung một cách khoa học và logic.
Category thường được hiển thị dưới dạng menu hoặc danh sách trên website. Người dùng có thể nhấp vào Category để truy cập vào các bài viết, sản phẩm hoặc nội dung liên quan.
Category là một yếu tố quan trọng giúp website trở nên logic, thu hút người dùng và cải thiện SEO. Do vậy, việc tạo Category hợp lý và khoa học là điều cần thiết cho mọi website.
Ví dụ về cấu trúc một Category của một trang web kinh doanh điện thoại như sau:
- Cấp 1: Category chính (ví dụ: Sản phẩm, Tin tức, Dịch vụ)
- Cấp 2: Category con (ví dụ: Điện thoại, Máy tính, Laptop)
- Cấp 3: Category con cấp 2 (ví dụ: iPhone, Samsung, Xiaomi)
Chức năng của Category
- Phân loại nội dung: Category được dùng với chức năng chính là phân chia nội dung thành các nhóm nhỏ, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin theo chủ đề, tính năng, hoặc đặc điểm chung.
- Điều hướng website: Category đóng vai trò như hệ thống menu, giúp người dùng di chuyển qua các trang khác nhau trên website một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Lọc nội dung: Category giúp người dùng lọc ra các bài viết, sản phẩm, hoặc thông tin mà họ quan tâm.
- Tăng mức độ tương tác: Category giúp thu hút sự chú ý của người dùng, khuyến khích họ khám phá thêm nội dung trên website.
- Cung cấp thông tin: Category cung cấp thông tin về nội dung được chứa trong, giúp người dùng hiểu rõ hơn về chủ đề của từng nhóm nội dung.
Lợi ích của Category đối với người dùng và chủ sở hữu website
Đối với người dùng
- Tìm kiếm thông tin dễ dàng: Category giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết trên website. Thay vì phải lướt qua hàng loạt bài viết, người dùng có thể truy cập trực tiếp vào Category liên quan để tìm kiếm nội dung mong muốn.
- Tiết kiệm thời gian: Category giúp người dùng tiết kiệm thời gian tìm kiếm, từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng.
- Cải thiện khả năng truy cập: Category còn giúp website dễ dàng truy cập hơn, đặc biệt đối với người dùng khiếm thị hoặc gặp khó khăn trong việc đọc.
Đối với chủ sở hữu website
- Tổ chức nội dung hiệu quả: Category giúp tổ chức nội dung website một cách khoa học, logic, giúp website chuyên nghiệp và dễ quản lý hơn.
- Tăng lưu lượng truy cập: Category giúp tăng lưu lượng truy cập website bằng cách thu hút người dùng quay lại để tìm kiếm thông tin mới.
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Category giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng cách dẫn dắt người dùng đến các trang web có nội dung liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ quan tâm.
- Cải thiện SEO: Category giúp cải thiện SEO cho website bằng cách cung cấp cho Google thông tin về cấu trúc và nội dung website.
Ví dụ:
- Website bán hàng: Category có thể được sử dụng để phân loại sản phẩm theo danh mục, thương hiệu, giá cả, …
- Website tin tức: Category có thể được sử dụng để phân loại bài viết theo chủ đề, thời gian, …
Phân loại các Category cho website bán hàng
Theo số liệu thống kê của Manaferra, một công ty SEO và tiếp thị nội dung có trụ sở tại Washington, DC, trong năm 2023, doanh số thương mại điện tử toàn cầu đã vượt 6,5 nghìn tỷ USD cho tất cả các sản phẩm được bán trực tuyến. Điều này cho thấy tầm quan trọng của website bán hàng trong việc tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.
Với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, một website bán hàng được tổ chức tốt, có danh mục logic và thân thiện sẽ tạo được lợi thế rất lớn trong cuộc đua giữ chân khách hàng ở lại website cũng như thực hiện các hành động chuyển đổi.
Dưới đây là các loại Category cho website thương mại điện tử phổ biến nhất:
Phân loại theo cấu trúc sản phẩm
- Category theo nhóm sản phẩm: Phân chia sản phẩm thành các nhóm lớn dựa trên chức năng, đặc điểm chung hoặc nhu cầu sử dụng. Ví dụ: “Thời trang”, “Điện tử”, “Đồ gia dụng”,…
- Category theo thương hiệu: Phân chia sản phẩm theo thương hiệu để người dùng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm của thương hiệu yêu thích. Ví dụ: “Laptop Asus”, “Laptop MSI”, “Laptop Lenovo”,…
- Category theo mức giá: Phân chia sản phẩm theo mức giá để người dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với khả năng tài chính.
- Category theo mùa hoặc dịp đặc biệt: Phân chia sản phẩm theo mùa hoặc dịp đặc biệt như Tết, Giáng sinh, Valentine,…
Phân loại theo hành trình mua sắm của khách hàng
- Category theo mục đích sử dụng: Phân chia sản phẩm theo mục đích sử dụng để người dùng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ. Ví dụ: “Quần áo đi chơi”, “Quần áo đi làm”,…
- Category theo tính năng: Phân chia sản phẩm theo tính năng để người dùng dễ dàng so sánh các sản phẩm khác nhau. Ví dụ: “Tủ lạnh Inverter”, “Tủ lạnh mini”,…
- Category theo mức độ phổ biến: Phân chia sản phẩm theo mức độ phổ biến để người dùng dễ dàng tìm kiếm những sản phẩm được nhiều người ưa chuộng. Ví dụ: “Sản phẩm độc quyền”, “Best Seller”,..
Category Management là gì?
Category Management là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các hoạt động quản lý danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa danh mục để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mục tiêu kinh doanh.
Các hoạt động này bao gồm:
- Phân loại sản phẩm: Phân chia sản phẩm thành các nhóm dựa trên đặc điểm chung như chức năng, giá cả, thương hiệu, v.v.
- Xác định mục tiêu danh mục: Xác định mục tiêu cụ thể cho từng danh mục, ví dụ như tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, hoặc nâng cao nhận thức thương hiệu.
- Phát triển chiến lược danh mục: Lập kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đã đề ra cho từng danh mục.
- Thực thi chiến lược: Triển khai các chiến lược đã được lập kế hoạch.
- Đo lường và đánh giá hiệu quả: Theo dõi hiệu quả của các chiến lược và thực hiện điều chỉnh khi cần thiết.
Bí quyết tạo category hiệu quả cho website
Xác định sản phẩm mang lại giá trị cao nhất cho doanh nghiệp
Phân tích doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ chuyển đổi của từng sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ: 6 tháng, 1 năm) để xác định sản phẩm nào mang lại giá trị cao nhất cho doanh nghiệp. Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu như Google Analytics để thu thập dữ liệu chính xác.
Lựa chọn sản phẩm chủ lực để đưa lên danh mục dựa trên kết quả phân tích, đồng thời cân nhắc các yếu tố khác như xu hướng thị trường, năng lực sản xuất, …
Nghiên cứu từ khóa
- Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa như Keywordtool.io, Ahrefs, Google Keyword Planner để xác định các từ khóa có liên quan mật thiết với sản phẩm.
- Lựa chọn các từ khóa có lượng tìm kiếm cao và mức độ cạnh tranh thấp, phù hợp với mục tiêu SEO của website.
- Có thể sử dụng các công cụ gợi ý từ khóa để tìm kiếm thêm các từ khóa liên quan.
- Phân loại các từ khóa theo nhóm chủ đề để dễ dàng quản lý và sử dụng.
Lựa chọn Navigation Bar
Navigation Bar là thanh điều hướng hiển thị các Category chính trên website. Tùy vào từng loại Navigation Bar, bạn hãy sắp xếp các Category theo thứ tự logic và dễ hiểu, dựa trên cấu trúc thông tin của website và hành vi của người dùng.
Đặc biệt, cần đảm bảo Navigation Bar hiển thị rõ ràng, dễ sử dụng và phù hợp với thiết kế website.
Kiến trúc thông tin cho Category
- Kiến trúc thông tin là cấu trúc phân cấp của các Category trên website. Bạn hãy các định các Category con và sắp xếp chúng theo cấu trúc logic, dễ hiểu.
- Sử dụng tên Category ngắn gọn, súc tích và mô tả chính xác nội dung của Category.
- Đảm bảo kiến trúc thông tin phù hợp với nhu cầu của người dùng và mục tiêu SEO của website.
Tạo sự cân bằng giữa SEO & UX
Hiểu đơn giản, việc nhóm các danh mục liên quan có thể giúp người dùng dễ dàng tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm. Tuy nhiên, khi tách các danh mục có mục đích tìm kiếm khác nhau có thể giúp thu hút lưu lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm.
Do đó, bạn cần tìm một sự cân bằng giữa hai yếu tố này để tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho cả người dùng và SEO.
Ví dụ:
Đối với một website cửa hàng gia dụng, việc nhóm “đồ nội thất và đèn” có thể đơn giản hóa điều hướng cho người dùng, nhưng sẽ tốt hơn cho SEO khi tách chúng thành các danh mục riêng biệt vì người tìm kiếm đèn có thể có mục đích khác với người dùng tìm kiếm đồ nội thất.
Giải pháp: Đừng ngần ngại tạo các danh mục riêng biệt nhưng thiết kế các trang có liên kết đến các danh mục liên quan.
Đảm bảo trang web tương thích với thiết bị di động
Theo thống kê từ Manaferra, 63% tổng lưu lượng bán lẻ hiện nay đến từ mua sắm trên thiết bị di động. Mặt khác, 75% người dùng thích các trang web thân thiện với thiết bị di động, 67% sẽ mua hàng và 74% người dùng sẽ truy cập lại trang web cung cấp trải nghiệm di động mượt mà.
Do đó, việc tối ưu hóa thiết bị di động là rất quan trọng đối với mọi trang web có ý định kiếm lợi nhuận.
Ngoài ra, bạn cũng cần ưu hóa tốc độ tải trang để đảm bảo trải nghiệm người dùng cũng như thường xuyên sử dụng các công cụ kiểm tra website để phát hiện và khắc phục các lỗi kỹ thuật.
Tối ưu hóa URL
Việc tối ưu hóa URL cho Category sẽ giúp cải thiện thứ hạng website trên Google và giúp người dùng dễ dàng hiểu được nội dung của Category. Ngoài ra, cấu trúc URL của bạn phải hợp lý vì các danh mục trên trang web của bạn sẽ mở rộng theo thời gian.
Nguyên tắc tạo URL cho Category như sau:
- Sử dụng từ khóa chính relevant với Category trong URL.
- Loại bỏ các từ không cần thiết khỏi URL.
- Sử dụng dấu gạch ngang (-) để phân cách các từ trong URL.
- Tránh sử dụng các ký tự đặc biệt như _ , % , $ , @ , & , v.v. trong URL.
- Nên sử dụng HTTPS giúp tăng thứ hạng và đảm bảo an toàn cho website.
Ví dụ: Cấu trúc URL hợp lý cho một cửa hàng bán sản phẩm chăm sóc da như sau:
https://www.test.com/chamsocsacdep/chamsocda/duongam
https://www.test.com/chamsocsacdep/chamsocda/suaruamat-toners
Tối ưu thẻ Meta và tiêu đề cho Category
Bằng cách tối ưu hóa thẻ Meta và tiêu đề cho từng danh mục, bạn có thể thu hút người dùng và cải thiện vị trí của trang web của mình trên các công cụ tìm kiếm.
Thẻ Meta
- Tạo thẻ Meta mô tả (meta description) cho mỗi danh mục, mô tả ngắn gọn nhưng hấp dẫn về nội dung của danh mục đó.
- Sử dụng từ khóa phù hợp với nội dung của danh mục trong thẻ Meta để cải thiện khả năng hiển thị trên kết quả tìm kiếm.
- Đảm bảo mỗi thẻ Meta có độ dài hợp lý, tốt nhất là dưới 160 ký tự để đảm bảo hiển thị đầy đủ trên các trang kết quả tìm kiếm.
Tiêu đề (Title)
- Tạo tiêu đề hấp dẫn và chứa từ khóa quan trọng của danh mục đó.
- Sử dụng từ ngữ kích thích và thu hút sự chú ý của người dùng, đồng thời phản ánh chính xác nội dung của danh mục.
- Hãy đảm bảo rằng mỗi tiêu đề có độ dài hợp lý, thường là dưới 70 ký tự để đảm bảo hiển thị đầy đủ trên kết quả tìm kiếm và trên các thiết bị di động.
Ví dụ:
Thẻ Meta mô tả: “Khám phá danh mục sản phẩm công nghệ với các thiết bị điện tử hàng đầu từ các thương hiệu nổi tiếng. Mua sắm ngay để trải nghiệm công nghệ tiên tiến và giải trí tuyệt vời.”
Tiêu đề: “Sản phẩm Công nghệ: Mua Sắm Thiết Bị Điện Tử, Điện Thoại & Laptop – Tên Của Website“
Tối ưu hình ảnh cho Category và sản phẩm
- Tối ưu kích thước hình ảnh: Sử dụng công cụ nén hình ảnh để giảm kích thước tệp mà vẫn giữ được chất lượng hình ảnh. Đảm bảo kích thước hình ảnh phù hợp với nhu cầu hiển thị trên trang web mà không làm chậm tốc độ tải trang.
- Chú ý đến tên tệp và thẻ alt: Đặt tên tệp hình ảnh có liên quan đến nội dung của hình ảnh và chứa từ khóa liên quan. Cung cấp thẻ alt cho mỗi hình ảnh với mô tả ngắn gọn nhưng mô tả đầy đủ nội dung và chứa từ khóa liên quan.
- Chọn hình ảnh phù hợp: Chọn hình ảnh có liên quan và phản ánh chính xác sản phẩm hoặc nội dung của danh mục. Đảm bảo hình ảnh được chọn có chất lượng cao và thu hút sự chú ý của người dùng.
- Tối ưu hóa hình ảnh cho hiển thị trên thiết bị di động: Đảm bảo hình ảnh có tỷ lệ và kích thước phù hợp để hiển thị tốt trên các thiết bị di động. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật Responsive Design để đảm bảo hình ảnh được hiển thị đúng cách trên mọi loại thiết bị.
Ngoài ra, Banner cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của người dùng và thúc đẩy họ click vào danh mục. Việc tối ưu hóa banner cho danh mục sẽ giúp tăng hiệu quả marketing và bán hàng cho website.
Tránh sử dụng quá nhiều văn bản trên banner. Thay vào đó, hãy sử dụng CTA rõ ràng, mạnh mẽ và khuyến khích người dùng click vào danh mục như “Mua ngay”, “Tìm hiểu thêm”,…Vị trí đặt CTA cũng phải dễ nhìn và dễ click.
Tối ưu bộ lọc và điều hướng cho Category
Để tối ưu bộ lọc và điều hướng cho mỗi danh mục (Category) trên trang web của bạn, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Xác định các thuộc tính quan trọng của sản phẩm trong danh mục, chẳng hạn như màu sắc, kích thước, giá, thương hiệu và các thuộc tính khác có thể được sử dụng để lọc sản phẩm.
- Phát triển một hệ thống bộ lọc mà người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và lọc sản phẩm theo các thuộc tính khác nhau. Đồng thời, cung cấp các tùy chọn lọc linh hoạt để người dùng có thể kết hợp nhiều tiêu chí lọc cùng một lúc.
- Cung cấp các tùy chọn sắp xếp, chẳng hạn như giá từ cao đến thấp, mới nhất hay phổ biến nhất, để người dùng có thể tự do lựa chọn.
- Sử dụng công nghệ tìm kiếm thông minh để gợi ý từ khóa, sản phẩm và danh mục liên quan khi người dùng nhập từ khóa tìm kiếm.
- Thiết kế giao diện điều hướng một cách rõ ràng và dễ sử dụng, với các nút và liên kết dẫn đến các danh mục và trang sản phẩm một cách dễ dàng. Có thể sử dụng các biểu tượng và biểu đồ để hiển thị cách các bộ lọc hoạt động và làm cho trải nghiệm người dùng trở nên trực quan hơn.
- Đảm bảo tất cả các liên kết và nút điều hướng hoạt động chính xác và mượt mà. Sử dụng các công cụ kiểm tra liên kết để phát hiện và sửa chữa các liên kết hỏng hoặc chưa hoạt động.
Lưu ý: Việc tạo Category hiệu quả là một quá trình liên tục. Bạn cần thường xuyên theo dõi và cập nhật Category để đảm bảo phù hợp với nhu cầu của người dùng và mục tiêu của website.
Kết luận
Bằng cách áp dụng các giải pháp trên bài viết, bạn có thể xây dựng hệ thống Category hiệu quả, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm mong muốn, nâng cao trải nghiệm mua sắm và thúc đẩy doanh thu cho website thương mại điện tử của bạn. Chúc bạn thành công!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Knowledge Hub. (2023). Why Category Pages are Important on your Ecommerce Site & How You Can Optimise for Success. innovationvisual.com. https://www.innovationvisual.com/knowledge/importance-of-category-pages-for-seo
- Rukham Khan. (2024, January 30). What is a Category Page? A Complete Guide To Boost Your Store’s Performance. mailmunch.com. https://www.mailmunch.com/blog/what-is-a-category-page
- Jack Shepherd. (2024, February 26). 21 Essential eCommerce Statistics You Need to Know in 2024. thesocialshepherd.com. https://thesocialshepherd.com/blog/ecommerce-statistics
- Manaferra (2024). E-Commerce Statistics To Know In 2024. manaferra.com. https://www.manaferra.com/ecommerce-statistics/
Những câu hỏi thường gặp
Category ảnh hưởng đến SEO như thế nào?
Việc sử dụng từ khóa phù hợp trong tên và mô tả Category có thể giúp tăng cơ hội xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm. Đồng thời, cấu trúc Category cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng lập chỉ mục và hiển thị trên các công cụ tìm kiếm.
Có thể tham khảo các Category đẹp ở đâu?
Có nhiều nơi bạn có thể tham khảo các Category đẹp và phù hợp với bạn, bao gồm:
- Website của các đối thủ cạnh tranh
- Các website bán hàng uy tín
- Các blog và website về thiết kế website
Category và Navigation Bar có giống nhau không?
Mặc dù cả Category và Navigation Bar đều hướng tới việc giúp người dùng tìm kiếm và duyệt sản phẩm, nhưng Category thường tập trung vào việc tổ chức sản phẩm còn Navigation Bar (thanh điều hướng), có thể chứa nhiều hơn ngoài danh mục như trang “Giới thiệu”, “Liên hệ”, “Chính sách” và nhiều hơn nữa.
Để hiểu rõ hơn về Navigation Bar, bạn có thể tham khảo bài viết: Navigation Bar là gì?
Có phải Category càng nhiều càng tốt?
Thực tế, quá nhiều Category có thể khiến người dùng bối rối và khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin. Do đó, chỉ nên tạo Category khi thông tin/sản phẩm cần được hiển thị và phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của khách truy cập.