Sự xuất hiện của Real World Assets (RWA) trên thị trường DeFi đã tạo ra một cú hích lớn đối với các tín đồ đầu tư. Đây được xem là bước tiến mới có khả năng “vực dậy” thị trường DeFi vốn đang “hấp hối” trong giai đoạn down-trend. Vậy thực chất Real World Assets (RWA) là gì? Tại sao các RWA được liên kết với các Blockchain? Có những dự án RWA nào nổi bật? Hãy cùng TinoHost tìm hiểu chi tiết về Real World Assets (RWA) qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về Real World Assets (RWA)
Real World Assets (RWA) là gì?
Real World Assets (RWA) là thuật ngữ được sử dụng để chỉ đến các tài sản thực như bất động sản, xe cộ, máy móc, vật liệu xây dựng, và các tài sản vật chất khác có thật trong thế giới thực. Các tài sản này có thể được định giá bằng giá trị thị trường của chúng và có khả năng được mua bán hoặc sử dụng trong các hoạt động kinh doanh.
Trong lĩnh vực tiền mã hóa, RWA thường được liên kết với các token trên blockchain. Nhờ đó, các nhà đầu tư và người dùng có thể đầu tư, giao dịch RWA một cách dễ dàng và minh bạch hơn. Các token RWA được hỗ trợ bởi các thông tin và giấy tờ liên quan đến tài sản thực, như chứng chỉ sở hữu, hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận chất lượng và các thông tin liên quan khác. Chính vì thế, khi đầu tư vào các token RWA, người dùng sẽ được đảm bảo an toàn và minh bạch hơn so với những tài sản thực truyền thống.
Tuy nhiên, việc đầu tư vào các token RWA cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Các rủi ro tiềm ẩn, như sự biến động của giá cả và sự chịu đựng của thị trường khi dấn thân vào lĩnh vực này, cũng cần được xem xét để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
Tại sao RWA được liên kết với Blockchain?
- Đảm bảo tính minh bạch: Khi liên kết với Blockchain, tất cả các giao dịch của RWA sẽ được lưu trữ trong một hệ thống phân tán, đảm bảo tính minh bạch và giảm thiểu rủi ro gian lận.
- Tăng tính an toàn: Toàn bộ thông tin của RWA sẽ được mã hóa và lưu trữ trên Blockchain. Nhờ đó, thông tin giao dịch luôn đảm bảo được tính bảo mật, không thể bị sửa đổi hoặc xóa bỏ một cách dễ dàng.
- Khả dụng cao: Việc sử dụng Blockchain giúp cho việc chuyển đổi và giao dịch RWA trở nên dễ dàng hơn, từ đó tăng tính khả dụng và giảm thiểu thời gian xử lý giao dịch.
- Giảm chi phí: Tối ưu chi phí giao dịch là lợi ích hàng khi RWA liên kết với Blockchain. Không chỉ đảm bảo tính bảo mật, những giao dịch trên Blockchain được thực hiện tự động và không cần đến sự can thiệp của các bên trung gian, từ đó giảm thiểu chi phí cho những hoạt động này.
- Tăng tính phổ biến: Các RWA được đưa lên Blockchain sẽ có cơ hội tiếp cận với người hơn, tăng tính phổ biến của dự án.
RWA xuất hiện trên DeFi như thế nào?
Trong DeFi, RWA được ứng dụng thông qua các ứng dụng khác nhau, bao gồm:
- Stablecoin.
- Synthetic tokens.
- Lending protocol.
Stablecoin
Stablecoin là một loại tiền mã hoá được ủy thác và liên kết với giá trị của một tài sản RWA như USD, vàng hoặc bất kỳ tài sản nào khác. Đây là cách thế giới DeFi tạo ra một loại tiền tệ ổn định và giảm thiểu những rủi ro liên quan đến biến động giá trị của tiền mã hoá.
Synthetic tokens
Đây là loại tài sản phái sinh được tạo ra bằng cách sử dụng smart contract để kết nối những tài sản RWA. Các synthetic tokens được xem là đại diện cho những loại tài sản phái sinh như tiền tệ, cổ phiếu và hàng hóa. Người dùng có thể giao dịch các sản phẩm tài chính phái sinh này trên chuỗi mà không cần sở hữu thực tế tài sản gốc.
Lending protocols
Các giao thức cho vay trên DeFi cho phép nhà đầu tư vay và cho vay tiền một cách nhanh chóng. RWA được sử dụng như tài sản thế chấp để đảm bảo tính thanh khoản của giao dịch, giảm thiểu rủi ro trong quá trình vay và cho vay. Các giao thức này cung cấp lợi nhuận tương đối ổn định và đáng tin cậy hơn so với những giao thức vay truyền thống thông qua tiền mã hoá.
Việc kết nối RWA vào DeFi giúp tăng tính thanh khoản cũng như mở rộng phạm vi của thị trường tiền mã hoá. Xu hướng này cũng mang lại nhiều lợi ích lớn cho các doanh nghiệp sử dụng RWA, như cải thiện khả năng tiếp cận vốn, giảm chi phí vay và tăng tính minh bạch trong quản lý tài sản.
Giới thiệu 5 dự án RWA giàu tiềm năng phát triển trên DeFi
#1. MakerDAO
MakerDAO là một giao thức phi tập trung trên nền tảng Ethereum được phát triển để tạo và quản lý stablecoin – yếu tố đóng vai trò là đơn vị đo giá trị của MakerDAO, được gọi là Dai (DAI). Về bản chất, DAI là một stablecoin phi tập trung được hỗ trợ bằng các loại tài sản thực tế như ETH và các token ERC-20 khác, được cân bằng để giữ giá trị ổn định đồng USD.
Để tạo ra DAI, người dùng cần stake ETH hoặc các token ERC-20 khác làm tài sản thế chấp. Sau đó, người dùng có thể sử dụng MakerDAO để tạo ra DAI theo tỷ lệ thích hợp. Việc tạo ra DAI được thực hiện thông qua một loạt các bước, bao gồm cả bỏ phiếu và đánh giá rủi ro. Để đảm bảo tính minh bạch và độ an toàn của giao dịch, MakerDAO sử dụng Smart Contracts trên Ethereum Blockchain.
MakerDAO được xem là một trong những dự án DeFi nổi tiếng nhất và thành công. Nền tảng hướng đến mục tiêu tạo ra một hệ thống tài chính phi tập trung, trong đó mọi người đều có thể truy cập và sử dụng các dịch vụ tài chính một cách minh bạch và công bằng.
#2. Ribbon Finance
Ribbon Finance là một giao thức quyền chọn phi tập trung cho phép người dùng có thể tạo và giao dịch quyền chọn trên nhiều loại tài sản, bao gồm cả RWA. Bằng cách cung cấp giải pháp cho tính thanh khoản và quản lý rủi ro, Ribbon Finance giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc token hóa và giao dịch RWA, giúp thị trường này trở nên dễ tiếp cận và hiệu quả hơn.
Với giao diện thân thiện cùng với các chiến lược quyền chọn linh hoạt, Ribbon Finance đang mang đến trải nghiệm liền mạch cho nhà đầu tư. Họ có thể sử dụng nền tảng này để phòng ngừa rủi ro cho các vị thế đầu tư hiện có (hedging) hoặc đầu cơ dựa trên biến động giá trị của các tài sản được token hóa. Nhờ cách tiếp cận đổi mới đối với giao dịch quyền chọn, Ribbon Finance giúp người dùng tối đa hóa lợi nhuận và quản lý rủi ro hiệu quả trong thị trường RWAs.
#3. Polymath
Polymath là một nền tảng chuyên phát hành và quản lý token chứng khoán (security token). Nền tảng này cung cấp quy trình đơn giản để tạo và quản lý các token chứng khoán, đồng thời đảm bảo tuân thủ các yêu cầu pháp lý khắt khe tại nhiều khu vực.
Hệ sinh thái Polymath bao gồm nhiều doanh nghiệp cung cấp các giải pháp token hóa riêng biệt, trải rộng trên các lĩnh vực tư vấn, pháp lý, KYC/AML, tiếp thị, lưu ký/ký quỹ và dịch vụ thuế. Một số đối tác của Polymath gồm Genesis Block, DWF, Wachsman PR, Glyph, BitGo và Cryptoworth.
Được thành lập vào năm 2017 trên nền tảng blockchain Ethereum, Polymath nhanh chóng trở thành một nền tảng nổi bật trong lĩnh vực token hóa nhờ chuyên môn về token chứng khoán.
#4. Ondo Finance
Ondo Finance là một giao thức DeFi (Tài chính phi tập trung) được xây dựng trên nền tảng Ethereum, với mục tiêu chính là kết nối thị trường tài chính truyền thống (TradFi) và thị trường tài chính phi tập trung (DeFi). Dự án được thành lập vào năm 2021 với sự hậu thuẫn của các nhà đầu tư tên tuổi như Coinbase Ventures, Multicoin Capital và Hashed.
Ondo Finance đóng vai trò như một cầu nối, giúp kết nối các nhà đầu tư TradFi với các cơ hội đầu tư tiềm năng trong lĩnh vực DeFi. Dự án cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân, giúp họ dễ dàng tiếp cận thị trường DeFi một cách an toàn và hiệu quả.
Dự án tập trung vào các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến tài sản thế giới thực (RWA), ví dụ như trái phiếu, bất động sản và cổ phiếu. Dự án sử dụng công nghệ blockchain để mã hóa tài sản RWA, giúp chúng trở nên dễ dàng truy cập, giao dịch và quản lý hơn.
#5. Synthetix
Synthetix là một giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) được xây dựng trên nền tảng Ethereum và Optimism. Mục tiêu chính của Synthetix là cho phép người dùng tạo ra các tài sản tổng hợp một cách liền mạch, mô phỏng giá trị của nhiều loại tài sản khác nhau, bao gồm:
- Tiền tệ fiat: Ví dụ: sUSD (tương đương USD), sEUR (tương đương EUR), sKRW (tương đương KRW)
- Tiền điện tử: Ví dụ: sBTC (tương đương Bitcoin), sETH (tương đương Ethereum)
- Hàng hóa: Ví dụ: sGold (tương đương vàng), sOil (tương đương dầu thô)
- Chỉ số: Ví dụ: sP500 (tương đương chỉ số S&P 500)
Synthetix cho phép người dùng tạo ra các tài sản tổng hợp mới một cách dễ dàng mà không cần sở hữu tài sản gốc. Người dùng có thể giao dịch các tài sản tổng hợp trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) phổ biến như Uniswap, SushiSwap, …Bên cạnh đó, Synthetix sẽ duy trì mức thanh khoản cao cho các tài sản tổng hợp, đảm bảo khả năng mua bán dễ dàng cho người dùng.
Kết luận
Từ những thông tin trên, TinoHost hy vọng bạn đã hiểu Real World Assets (RWA) là gì cũng như những dự án RWA tiềm năng. Đừng quên theo dõi Tino Group để không bỏ lỡ những bài viết hữu ích về thị trường tiền mã hoá bạn nhé!
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Kết nối RWA với DeFi như thế nào?
Để kết nối RWA với DeFi, cần có một cơ chế để chuyển đổi tài sản thực tế sang dạng số trên blockchain. Các nhà phát triển sử dụng smart contract để tạo ra một token đại diện cho tài sản thực tế đó. Sau đó, token được sử dụng trong các giao dịch DeFi như một tài sản mã hóa.
Vì sao RWA lại là tiềm năng của DeFi?
RWA được xem là tiềm năng phát triển của DeFi vì những loại tài sản này giúp mở rộng phạm vi sử dụng của DeFi, từ việc chỉ tập trung vào tiền mã hóa sang các loại tài sản thực tế.
RWA có thể thay thế tiền mã hoá trong DeFi không?
Rất khó để nói rằng RWA có thể thay thế hoàn toàn tiền mã hóa trong DeFi vì cả hai loại tài sản đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tiền mã hóa có tính thanh khoản cao và khả năng giao dịch nhanh chóng, trong khi RWA mang lại giá trị thực tế và được hỗ trợ bởi các tài sản vật chất. Tuy nhiên, việc kết nối RWA vào DeFi đã tạo ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư truy cập vào thị trường tài chính phi tập trung
Rủi ro nào có thể xảy ra khi sử dụng RWA trong DeFi?
Một số rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng RWA trong DeFi:
- Tính pháp lý.
- Sự biến động thị trường.
- An ninh mạng.
- Khả năng bị hacker tấn công.
- Hệ thống xảy ra lỗi.