Khi các giải pháp layer 1 hiện nay gặp nhiều hạn chế về tốc độ giao dịch và khả năng mở rộng, nhiều dự án layer 2 đã xuất hiện đúng lúc để giải tình trạng trên và mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Một trong số đó có thể kể đến là dự án ARPA Token (ARPA). Vậy cụ thể ARPA Token (ARPA) là gì? Mua bán ARPA ở đâu? Giá bao nhiêu?
Tóm tắt
ARPA Chain là một mạng lưới bảo vệ quyền riêng tư dựa trên công nghệ Secure Multi-Party Computation (SMPC). Với khả năng mở rộng tuyệt vời, ARPA Chain phù hợp cho nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm DeFi, tài chính & bảo hiểm và DAO.
Tổng quan về dự án ARPA Token (ARPA)
ARPA Token (ARPA) là gì?
ARPA Chain là một mạng lưới bảo vệ quyền riêng tư dựa trên mật mã được thành lập vào tháng 4 năm 2018. Thông qua công nghệ Secure Multi-Party Computation (SMPC), ARPA Chain cung cấp một mạng lưới điện toán layer 2 dựa trên blockchain với khả năng đảm bảo quyền riêng tư tuyệt đối cho mỗi cá nhân. ARPA Chain cho phép nhiều bên cùng tính toán một vài chức năng với một input bảo mật hoàn toàn trên mạng lưới.
Đối với công nghệ blockchain truyền thống, thời gian xử lý của các giao dịch trên layer 1 khá lâu và không hiệu quả, đặc biệt là khi yêu cầu về hiệu suất ngày càng cao. Đó là lý do nhiều mạng layer 2 ra đời. Với khả năng mở rộng tuyệt vời, ARPA Chain phù hợp cho nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm DeFi, tài chính & bảo hiểm và DAO.
Arpa Network và Secure Multi-Party Computation (SPMC)
Secure Multi-Party Computation (SPMC) cho phép ARPA Chain có thể bảo vệ và xác thực các giao dịch, đồng thời tăng thời gian xử lý giao dịch cho bất kỳ mạng blockchain nào. Theo ARPA Chain, việc bảo vệ quyền riêng tư bằng SMPC hiệu quả hơn các phương pháp khác như HE, zk-SNARKs, Zero-Knowledge Proofs (ZKP) và TEE .
SMPC có lợi thế về khả năng mở rộng, tính linh hoạt, độ tin cậy và hiệu quả thực tế cho nhiều mục đích sử dụng trong thế giới thực. Cụ thể:
- Ưu tiên bảo mật, tính toán có thể kiểm chứng: Tính toán trên ARPA được thiết kế để cải thiện khả năng mở rộng mạng tổng thể và thời gian xử lý cho các mạng có chủ quyền.
- Khả năng tương tác: Tính toán được triển khai off-chain để xử lý độ phức tạp. Điều này làm cho SMPC có thể triển khai theo cách tương tác được trên bất kỳ mạng blockchain độc lập nào.
- Khả năng mở rộng: ARPA được thiết kế để đảm bảo rằng các mạng on-chain không bao giờ đạt đến giới hạn gas. Điều này cho phép hệ thống tăng đáng kể thời gian giao dịch cho các blockchain layer 1.
- Hiệu quả và tính sẵn sàng: Công nghệ SMPC có thể cải thiện đáng kể tốc độ của nền tảng.
Cấu trúc của mạng ARPA
Protocol layer
Protocol layer là nền tảng cốt lõi của mạng ARPA. Layer này hoạt động phi tập trung và không cần cấp phép, cho phép các node tham gia một cách linh hoạt. Protocol layer cũng cho phép người dùng đóng góp sức mạnh tính toán để đổi lấy các ưu đãi token ARPA.
Ngoài ra, Protocol layer còn có khả năng ghi lại mọi hoạt động của node mạng để hạn chế các hành vi nguy hiểm gây ảnh hưởng đến mạng.
Computation Layer
Computation Layer được thiết kế đặc biệt để cho phép các node trên ARPA cùng thực hiện tính toán cho nhiều bên. Layer này này cũng hoạt động với Protocol layer để xử phạt các node độc hại và thưởng cho những người hoạt động tốt bằng token ARPA.
Ngoài ra, ARPA Chain còn sử dụng 3 hệ thống riêng biệt để đạt được sự đồng thuận mạng:
Proof of Correctness
Proof of Correctness hoạt cách tương tự như Proof of Work (PoW). Tuy nhiên, cơ chế này chỉ ủy quyền tính toán cho một số node nhất định trên mạng. Quá trình ủy quyền nhằm cải thiện hiệu quả mạng, thông lượng giao dịch và bảo mật code.
Proof of Computation
Proof of Computation chịu trách nhiệm giám sát lượng tính toán mà các node hoàn thành trên mạng. Hệ thống sẽ ghi lại mức độ tham gia của node và trao phần thưởng tương ứng với nỗ lực của họ bằng cách theo dõi dữ liệu trong quá trình tính toán của nhiều bên.
Proof of Secureness
Proof of Secureness được sử dụng để xác minh các tính toán diễn ra off-chain thông qua Trusted Execution Environments (TEE). TEE là các mạng off-chain đóng góp sức mạnh tính toán bổ sung cho mạng chính. Proof of Secureness giúp đảm bảo rằng TEE tính toán một cách chính xác và kịp thời, giảm thiểu khả năng cung cấp dữ liệu kém hiệu quả.
Các thành phần tham gia hệ sinh thái ARPA Chain
Computation Nodes
Computation Node cung cấp khả năng tính toán và lưu trữ với nhiều bên khác nhau. Họ sẽ đóng góp vào một khoản token ARPA để sử dụng cho việc tính toán. Nếu các tính toán bị hủy bỏ, khoản đóng góp đó sẽ được dùng để bồi thường cho các node khác trong cùng một SMPC và các nhóm khác để hoàn thành nhiệm vụ đang thực hiện.
Data Providers
Đây là những người dùng cá nhân, doanh nghiệp hoặc các tổ chức nghiên cứu. ARPA Chain cho phép các họ cung cấp dữ liệu để kiếm thêm lợi nhuận thụ động.
Data Consumer
Data Consumer là những người sử dụng dữ liệu (có thể là doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, trường đại học,…) Những đối tượng này sẽ trả phí bằng token ARPA để truy cập vào dữ liệu hoặc cũng có thể thuê lại dữ liệu để kiếm lợi nhuận.
Model Providers
Họ có thể là doanh nghiệp, nhà phát triển đơn lẻ sở hữu Model và cho thuê. Thông qua việc cho thuê Model, Model Providers sẽ nhận được phần thưởng là các token. Người dùng có thể trả tiền cho mỗi lần sử dụng Model hoặc thuê lâu dài.
Data/ Model Backers
Khi đầu tư vào Data/ Model Backers, người dùng sẽ nhận được các khoản chia sẻ doanh thu bằng token ARPA từ ARPA Chain.
Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư và đối tác của dự án ARPA Token
Đội ngũ phát triển
Nhóm phát triển dự án ARPA là một đội ngũ giàu kinh nghiệm và từng làm việc tại các doanh nghiệp hàng đầu ngành như Google, Uber, Amazon,…
Bên cạnh đó, ARPA Chain còn hợp tác chặt chẽ với các giáo sư đến từ NYU, trường Bách Khoa Hồng Kông, Bách Khoa Chiết Giang.
Trong lĩnh vực blockchain và tiền điện tử, ARPA Chain nhận được sự cố vấn từ các chuyên gia hàng đầu trong ngành.
Nhà đầu tư
Dự án đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng các nhà đầu tư, có thể kể đến một số quỹ lớn như: Connect Capital, Ledger Capital, BlockAtelier, GBIC, Arrington, Genesis,…
Đối tác
ARPA Chain đang hợp tác cùng một số doanh nghiệp như Alibaba Cloud, viện thông tin và công nghệ truyền thông Trung Quốc (CAICT), JD.com, Sinochem,…
Lộ trình phát triển
Dự án chưa công bố lộ trình phát triển sắp tới. TinoHost sẽ cập nhật sớm nhất đến bạn khi có thông tin cụ thể.
Tìm hiểu về token ARPA
Token ARPA là gì?
ARPA là token tiện ích và quản trị của dự án ARPA Chain. Token này có các mục đích sử dụng sau:
- Được dùng để trả phí cho người tham gia mạng tính toán dựa trên những đóng góp của họ.
- Được dùng để trả thưởng nhằm khuyến khích cung cấp dữ liệu chất lượng cao trên mạng ARPA Chain.
- Người dùng stake ARPA và nhận phần thưởng.
- Chủ sở hữu token ARPA có quyền tham gia bỏ phiếu, đề xuất ý kiến cho hướng phát triển trên ARPA Chain.
Một số thông tin cơ bản về token ARPA
- Tên token: ARPA Chain token
- Ký hiệu: ARPA
- Blockchain: Ethereum
- Loại: tiện ích, quản trị
- Tiêu chuẩn: ERC-20.
- Contract: 0xba50933c268f567bdc86e1ac131be072c6b0b71a
- Tổng cung: 2.000.000.000 ARPA
- Cung tối đa: 2.000.000.000 ARPA
Tỷ lệ phân bổ và lịch trả token ARPA
- Bootstrap Rewards: 30%
- Team: 20%.
- Foundation: 15%
- Reserve: 13%.
- Private Sale: 10%.
- Public Sale: 7%
- Ecosystem: 5%
Lịch trả token ARPA được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Ví lưu trữ token ARPA
ARPA là token tiêu chuẩn ERC-20. Do đó, bạn có thể lưu trữ token này trên các ví phổ biến sau:
- Ví lạnh: Trezor, Ledger Nano.
- Ví phần mềm: Metamask, Trust Wallet, Atomic wallet, MyEtherWallet, Coinbase Wallet, Coin98 Wallet, Exodus, …
- Ví trên các sàn giao dịch có niêm yết ARPA.
Mua bán ARPA ở đâu? Giá bao nhiêu?
Với công nghệ tính toán hiệu đại dựa trên blockchain, ARPA hứa hẹn sẽ trở thành một dự án layer 2 tiềm năng và phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về dự án ARPA trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Chúc bạn thành công!
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Mạng ARPA Chain được sử dụng để làm gì?
ARPA Chain được thiết kế để áp dụng cho nhiều trường hợp sử dụng khác nhau. Các dự án có thể sử dụng ARPA Chain như một mạng lưu trữ và tính toán dữ liệu, đồng thời hỗ trợ các ứng dụng trong công nghệ tài chính (FinTech) và bảo hiểm, ví lưu trữ, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), chăm sóc sức khỏe, quảng cáo kỹ thuật số và bán lẻ.
Làm sao để sở hữu token ARPA?
- Mua ARPA trực tiếp trên các sàn giao dịch
- Tham gia vào Liquidity Minning
- Trở thành Node tính toán
- Cung cấp dữ liệu để nhận thưởng
- Staking và nhận phần thưởng là các token ARPA.
Tìm hiểu chi tiết về dự án ARPA ở những kênh nào?
Để tìm hiểu chi tiết về dự án ARPA, bạn có thể tham khảo Whitepaper và Docs.
Theo dõi thông tin về dự án ARPA ở đâu?
- Website: https://arpachain.io/
- Twitter: https://twitter.com/arpaofficial
- Telegram: https://t.me/arpa_community
- Medium: https://medium.com/@arpa