Affiliate Marketing dành cho tất cả mọi người, nhưng không phải ai cũng biết cách kiếm tiền từ Affiliate Marketing. Nếu chỉ vừa nghe qua thuật ngữ Affiliate Marketing trong thời gian gần đây, bài viết này chính là “món quà” dành cho bạn. Mời bạn cùng Tino Group tìm hiểu Affiliate Marketing cho người mới qua bài viết dưới đây nhé!
Kiến thức Affiliate Marketing cho người mới
Khái niệm Affiliate Marketing
Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) là mô hình tiếp thị trực tuyến. Trong đó, người tham gia (nhà quảng cáo – affiliate) sẽ quảng cáo và giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của người bán hàng (merchant) qua các kênh trực tuyến, như mạng xã hội, blog, website, Email Marketing,…
Khi có người tiêu dùng mua sản phẩm/dịch vụ thông qua liên kết do affiliate cung cấp, merchant sẽ trả cho affiliate một khoản hoa hồng (commission) dựa trên mức giá hoặc doanh số bán hàng. Trong mô hình này, affiliate đóng vai trò là trung gian giữa merchant và khách hàng. Họ chịu trách nhiệm quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của merchant và tạo lưu lượng khách hàng tiềm năng.
Affiliate có thể sử dụng nhiều phương pháp quảng cáo khác nhau, bao gồm: viết bài đánh giá, banner quảng cáo, video, liên kết theo nội dung,…
Có thể thấy, mô hình Affiliate Marketing mang lại lợi ích cho đôi bên. Merchant có thể tiếp cận và quảng bá sản phẩm một cách rộng rãi qua mạng lưới các affiliate. Trong khi đó, các affiliate có thể kiếm tiền từ việc quảng cáo và giới thiệu sản phẩm mà không cần tạo ra hoặc quản lý sản phẩm.
Các loại Affiliate Marketing phổ biến
#1. Unattached Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết không ràng buộc)
Unattached Affiliate Marketing không yêu cầu sự kết nối giữa các affiliate và sản phẩm được quảng cáo. Đây là hình thức Affiliate Marketing mà người quảng cáo không cần tạo mối quan hệ trực tiếp với người mua hàng. Thay vào đó, affiliate sẽ tập trung vào việc quảng cáo sản phẩm/dịch vụ thông qua kênh trực tuyến, như trang web, blog, mạng xã hội,…
Đặc điểm của Unattached Affiliate Marketing là giới thiệu sản phẩm/dịch vụ thông qua việc tạo nội dung hấp dẫn, đánh giá, so sánh hoặc viết bài hướng dẫn. Khi khách hàng click vào liên kết do affiliate cung cấp và mua sản phẩm/dịch vụ, affiliate sẽ nhận được hoa hồng.
#2. Involved Affiliate Marketing (Tham gia tiếp thị liên kết)
Đây là loại Affiliate Marketing mà các affiliate được liên kết chặt chẽ với sản phẩm. Trong mô hình quảng cáo này, affiliate sẽ tham gia một cách tích cực vào quá trình bán hàng và hỗ trợ khách hàng. Không chỉ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, họ còn tư vấn, hỗ trợ khách hàng sau khi bán sản phẩm.
Điểm đặc biệt của Involved Affiliate Marketing là các affiliate sẽ có trách nhiệm đảm bảo khách hàng nhận được sự hỗ trợ và giá trị sau khi mua hàng qua liên kết của họ. Hình thức này được áp dụng cho các lĩnh vực có tính tương tác cao, yêu cầu sự tư vấn hoặc hướng dẫn sau khi mua hàng, như lĩnh vực tài chính, giáo dục, sức khoẻ,…
#3. Related Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết có liên quan)
Related Affiliate Marketing là sự kết hợp của hai loại Affiliate Marketing trên. Với hình thức tiếp thị này, affiliate sẽ tập trung vào việc giới thiệu sản phẩm/dịch vụ liên quan đến nội dung chính trên trang web, blog hoặc kênh truyền thông của họ.
Ví dụ: Blog du lịch giới thiệu sách hướng dẫn du lịch hoặc dịch vụ đặt phòng khách sạn.
Đặc điểm của Related Affiliate là việc chọn lọc các sản phẩm/dịch vụ liên quan và phù hợp với nội dung chính của trang web hoặc kênh truyền thông. Affiliate có thể xây dựng lòng tin và tăng khả năng chuyển đổi bằng cách giới thiệu những giải pháp hoặc sản phẩm mà người dùng quan tâm và liên quan đến nội dung mà họ đã tiếp cận.
3 hình thức thanh toán trong Affiliate Marketing
#1. Pay-per-sale
Pay-per-sale (PPS – tạm dịch: trả tiền theo doanh số bán hàng) là hình thức thanh toán phổ biến trong Affiliate Marketing. Với hình thức này, affiliate chỉ nhận được hoa hồng khi có giao dịch mua hàng được thực hiện thành công qua liên kết của họ. Hoa hồng được tính dựa trên phần trăm hoặc khoản tiền cố định từ giá trị đơn hàng thành công.
#2. Pay-per-lead
Pay-per-lead (PPL – tạm dịch: trả tiền theo tiềm năng khách hàng) là hình thức thanh toán mà affiliate nhận hoa hồng khi họ tạo ra lượng khách hàng tiềm năng phù hợp cho nhà bán hàng. Lượng khách hàng này có thể là người đăng ký thông tin, điền vào biểu mẫu, đăng ký dịch vụ hoặc thực hiện một hành động mà merchant yêu cầu.
#3. Pay-per-click
Pay-per-click (PPC – tạm dịch: trả tiền theo số lần click chuột) là hình thức thanh toán mà affiliate nhận hoa hồng dựa trên số lần người dùng click chuột vào liên kết quảng cáo của họ. Hoa hồng sẽ được tính dựa trên mỗi lần click chuột, không liên quan đến việc phát sinh giao dịch hoặc thu hút khách hàng tiềm năng.
Các bước thực hiện Affiliate Marketing cho người mới bắt đầu
Bước 1: Xác định thị trường ngách
Chọn thị trường hoặc đối tượng khách hàng mục tiêu chính là bước đầu tiên có khả năng quyết định sự thành bại của chiến lược Affiliate Marketing. Đây còn được gọi là bước xác định thị trường ngách. Một thị trường ngách sẽ tập trung những người tiêu dùng có cùng sở thích, nhân khẩu học, hành vi mua sắm, sự quan tâm về chất lượng sản phẩm và mức giá.
Ví dụ: Thị trường ngách của ngành chăm sóc da là:
- Chăm sóc da cho trẻ em.
- Chăm sóc da bị lão hoá.
- Chăm sóc da mụn.
- Chăm sóc da khô.
- …
Trên thực tế, hướng đến một phân khúc thị trường nhỏ sẽ hiệu quả hơn là chạy theo xu hướng hoặc thu hút toàn bộ ngành. Tập trung vào một nhóm thị trường sẽ giúp thương hiệu bạn được công nhận, dễ phát triển chuyên môn và xây dựng vị thế trên thị trường hiệu quả hơn.
Một số lưu ý khi chọn Affiliate Marketing Niche:
- Tận dụng sở thích và niềm đam mê của mình: Tốt nhất, bạn nên chọn lĩnh vực, ngành hàng mà mình quan tâm và thật sự am hiểu. Việc này giúp bạn phát triển nội dung thú vị và hấp dẫn hơn. Khi có kiến thức chuyên môn sâu sắc, bạn sẽ trở thành nguồn tin đáng tin trong mắt người tiêu dùng.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh: Nếu niche của bạn có tính cạnh tranh cao, bạn hãy làm nổi bật USP (Unique Selling Point – điểm bán hàng độc đáo) của mình.
- Đánh giá nhu cầu thị trường: Bạn cần đảm bảo thị trường ngách mình chọn có thể tạo ra lợi nhuận bền vững. Chọn các thị trường xanh, có nhu cầu ổn định quanh năm sẽ giúp chiến lược Affiliate Marketing của bạn hiệu quả hơn. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Trends hoặc Ubersuggest để xác định những từ khóa phổ biến ở thời điểm hiện tại.
Bước 2: Xây dựng một trang web
Sau khi xác định được thị trường ngách, đã đến lúc bạn cần tạo nền tảng cho những chiến dịch Affiliate Marketing của mình. Hiện tại, có rất nhiều nền tảng để bạn có thể lựa chọn. Tuy nhiên, Tino Group vẫn khuyến khích bạn nên xây dựng một trang web cho riêng mình.
Các Affiliate Site (web liên kết) sẽ là nơi nuôi dưỡng và cập nhật thông tin tuyệt vời nhất. Khi sở hữu một trang web riêng, bạn sẽ có nhiều cơ hội truyền tải những tài liệu quảng cáo. Để xây dựng một trang web liên kết tối ưu, bạn có thể thực hiện theo 3 bước sau:
Mua gói web hosting
Web hosting là dịch vụ cho phép bạn lưu trữ và hiển thị các tệp trang web trực tuyến. Để xây dựng trang web hiệu quả, bạn cần chọn gói hosting phù hợp với nhu cầu của mình. Một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ hosting uy tín mà chúng tôi highly recommend đến bạn là TinoHost. Đây là nhà cung cấp hosting, tên miền hàng đầu Việt Nam. Tính đến nay, TinoHost đã hỗ trợ hàng nghìn doanh nghiệp và người dùng cá nhân xây dựng website, nâng tầm thương hiệu trong không gian Internet.
Bạn có thể tham khảo các gói hosting của TinoHost tại: https://tinohost.com/
Chọn nền tảng xây dựng trang web
Có 2 nền tảng chính mà Tino Group khuyến khích bạn sử dụng để tạo website liên kết là: Website Builder và Content Management System (CMS). Nếu muốn tăng tính linh hoạt cho website của mình, bạn có thể sử dụng CMS là WordPress. Vì hầu hết các CMS đều là mã nguồn mở nên bạn có thể truy cập và sửa đổi toàn bộ tệp trang web sao cho phù hợp với mong muốn của mình.
Một ưu điểm khác của WordPress là có nhiều plugin và chủ đề. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng cập nhật thêm chức năng và tùy chỉnh giao diện cho trang web của mình.
Ngoài WordPress, bạn cũng có thể trải nghiệm một số CMS phổ biến khác, như Drupal và Joomla.
Điều chỉnh trang web
Quá trình thiết kế, điều chỉnh trang web rất quan trọng để bạn thể hiện phong cách cá nhân và tạo sức hút người dùng Internet. Một số lưu ý khi thiết kế trang web bạn cần biết là:
- Xây dựng thương hiệu: Tạo bản sắc thương hiệu độc nhất cho website liên kết của mình. Bạn có thể sử dụng bảng màu, logo, kiểu chữ nhất quán phù hợp với thị trường ngách của mình.
- Nội dung rõ ràng, hấp dẫn: Tạo nội dung hấp dẫn, thông tin giàu giá trị cho người truy cập website của bạn. Bạn có thể giải thích những lợi ích của sản phẩm/dịch vụ vụ và sử dụng CTA (Call to action: lời kêu gọi hành động) để thuyết phục khách hàng.
- Hình ảnh chất lượng cao: Bên cạnh nội dung, bạn cũng cần sử dụng hình ảnh để truyền tải thông tin. Bạn có thể thêm hình ảnh, infographics hoặc video có độ phân giải cao để tăng sức hấp dẫn và trực quan cho website của mình.
- Thiết kế website thân thiện với người dùng: Thiết kế trang web rõ ràng, trực quan giúp khách hàng dễ dàng điều hướng. Đồng thời, bạn cũng cần sử dụng bố cục phù hợp để đảm bảo trang web được tối ưu trên tất cả các thiết bị.
Bước 3: Tham gia vào chương trình Affiliate Marketing
Khi đã xác định được đối tượng mục tiêu và sở hữu nền tảng để xuất bản nội dung, bước tiếp theo bạn cần làm là đăng ký một chương trình Affiliate Marketing phù hợp với thị trường ngách của mình.
Bạn cần nghiên cứu các thương hiệu trong thị trường ngách và xem liệu họ có triển khai chiến dịch Affiliate Marketing không. Ví dụ, nếu quan tâm đến hosting, tên miền, bạn có thể đăng ký chương trình Affiliate Marketing của TinoHost để quảng bá dịch vụ và nhận hoa hồng lên đến 40% – hấp dẫn nhất thị trường hiện nay.
Khi tìm kiếm chương trình Affiliate Marketing phù hợp, bạn có thể xem xét những phương diện sau:
Thời gian lưu trữ cookie
Thời gian lưu trữ cookie là khoảng thời gian mà một cookie theo dõi từ liên kết Affiliate Marketing của bạn sẽ tồn tại trên thiết bị người dùng. Yếu tố này đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vì nếu khách hàng click vào liên kết của bạn và mua hàng trong khoảng thời gian lưu trữ cookie, bạn sẽ nhận được hoa hồng.
Vậy nên, bạn hãy chọn những chương trình có thời gian lưu trữ cookie dài. Với các chương trình này, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn trong việc thuyết phục khách hàng và tăng khả năng chuyển đổi.
Cơ cấu hoa hồng
Cơ cấu hoa hồng là cách bạn sẽ được trả tiền từ chương trình Affiliate Marketing. Đó có thể là tỷ lệ phần trăm hoa hồng trên giá trị đơn hàng hoặc một khoản tiền cố định cho mỗi giao dịch thành công. Ngoài ra, cần xem xét cách hoa hồng được tính. Bạn cần xác định liệu chương trình Affiliate Marketing mình tham gia có tính chất lặp lại (recurring commission) hay yêu cầu đạt mục tiêu doanh số (sales target) để nhận hoa hồng hay không.
Tốt nhất, bạn nên tìm những chương trình có cơ cấu hoa hồng hợp lý, minh bạch, phù hợp với mục tiêu doanh thu của bạn và đảm bảo tính ổn định.
Ví dụ: liên hệ chương trình của TinoHost với mức hoa hồng lên đến 40% – cao nhất thị trường hosting.
Uy tín và danh tiếng của thương hiệu
Khi lựa chọn chương trình Affiliate Marketing, bạn cần xem xét uy tín và danh tiếng của thương hiệu. Bạn có thể tìm hiểu những đánh giá từ người dùng trước đó, tham gia diễn đàn thảo luận hoặc tra cứu thông tin trên các mạng xã hội. Chương trình Affiliate Marketing của một thương hiệu uy tín sẽ giúp bạn dễ dàng thu hút người mua hơn.
Đồng thời, việc lựa chọn chương trình liên kết từ các thương hiệu uy tín, có danh tiếng sẽ đảm bảo việc quảng cáo sản phẩm của bạn không bị ảnh hưởng tiêu cực.
Sự hỗ trợ từ thương hiệu
Sự hỗ trợ từ chương trình Affiliate Marketing cũng là một yếu tố quan trọng. Xem xét xem thương hiệu có cung cấp tài liệu, hình ảnh, video hay các khóa học để giúp bạn tiếp thị sản phẩm của họ không. Đôi khi, chương trình liên kết có các người quản lý liên kết được chỉ định để hỗ trợ và tư vấn cho người tham gia.
Nên lựa chọn chương trình có sự hỗ trợ tốt, cung cấp các công cụ và tài nguyên hữu ích để giúp bạn tiếp cận và quảng cáo sản phẩm một cách hiệu quả.
Bước 4: Xuất bản những nội dung giàu giá trị
Nội dung nghèo nàn, kém hấp dẫn sẽ không chuyển đối tượng người dùng thành khách hàng trung thành của bạn. Một affiliate thành công luôn ưu tiên việc tạo ra những nội dung thú vị, hấp dẫn và mang lại giá trị cho người dùng. Trên thực tế, nội dung chất lượng có thể tạo ra sự cộng hưởng và ảnh hưởng tích cực đến người xem trang của bạn. Thậm chí, đây còn là yếu tố “huyết mạch” giúp cải thiện hiệu suất trang web của bạn trên kết quả tìm kiếm. Thứ hạng trang web cao sẽ tăng cơ hội thu hút lưu lượng truy cập và khách hàng mới.
Dù đó là video trên Youtube, bài đăng trên Blog hay bản tin, bạn vẫn nên đặt giá trị và chất lượng nội dung lên hàng đầu. Mục tiêu bạn cần hướng đến là tạo ra nội dung giàu thông tin để giải quyết những vấn đề của người tiêu dùng gặp phải.
Vậy tạo ra nội dung chất lượng bằng cách nào?
Bạn có thể nghiên cứu từ khoá, xác định những vấn đề và nỗi đau của khách hàng mục tiêu. Một mẹo nhỏ dành cho bạn là hãy sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa như SEMrush hoặc Google Keyword Planner (nằm trong bộ công cụ của Google ads) để xác định từ khóa tốt hơn.
Bạn có thể đăng tải những bài viết theo các chủ đề hot ở thời điểm hiện tại để đảm bảo website đa dạng và thu hút hơn. Một số loại nội dung phổ biến đến tạo cho trang web của bạn là:
- Đánh giá sản phẩm.
- So sánh sản phẩm.
- Tổng hợp sản phẩm.
- Hướng dẫn.
- Cung cấp tài nguyên, công cụ.
- Ebook.
Bước 5: Thu hút lưu lượng truy cập đến website
Sau khi xuất bản những nội dung chất lượng, bạn cần hướng lưu lượng truy cập đến website của mình. Đây là cách giúp bạn xây dựng những nhóm khách hàng tiềm năng và tăng cơ hội chuyển đổi.
Một số phương pháp giúp bạn cải thiện lưu lượng truy cập vào website của mình.
Triển khai chiến dịch Email Marketing
Email Marketing là một phương pháp hiệu quả để tạo lưu lượng truy cập và tương tác với khách hàng tiềm năng. Bằng cách xây dựng một danh sách email chất lượng từ khách hàng hiện tại và tiềm năng, bạn có thể gửi thông điệp và nội dung hữu ích đến họ. Hãy đảm bảo rằng email của bạn có tỷ lệ mở cao bằng cách tạo tiêu đề hấp dẫn và nội dung hữu ích, hấp dẫn. Khi nhận được email từ bạn, người nhận có khả năng nhấp vào liên kết và truy cập website của bạn.
Hoạt động tích cực trên mạng xã hội
Mạng xã hội là một nền tảng mạnh mẽ để tạo lưu lượng truy cập và tương tác với khán giả. Bạn có thể xây dựng và quản lý các trang và nhóm trên các nền tảng như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn và Pinterest. Cung cấp nội dung hấp dẫn, liên kết đến bài viết trên website của bạn và khuyến khích người dùng tham gia thảo luận và chia sẻ nội dung. Quảng bá thông qua mạng xã hội có thể tăng khả năng tiếp cận của bạn với một số lượng lớn người dùng và tạo lưu lượng truy cập website.
Tham gia thảo luận ở các diễn đàn trực tuyến
Tham gia vào các diễn đàn trực tuyến liên quan đến lĩnh vực của bạn là một cách tốt để xây dựng tương tác và tạo lưu lượng truy cập. Tìm kiếm các diễn đàn hoạt động sôi nổi và tham gia vào các cuộc thảo luận có liên quan. Chia sẻ ý kiến, kiến thức và giải pháp của bạn và đề cập đến bài viết, sản phẩm hoặc dịch vụ trên website của bạn khi thích hợp. Điều này sẽ không chỉ tạo lưu lượng truy cập mà còn xây dựng sự tín nhiệm và tạo dựng hình ảnh chuyên gia trong lĩnh vực của bạn.
Bước 6: Giấu các Affiliate Links
Đây cũng là bước cực kỳ quan trọng để tối ưu hoá chiến lược Affiliate Marketing của bạn. Giấu Affiliate Links chính là phương pháp ẩn ID đơn vị liên kết khỏi một URL bằng cách chuyển hướng ID ấy đến một trang khác.
Phương pháp này giúp website bạn ngăn chặn việc chiếm quyền điều khiến liên kết (Link Hijacking) – một trong những rủi ro lớn nhất của lĩnh vực Affiliate Marketing.
Ví dụ, thay vì sử dụng một URL dài, phức tạp chứa các số và ký tự như:
www.youraffiliateprogram.com/?affiliateid=123qwerty*
Bạn có thể tối giản liên kết của mình sao cho dễ nhìn hơn:
www.yourwebsitename.come/affiliate-product
Giấu các Affiliate links được xem là một giải pháp an toàn. Việc này giúp người dùng tăng khả năng click vào liên kết. Hơn nữa, các links tối giản sẽ dễ nhớ và chia sẻ hơn, giúp tăng nhận diện thương hiệu và mở rộng phạm vi tiếp cận đối tượng khách hàng. Bạn có thể sử dụng một số plugin WordPress như Pretty Links hoặc ThirstyAffiliates để giấu các liên kết của mình.
Bước 7: Theo dõi các chiến dịch Affiliate
Thường xuyên kiểm tra, theo dõi các liên kết là bước quan trọng để xác định được doanh thu của mình. Nhiệm vụ của bạn trong bước này là theo dõi các trang và những liên kết đã nhận được nhiều lưu lượng truy cập cũng như tỷ lệ chuyển đổi.
Trên thực tế, các chương trình Affiliate đề cung cấp dữ liệu bán hàng qua bảng điều khiển liên kết. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng những công cụ Affiliate Marketing thông minh khác để tối ưu hoá chiến dịch của mình. Các công cụ này có vai trò hỗ trợ bạ theo dõi các chiến dịch Affiliate trên những kênh tiếp thị khác nhau. Đồng thời, chúng cũng góp phần nâng cao các chiến lược liên kết của bạn. Một số công cụ phổ biến có thể hỗ trợ bạn thực hiện bước này hiệu quả là: Post Affiliate Pro, LinkTrack, Voluum.
Ngoài ra, những công cụ miễn phí như Google Analytics hoặc Google Tag Manager cũng có thể giúp bạn theo dõi các Affiliate Links.
Nếu là người dùng WordPress, bạn có thể đơn giản hoá quy trình bằng một số plugin liên kết phù hợp. Ví dụ: MonsterInsights cho phép người dùng xem lưu lượng truy cập cho các trang sản phẩm riêng lẻ từ bảng điều khiển WordPress. Ngoài ra, công cụ này cũng tính hợp với Google Analytics để theo dõi Affiliate Links và tạo links đẹp.
Trên đây là toàn bộ thông tin về kiến thức Affiliate Marketing cho người mới. Tino Group hy vọng bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích khi bạn đang tìm hiểu về lĩnh vực Affiliate Marketing. Chúc bạn thành công với kế hoạch kiếm tiền của mình nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Có thể kiếm được bao nhiêu tiền khi trở thành Affiliate Marketer?
Tuỳ vào thị trường ngách, sản phẩm, chương trình Affiliate, lưu lượng truy cập và quy mô đối tượng, số tiền mà bạn kiếm được sẽ khác nhau. Tất nhiên, lượng người theo dõi lớn sẽ tăng cơ hội tạo ra nhiều lưu lượng truy cập và chuyển đổi hơn.
Làm Affiliate Marketing có tốn nhiều chi phí không?
Câu trả lời là: “Không!”. Affiliate Marketing không yêu cầu bạn phải có vốn đầu tư hay kinh doanh ban đầu. Không giống như bất kỳ hình thức kinh doanh nào, bạn sẽ không phải lo lắng về hậu cần, chi phí phát triển, bảo trì và vận chuyển sản phẩm khi trở thành Affiliate Marketers.
Làm Affiliate Marketing có nhiều rủi ro không?
Không! Affiliate Marketing có rủi ro thấp vì dù không bán hàng thành công, bạn vẫn không bị phạt hoặc gây áp lực từ nhà cung cấp.
Có giới hạn quy mô kinh doanh Affiliate Marketing không?
Bạn sẽ không bị giới hạn nếu muốn mở rộng quy mô kinh doanh Affiliate Marketing. Nghĩa là bạn có thể giới thiệu sản phẩm mới trong khi các nội dung liên kết cũ vẫn đang tạo ra lợi nhuận. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đăng ký nhiều chương trình Affiliate khác nhau để tăng thu nhập.