Số hiệu mạng (ASN) là gì? Có bao nhiêu loại số hiệu mạng? Số hiệu mạng có vai trò như thế nào trong định tuyến dữ liệu? Trong bài viết dưới đây, Tino Group sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về số hiệu mạng và những thông tin liên quan nhé!
Giới thiệu tổng quan về số hiệu mạng (ASN)
Số hiệu mạng (ASN) là gì?
Số hiệu mạng (ASN – Autonomous System Number) là khái niệm quan trọng trong lĩnh vực mạng máy tính.
Tương tự tên miền, về cơ bản, số hiệu mạng (ASN) là một mã định danh duy nhất trên không gian Internet toàn cầu, không trùng lắp. Nhiệm vụ của ASN là xác định một nhóm gồm một hoặc nhiều tiền tố IP do một hoặc nhiều nhà khai thác mạng điều hành để duy trì chính sách định tuyến rõ ràng hơn. ASN đóng vai trò quan trọng trong việc định danh, quản lý các mạng độc lập và tự trị trên Internet.
Các nhóm tiền tố IP được gọi là hệ thống tự trị. ASN cho phép các hệ thống tự trị trao đổi thông tin định tuyến với các hệ thống tự trị khác. AS (Autonomous System) là một tập hợp các mạng, thiết bị và phần mềm quản lý do một tổ chức hoặc nhóm tổ chức điều hành. Các AS thường được tổ chức theo cách độc lập, có khả năng quản lý mạng của chính mình.
Có bao nhiêu loại số hiệu mạng?
Có hai loại ASN chính, bao gồm: ASN 16-bit và ASN 32-bit. Trước đây, người dùng mạng chỉ sử dụng ASN 16-bit, nhưng do sự gia tăng vượt qua giới hạn 65.535, mô hình ASN 32-bit đã ra đời để tạo ra nhiều hơn số ASN có sẵn.
ASN 16-bit (ASN 2 byte)
Đây là số hiệu mạng 16 bit có thể cung cấp đến 65.536 ASN (0 đến 65.535). Tổ chức cấp phát số hiệu Internet (IANA) đã dành 1.023 (64.512 đến 65.534) từ phạm vi được đề cập phục vụ cho mục đích sử dụng cá nhân.
ASN 32-bit(ASN 4 byte)
Đây là số hiệu mạng 32 bit cung cấp 232 , tức là 4.294.967.296 ASN (0 đến 4.294.967.295). IANA đã dự trữ 4.200.000.000 đến 4.294.967.294 để sử dụng riêng (94.967.295 ASN).
Ai quản lý các số hiệu mạng?
ASN do Tổ chức cấp phát số hiệu Internet (IANA – Internet Assigned Numbers Authority) cấp phát và quản lý. Các số ASN được cấp phát cho các Tổ chức đǎng ký vùng (regional registry) và các tổ chức này sẽ chịu trách nhiệm phân bổ lại cho các đơn vị sử dụng khác.
Hiện tại, có 4 tổ chức đǎng ký vùng là:
- APNIC (Asia Pacific Network Information Center) chịu trách nhiệm đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương,
- ARIN (American Registry for Internet Numbers) chịu trách nhiệm đối với khu vực gồm Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Biển Caribe
- RIPE NCC (Réseaux IP Européens Network Coordination Centre) chịu trách nhiệm đối với khu vực Châu Âu
- AfriNic là tổ chức đăng ký vùng mới thành lập chịu trách nhiệm cho lục địa đen.
Ở Việt Nam, việc cấp phát và quản lý số hiệu mạng do Trung tâm Internet Việt nam (VNNIC) đảm nhiệm. ASN do VNNIC cấp sẽ thuộc vào nhóm các số hiệu mạng do APNIC quản lý.
Khi nào cần phải thiết lập một số hiệu mạng?
Kết nối Internet
Khi tổ chức cần kết nối với Internet thông qua một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), bạn cần thiết lập một số hiệu mạng. Số hiệu mạng sẽ xác định và phân biệt mạng của bạn trên Internet, giúp bạn thực hiện định tuyến dữ liệu và có thể tham gia vào quá trình trao đổi thông tin.
Quản lý mạng nội bộ
Nếu bạn quản lý một mạng nội bộ lớn hoặc phức tạp, việc sử dụng số hiệu mạng sẽ giúp bạn xác định mạng của mình trong môi trường nội bộ. Đây là cách giúp bạn tạo ra sự rõ ràng trong việc quản lý và định tuyến dữ liệu trong mạng của mình.
Kết nối nhiều vùng mạng
Khi bạn cần kết nối nhiều vùng mạng khác nhau, ví dụ như trong mô hình mạng VPN (Virtual Private Network) hoặc mạng đa vùng, số hiệu mạng giúp bạn xác định và phân biệt các vùng mạng khác nhau. Đồng thời, yếu tố này cũng hỗ trợ trong việc định tuyến dữ liệu giữa chúng.
Tham gia vào định tuyến BGP
Nếu tham gia vào quá trình định tuyến BGP (Border Gateway Protocol), bạn cũng cần thiết lập số hiệu mạng. BGP là giao thức quan trọng cho việc định tuyến giữa các mạng khác nhau trên Internet. Số hiệu mạng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định con đường tối ưu cho việc trao đổi dữ liệu.
Quản lý an ninh mạng
Số hiệu mạng cũng có thể được sử dụng để thiết lập chính sách an ninh mạng. Bạn có thể dựa vào số hiệu mạng để thiết lập các quy tắc, giới hạn truy cập và giám sát hoạt động trên mạng của mình.
Điểm khác biệt giữa ASN 16-bit và ASN 32-bit
Số hiệu mạng là yếu tố quan trọng trong hệ thống định tuyến và quản lý mạng trên Internet. ASN có 2 loại chính là ASN 16-bit (2 byte) và ASN 32-bit (4 byte). Điểm khác biệt giữa 2 yếu tố này liên quan đến việc biểu diễn số lượng mạng và tổ chức, tính toàn vẹn của định danh mạng và khả năng mở rộng của cơ sở hạ tầng Internet.
Kích thước
- ASN 16-bit: Sử dụng 16 bit (2 byte) để biểu diễn mỗi số hiệu mạng. Có giới hạn giá trị từ 0 đến 65535, do đó, chỉ có thể tồn tại tối đa 65.536 số hiệu mạng khả dụng.
- ASN 32-bit: Sử dụng 32 bit (4 byte) để biểu diễn mỗi số hiệu mạng. Mở rộng giới hạn giá trị lên hơn 4 tỷ, tạo điều kiện cho một dải số hiệu mạng lớn hơn và đa dạng hơn.
Số lượng mạng và tổ chức
- ASN 16-bit: Do giới hạn về số lượng số hiệu mạng, ASN 16-bit hạn chế khả năng phân chia và quản lý các mạng lớn hoặc có nhiều mạng con.
- ASN 32-bit: Do có dải giá trị lớn hơn, ASN 32-bit cho phép phân chia, quản lý mạng lớn cũng như hỗ trợ nhiều tổ chức và mạng con hơn.
Tính toàn vẹn của định danh mạng
- ASN 16-bit: Sự hạn chế về số lượng số hiệu mạng có khả năng xảy ra sự trùng lặp trong việc gán số hiệu mạng cho các tổ chức hoặc mạng khác nhau. Tình trạng này có thể dẫn đến việc xung đột, gây khó khăn trong việc định tuyến và quản lý.
- ASN 32-bit: Với dải giá trị mở rộng hơn, khả năng xảy ra trùng lặp giảm đi đáng kể, giúp tăng tính toàn vẹn của định danh mạng.
Mở rộng cơ sở hạ tầng Internet
- ASN 16-bit: Với sự gia tăng không ngừng của số lượng mạng và tổ chức trên Internet, ASN 16-bit trở nên hạn chế và có thể gây trở ngại cho việc mở rộng của cơ sở hạ tầng Internet.
- ASN 32-bit: Sự chuyển đổi sang ASN 32-bit giúp mở rộng cơ sở hạ tầng Internet một cách hiệu quả, hỗ trợ sự tăng trưởng của Internet và đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, người dùng.
Tầm quan trọng của số hiệu mạng
Định danh mạng tự trị
ASN giúp định danh mỗi mạng tự trị AS trên Internet. Mỗi ASN đại diện cho một mạng hoặc tổ hợp mạng cụ thể. Khi thông tin được truyền qua các thiết bị mạng, chúng thường đi kèm với số hiệu mạng để xác định nguồn gốc và đích đến. Thông qua đó, người dùng có thể nhận định mạng tự trị – nơi dữ liệu bắt đầu và kết thúc trong quá trình định tuyến.
Định tuyến và đối tác định tuyến
ASN được dùng để định tuyến giữa các mạng tự trị khác nhau. Với sự hỗ trợ của ASN, những giao thức định tuyến ngoại vi (EGP) như BGP có thể xác định tuyến đường tốt nhất để chuyển tiếp dữ liệu từ mạng này đến mạng khác. Đây là cách giúp bạn đảm bảo dữ liệu được chuyển đi qua tuyến đường tốt nhất.
Quản lý định tuyến nội bộ
ASN giúp các tổ chức và nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) quản lý định tuyến trong mạng tự trị của họ. Các mạng tự trị sử dụng ASN để quản lý định tuyến nội bộ thông qua những giao thức định tuyến nội bộ, như OSPF hoặc EIGRP. Số ASN giúp xác định cách những thiết bị trong cùng một mạng tự trị liên kết với nhau và các tuyến đường ngắn nhất giữa chúng.
Phân biệt giữa mạng khách hàng và mạng cung cấp dịch vụ
ASN giúp phân biệt giữa các mạng khách hàng và mạng cung cấp dịch vụ trong hệ thống mạng tự trị. Nhà cung cấp dịch vụ thường sở hữu ASN riêng để biểu thị tính chất của mạng của họ.
Xác định lỗi và gỡ rối
Khi có vấn đề về định tuyến hoặc truyền thông dữ liệu, số ASN có thể được sử dụng để xác định nguyên nhân gây ra sự cố và hỗ trợ quá trình gỡ rối.
Nhìn chung, ASN đóng vai trò trong việc đảm bảo sự liên kết và hoạt động hiệu quả của các mạng tự trị trên Internet. Yếu tố này giúp xác định tuyến đường dữ liệu tốt nhất, quản lý lưu lượng mạng và duy trì tính riêng tư, an ninh của các mạng riêng.
Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã hiểu rõ số hiệu mạng (ASN) là gì cũng vai trò của mã định danh này. Hãy tiếp tục theo dõi Tino Group để khám phá những bài viết hay và hữu ích khác bạn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Cần biết ASN của mình để làm gì?
Khi biết ASN, bạn có thể quản lý mạng và định tuyến dữ liệu. Mã định danh này giúp bạn kiểm soát việc định tuyến. Từ đó, mạng của bạn sẽ hoạt động một cách hiệu quả hơn.
Tìm ASN của một tổ chức khác như thế nào?
Bạn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm ASN trực tuyến để xác định ASN của một tổ chức cụ thể. Một số trang web cung cấp dịch vụ này, như “bgp.he.net” hoặc “bgpview.io”.
BGP và ASN có mối quan hệ như thế nào?
BGP là giao thức định tuyến ngoại vi được dùng để trao đổi thông tin về định tuyến giữa các hệ thống tự trị trên Internet. Trong khi đó, ASN được sử dụng để xác định các hệ thống tự trị trong BGP, giúp xác định lộ trình tối ưu cho việc truyền dữ liệu.
Một tổ chức có thể có nhiều ASN không?
Có, một tổ chức có thể có nhiều ASN nếu nó quản lý nhiều mạng độc lập trên Internet.