Integrity là gì? Tại sao Integrity lại quan trọng? Lan tỏa giá trị Integrity sao cho hiệu quả? Trong bài viết dưới đây, TinoHost sẽ giúp bạn hiểu Integrity là gì cũng như tầm quan trọng của đặc điểm tính cách này nhé!
Integrity là gì?
Integrity có 3 nét nghĩa tiếng Việt, bao gồm:
- Sự chính trực.
- Tính liêm chính, kỷ luật đạo đức mạnh mẽ.
- Tính toàn bộ, tình trạng nguyên vẹn.
Về bản chất, Integrity là đặc điểm tính cách của một người. Đặc điểm này liên quan đến duy trì, tuân thủ các nguyên tắc, giữ vững những giá trị đúng đắn và trung thực trong mọi tình huống.
Cá nhân hoặc tổ chức có Integrity luôn hành động dựa trên lòng chính trực, “ăn thẳng nói ngay”, không đánh đổi giá trị đạo đức vì lợi ích cá nhân hoặc lợi nhuận.
“Cần, Kiệm, Liêm, Chính” – đây là “tứ đức” được Bác Hồ xem là nền tảng, “Thiếu một đức, thì không thành người”. (diễn giải thêm để thấy được tầm quan trọng)
Integrity là một đức tính quan trọng hàng đầu của người lao động. Học cách cư xử chính trực giúp người lao động tạo nên một môi trường làm việc tích cực. Đồng thời, đây cũng là tôn chỉ để mỗi cá nhân tạo dựng các mối quan hệ bền chặt. Trên thực tế, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn tuyển dụng một nhân viên trung thực, liêm chính.
Thông thường, người có Integrity luôn tuân theo các nguyên tắc luân lý, đạo đức trong mọi khía cạnh cuộc sống. Tính chính trực còn được thể hiện qua việc đưa ra quyết định, tương tác với đồng nghiệp và phục vụ khách hàng. Nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên có tính chính trực để đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất. Đồng thời, sự chính trực của nhân viên là còn “chìa khóa” giúp nâng cao danh tiếng cho doanh nghiệp.
5 điểm nổi bật của Integrity
Về cơ bản, Integrity vừa là đặc điểm tính cách, vừa là kỹ năng. Nghĩa là bạn có thể rèn luyện Integrity theo thời gian. Dưới đây là một số nét đặc trưng góp phần tạo nên một con người chính trực.
Đáng tin cậy (Dependability)
Đáng tin cậy thể hiện rõ nhất qua thái độ tin tưởng của mọi người với lời hứa của bạn. Người đáng tin cậy chỉ đưa ra lời cam kết thực hiện đối với các nhiệm vụ, công việc và sự kiện mà họ có thể tham gia. Nếu sở hữu nét tính cách này, cấp trên sẽ tin tưởng và giao cho bạn nhiều nhiệm vụ quan trọng hơn. Không những thế, đồng nghiệp cũng luôn vui lòng hợp tác với bạn vì họ tin rằng bạn có thể hoàn thành tốt phần việc của mình.
Để trở thành người đáng tin cậy, bạn cần “nói lời phải giữ lấy lời”. Đối với mọi công việc và trách nhiệm được nhận, bạn phải hoàn thành đúng deadline. Hỗ trợ đồng nghiệp cũng là cách bạn thể hiện độ tin cậy của mình.
Sự trung thành (Loyalty)
Nhà tuyển dụng đặc biệt đánh giá cao và trân trọng lòng trung thành của nhân viên. Để thể hiện lòng trung thành, bạn có thể cam kết với công ty và cố gắng giúp họ chinh phục mục tiêu chung.
Lòng trung thành cũng có thể được biểu hiện bằng sự tử tế và sẵn sàng giúp đỡ các thành viên trong team của bạn. Lắng nghe ý kiến và tôn trọng quyết định của là cách bạn thể hiện lòng trung thành. Bên cạnh đó, lòng trung thành còn thể hiện qua cách bạn bảo vệ bí mật thương mại, quy trình công ty, phát minh hoặc chiến lược nội bộ.
Sự trung thực (Honestly)
Để trở thành người Integrity, bạn cần có sự trung thực. Những người có Integrity luôn cố gắng thành thật với mọi thứ xung quanh. Họ sẵn sàng chấp nhận lỗi sai và cố gắng sửa chữa. Trong môi trường làm việc, người trung thực luôn thể hiện sự chân thành và không ngừng nỗ lực.
Là người trung thực, bạn sẽ được mọi người xung quanh tin cậy, tạo dựng được các mối quan hệ giá trị. Không những thế, người trung thực còn được sự đón nhận từ cấp trên, đồng nghiệp. Thậm chí, cơ hội nghề nghiệp sẽ “gõ cửa” nếu bạn biết cách xử lý các vấn đề một cách chuyên nghiệp và trung thực.
Phán đoán tốt (Google Judgement)
Integrity là một tập hợp các tính cách mang giá trị đạo đức của một con người. Trong đó, kỹ năng tư duy và đánh giá để đưa ra quyết định tốt nhất trong mọi tình huống cũng là một phần tính cách của Integrity. Thể hiện sự chính trực giúp bạn phát triển trực giác nhạy bén, đưa ra phán đoán chuẩn xác và nhất quán hơn. Đồng thời, bạn cần thận trọng khi đưa ra sự lựa chọn của mình trong mọi tình huống. Tốt nhất, bạn nên dự đoán trước kết quả cho mỗi lựa chọn của mình. Nếu quyết định có sự ảnh hưởng đến đồng nghiệp, bạn cũng cần lắng nghe và trao đổi ý kiến với những người liên quan.
Sự tôn trọng (Respect)
Những người có Integrity thường rất tôn trọng những người xung quanh. Họ cố gắng đúng giờ trong mọi cuộc họp, hoàn thành dự án đúng thời gian và luôn quan tâm đến cảm xúc của người khác. Bạn có thể thể hiện nét tính cách này bằng cách luôn đúng giờ, thận trọng với lời nói của mình và tôn trọng ý kiến từ những người xung quanh. Phát triển kỹ năng giao tiếp cũng là cách tốt nhất để bạn nhận diện rõ cảm xúc, tăng sự đồng cảm của mình về người khác.
Làm thế nào trở thành một nhân viên Integrity?
#1. Luôn có mặt sẵn sàng
Luôn có mặt đúng giờ, hoàn thành công việc đúng hạn chính là cách giúp bạn trở thành nhân viên Integrity. Bên cạnh đó, bạn cũng cần rèn luyện tinh thần tích cực, luôn sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nếu có việc cá nhân, bạn hãy thông báo ngay cho người quản lý thay vì đột ngột vắng mặt hoặc đến trễ. Đây chính là cách bạn thể hiện trách nhiệm và sự tôn trọng của mình.
#2. Nêu gương tích cực
Bạn có thể trở thành một “tấm gương sáng” để phản ánh những hành vi chính trực trong môi trường làm việc. Nếu đang ở vị trí lãnh đạo, bạn hãy thể hiện phẩm chất này trong mọi hành vi của mình. Tuy nhiên, nếu chỉ là nhân viên, bạn cũng cần thể hiện tính chính trực để truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Bạn có thể đóng sự chính trực bằng sự tôn trọng, lòng nhiệt tình và trở thành người đáng tin cậy. Đây là cách giúp môi trường làm việc của bạn trở nên hài hoà, giảm xung đột và cải thiện hiệu suất.
#3. Tôn trọng quan điểm của người khác
Người có Integrity là người biết bảo vệ ý kiến và quan điểm của mình. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn được phép nói xấu về người khác hoặc dùng những ngôn từ mang tính xúc phạm. Nếu không đồng ý với ai đó, bạn hãy dành thời gian để xem xét quan điểm của họ. Từ đó, bạn có thể đưa ra ý kiến hoặc phản hồi một cách tôn trọng. Tốt nhất, bạn nên thảo luận về vấn đề và thỏa thuận để giải quyết mọi xung đột cũng như duy trì mối quan hệ.
#4. Chịu trách nhiệm (Accountability)
Bạn hãy chịu trách nhiệm về hành động của mình dù đó là sai phạm hay về một thất bại nào đó. Cũng như câu nói “dám làm dám chịu”, bạn cần chấp nhận mọi trách nhiệm về hành vi của mình. Đức tính này giúp bạn trở nên đáng tin cậy và chinh phục được sự tin tưởng của cấp trên cũng như đồng nghiệp của mình.
#5. Tuân thủ và chấp hành các quy định của công ty
Khi bạn bắt đầu làm việc cho một công ty, điều quan trọng mà bạn cần làm là học các quy tắc và chính sách của người lao động. Thông thường, chính sách công ty được thiết lập để đảm bảo sự an toàn cho người lao động. Đồng thời, tuân thủ các quy định và khuyến khích mọi người tuân thủ quy định cũng là cách thê rhiejen của người Integrity.
#6. Tôn trọng tài sản
Những người có Integrity quan tâm đến tài sản của công ty cũng như cá nhân. Họ thường sử dụng tài sản một cách thận trọng, đúng cách. Và tất nhiên, họ chỉ sử dụng tài sản để phục vụ công việc chính.
Cách xây dựng giá trị cốt lõi Integrity trong doanh nghiệp
#1. Triển khai cam kết rõ ràng
Bước đầu tiên để xây dựng Integrity là thiết lập cam kết rõ ràng về đạo đức và nguyên tắc của bạn. Điều này bao gồm việc xác định những giá trị quan trọng nhất đối với bạn và quyết tâm tuân thủ chúng trong mọi tình huống. Hãy đảm bảo rằng cam kết này được thể hiện qua hành động và lời nói của bạn.
#2. Xây dựng lịch trình làm việc cụ thể
Hãy lập lịch làm việc cụ thể và tuân thủ nghiêm túc. Điều này giúp bạn trở nên đáng tin cậy và đảm bảo bạn hoàn thành công việc theo thời hạn. Lập lịch cũng giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả để có thời gian cho gia đình và giảm căng thẳng trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp.
#3. Đặt sự trung thực làm trung tâm
Trung thực là một phần quan trọng của Integrity. Hãy đặt sự trung thực và thái độ trung thực là trọng tâm của hành động và quyết định của bạn. Đừng che giấu lỗi lầm hoặc thông tin quan trọng, và luôn sẵn sàng thừa nhận và học từ sai lầm.
#4. Không ngại thử sức với nhiệm vụ mới
Để phát triển Integrity, hãy sẵn sàng thử sức với những nhiệm vụ mới và thách thức. Điều này giúp bạn phát triển kỹ năng và kiến thức mới, đồng thời cho phép bạn thể hiện sự đam mê và sẵn sàng học hỏi. Thử sức với những nhiệm vụ khó khăn cũng thể hiện sự quyết tâm và ý chí mạnh mẽ trong việc duy trì Integrity.
Có thể thấy, không đơn thuần là một khái niệm, Integrity còn là giá trị đạo đức trong môi trường làm việc. Qua bài viết trên, TinoHost hy vọng bạn đã hiểu Integrity là gì cũng như cách trở thành nhân viên Integrity “chính hiệu”. Hãy tiếp tục theo dõi TinoHost để đón đọc những bài viết hay và hữu ích khác bạn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Cải thiện Integrity trong tổ chức bằng cách nào?
Để cải thiện Integrity trong tổ chức, tổ chức cần thực hiện các chính sách và quy trình đạo đức, đảm bảo tuân thủ, thúc đẩy nhân sự nhận thức về đạo đức trong công việc hàng ngày.
Làm thế nào xác định người có Integrity hay không?
Người có Integrity thường tuân thủ cam kết, trung thực, chịu trách nhiệm và không bao giờ vi phạm nguyên tắc đạo đức.
Integrity có thể là kỹ năng có thể học được không?
Có! Integrity là một kỹ năng mà bạn có thể học được. Bạn có thể thực hành và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức để hình thành Integrity.
Integrity tác động đến sự nghiệp như thế nào?
Integrity tạo điều kiện thuận lợi cho bạn phát triển sự nghiệp. Khi trở thành người Integrity, bạn sẽ được tôn trọng trong môi trường làm việc.