Được nhận định là một trong những yếu tố quyết định khả năng thành công của một doanh nghiệp, Unique Selling Point là thuật ngữ không thể bỏ qua khi tìm hiểu về lĩnh vực Marketing. Vậy chính xác Unique Selling Point (USP) là gì? USP có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của doanh nghiệp? Làm thế nào xác định USP hiệu quả? Toàn bộ câu trả lời về USP sẽ được Tino Group bật mí qua bài viết dưới đây!
Tìm hiểu tổng quan về Unique Selling Point (USP)
Unique Selling Point (USP) là gì?
Unique Selling Point (USP) (tạm dịch: lợi thế bán hàng độc nhất) là một khái niệm trong kinh doanh và tiếp thị dùng để chỉ những yếu tố khác biệt hoặc lợi ích vượt trội của sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp này so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
USP là điểm mạnh của một sản phẩm/dịch vụ. Yếu tố này giúp sản phẩm/dịch vụ trở nên nổi bật, gây ấn tượng và tạo sự khác biệt trong tâm trí khách hàng. USP không chỉ tạo sự nhận biết cho thương hiệu mà còn giúp thu hút và giữ chân khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh, đem lại thành công cho doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của Unique Selling Point đối với doanh nghiệp
Tạo sự nhận biết và khác biệt trên thị trường
USP giúp định vị và làm nổi bật doanh nghiệp trong đám đông các đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp khách hàng dễ dàng nhận ra và nhớ về thương hiệu, tăng khả năng thu hút sự quan tâm, tạo sự khác biệt so với các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự.
Tăng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng
USP hấp dẫn khách hàng bằng cách cung cấp lợi ích độc nhất, giúp giải quyết nhu cầu của họ một cách tốt nhất. Khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ có USP phù hợp với mình nhất. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ tăng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng.
Tạo lợi thế cạnh tranh bền vững
Khi có một USP mạnh, doanh nghiệp sẽ sở hữu lợi thế cạnh tranh độc đáo và khó bị “đánh đồng” với những đơn vị khác. Với việc tận dụng USP, doanh nghiệp có thể đảm bảo thị phần ổn định, hạn chế việc đối thủ “đánh cắp bản quyền” và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.
Xác định hướng phát triển và chiến lược kinh doanh
Sau khi xác định được USP, doanh nghiệp sẽ tập trung đẩy mạnh sản phẩm/dịch vụ của mình để gây ấn tượng mạnh mẽ trước khách hàng. Bên cạnh đó, dựa trên USP, doanh nghiệp cũng có thể xác định phương hướng phát triển, chiến lược kinh doanh của mình.
3 yếu tố cốt lõi tạo nên USP mạnh
Đặc điểm độc đáo của sản phẩm/dịch vụ
USP xuất phát từ những đặc điểm độc đáo, khác biệt và duy nhất của sản phẩm/dịch vụ so với các sản phẩm/dịch vụ tương tự trên thị trường. Đó có thể là: công nghệ tiên tiến, thiết kế độc đáo, tính năng đặc biệt, chất lượng cao, hay một phương pháp cung cấp dịch vụ độc nhất vô nhị,…
Mang lại giá trị cho khách hàng
USP được tạo ra để giải quyết một vấn đề hoặc nhu cầu quan trọng của khách hàng một cách tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Với chiến lược USP, bạn có thể cung cấp giá trị gia tăng, giải pháp tiện ích, tiết kiệm thời gian hoặc tiền bạc, nâng cao trải nghiệm khách hàng, đảm bảo sự an toàn. Ngoài ra, USP cũng có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn đặc biệt mà khách hàng “ngách” quan tâm.
Tạo ra dấu ấn riêng
Khi áp dụng chiến lược USP, doanh nghiệp có thể tạo ra những dấu ấn đặc trưng, mang đậm bản sắc thương hiệu. Đây chính là “chiếc chìa khóa” để doanh nghiệp nhanh chóng thăng tiến trên thương trường. Không những thế, khi sở hữu những lợi thế về phương thức bán hàng, người tiêu dùng sẽ chú ý và có cái nhìn thiện cảm hơn với doanh nghiệp.
4 bước xác định USP cho doanh nghiệp
Về cơ bản, USP của mỗi doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau thường không giống nhau. Dù vậy, nhưng phần lớn các doanh nghiệp đều phải thực hiện một quy trình tương tự nhau để xác định USP của mình.
Bước 1: Kết nối với khách hàng để xác định nguồn cảm hứng cho USP
Khách hàng chính là nguồn thông tin giá trị và đáng tin cậy nhất cho USP của mình. Vì những hành động của khách hàng có khả năng thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp. Thế nên, để xác định USP, bạn cần hiểu rõ hành vi của người tiêu dùng. Để nắm bắt tâm lý của khách hàng, bạn hãy tự đặt ra và trả lời những câu hỏi sau:
- Điều gì khiến khách hàng trở lại và tiếp tục tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ của bạn?
- Điều gì khiến khách hàng không mua hàng của bạn?
- Nhóm khách hàng nào có sở thích mua sắm giống nhau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn?
- Nhóm khách hàng nào có sở thích mua sắm khác nhau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn?
Ngoài ra, bạn cũng có thể tương tác và sau đó nghiên cứu hành vi của khách hàng. Tốt nhất, bạn nên sử dụng những chỉ số quản lý quan hệ khách hàng để nghiên cứu hiệu quả hơn.
Tips: Dùng khảo sát khách hàng và công cụ nghiên cứu thị trường để đánh giá chính xác về hành vi, sở thích của người tiêu dùng mục tiêu.
Bước 2: Xác định điểm nổi bật của thương hiệu
Chữ “U” trong USP mang ý nghĩa là: “Unique” (độc nhất). Và đây cũng là yếu tố quyết định USP của thương hiệu bạn. Vậy nên, bạn cần xác định yếu tố làm cho thương hiệu của mình trở nên độc đáo và khác biệt với những đối thủ cùng ngành.
Đồng thời, bạn hãy tìm ra lý do giải thích vì sao khách hàng lại mua sản phẩm/dịch vụ của mình. Bước này cũng giúp bạn tập trung vào những yếu tố độc đáo. Sau đó, bạn có thể biến chúng thành điểm mạnh, có khả năng mang lại giá trị và giúp doanh nghiệp bạn thành công.
Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Cũng như câu nói: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Để thật sự thành công và tạo nên điểm độc đáo trên thị trường, bước tiếp theo bạn cần làm là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Đây cũng là cách tuyệt vời để bạn hiểu rõ thị trường mình đang hoạt động.
Thay vì tập trung vào sản phẩm/dịch vụ mà đối thủ cung cấp, bạn nên xem xét cách học chạy quảng cáo hoặc thông điệp tiếp thị mà họ truyền tải. Với cách này, bạn sẽ dễ dàng xác định được USP của mỗi doanh nghiệp, thậm chí là phân biệt chúng với nhau.
Khi phân tích chiến lược quảng cáo của đối thủ cạnh tranh, bạn có thể xác định được mục tiêu mà họ hướng đến. Đây là một bước quan trọng để bạn hiểu rõ hơn về USP, xác định xem thị trường có phù hợp với hướng phát triển của mình không.
Tips: Sử dụng mô hình Porter’s Five Forces để phân tích sự cạnh tranh. Đây là mô hình giúp xem xét khả năng cạnh tranh, thương lượng của nhà cung cấp, thu hút khách hàng, những rủi ro của những đối thủ mới, mối đe dọa của các sản phẩm thay thế.
Bước 4: Theo dõi xu hướng của ngành để phát triển USP
Sau khi xác định mong muốn của khách hàng và điểm khiến cho thương hiệu trở nên độc đáo giữa các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, những thông tin này sẽ không hữu ích nếu bạn không bắt kịp xu hướng thị trường ngày nay, như xu hướng công nghệ, xu hướng bán lẻ, xu hướng tiếp thị,…
Sở thích của người tiêu dùng có thể thay đổi nhanh chóng dựa trên nhiều xu hướng khác nhau. Vì vậy, bạn cần phải có khả năng điều chỉnh ý tưởng tiếp thị hoặc chiến thuật bán hàng của mình để thích nghi với những biến đổi. Nếu không, những nỗ lực thâm nhập thị trường của bạn sẽ trở nên vô nghĩa.
5 ví dụ nổi bật về USP của các thương hiệu nổi tiếng
Google (công cụ tìm kiếm)
USP của Google là thuật toán tìm kiếm mạnh mẽ, chính xác, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, giao diện đơn giản, hợp lý và dịch vụ miễn phí đã đặt Google trở thành công cụ tìm kiếm hàng đầu trên thế giới.
TinoHost
USP của TinoHost là cung cấp dịch vụ Hosting giá thấp nhất thị trường. Chỉ với từ 9.000 đồng/tháng, bạn đã có thể trải nghiệm dịch vụ Hosting của TinoHost.
Bên cạnh đó, đơn vị còn cam kết hỗ trợ 24/7/365 kể cả ngày lễ, Tết. Điều này được khẳng định “chắc nịch” qua cam kết độc quyền ngay tại trang chủ: TinoHost sẽ tặng thêm một tháng sử dụng dịch vụ cho Quý khách hàng nếu tiếp nhận ticket hỗ trợ kỹ thuật trên 5 phút.
Milo
USP của Milo là sự kết hợp độc đáo giữa các thành phần chính như malt, sữa và cacao để tạo ra một thức uống thơm ngon, chứa hàm lượng dinh dưỡng đặc biệt. Thành phần malt trong Milo mang đến nguồn cung cấp năng lực tức thì từ Carbohydrate – dưỡng chất giúp tái tạo năng lượng cho cơ thể một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, Milo còn có hương vị dặc trưng, hoà quyện giưa cacao và sữa, tạo ra một thức uống thơm ngon, bổ dưỡng.
Baemin
Baemin là một trong những ứng dụng đặt món ăn phổ biến tại Việt Nam. Không những thế, ứng dụng này còn cung cấp rất nhiều mã khuyến mại. Đây chính là yếu tố hàng đầu khiến Baemin thu hút và duy trì lượng khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, chương trình khuyến mại và ưu đãi cũng là bí quyết để Baemin tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến.
Tóm lại, USP đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp, từ việc tạo sự nhận biết, thu hút khách hàng đến tạo lợi thế cạnh tranh, định hình chiến lược kinh doanh. Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về USP cũng như tầm quan trọng của yếu tố này trong kinh doanh. Chúc bạn thành công xác định USP cho doanh nghiệp của mình!
Những câu hỏi thường gặp
USP có thay đổi theo thời gian không?
Tất nhiên là có! Môi trường kinh doanh và nhu cầu của khách hàng có thể thay đổi, đòi hỏi doanh nghiệp phải thích nghi và điều chỉnh USP của mình để đáp ứng yêu cầu mới.
Làm thế nào xác định USP của một công ty?
Để tìm ra USP của một công ty, bạn cần xem xét các yếu tố như giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh, khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, công nghệ hoặc quy trình sản xuất độc đáo, sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và ý tưởng sáng tạo.
USP có phải yếu tố duy nhất quyết định thành công của doanh nghiệp không?
USP không phải là yếu tố duy nhất quyết định thành công của một doanh nghiệp. Việc cung cấp chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và thực hiện chiến lược kinh doanh tổng thể cũng là những yếu tố quan trọng khác để đạt được thành công trong kinh doanh.
Làm thế nào xác định USP cho sản phẩm/dịch vụ?
Để xác định USP cho sản phẩm/dịch vụ, bạn cần:
– Nghiên cứu thị trường.
– Phân tích đối thủ cạnh tranh.
– Xác định giá trị độc đáo mà sản phẩm/dịch vụ mang lại.
– Khảo sát khách hàng.
– Kiểm tra và thử nghiệm sản phẩm.
– Tạo tuyên bố USP.