Không chỉ khiến người làm trong lĩnh vực công nghệ hoang mang, sự xuất hiện của ChatGPT – một chatbot vận hành trên công nghệ AI của OpenAI – còn làm cho các Marketers phải tự đặt ra câu hỏi về tương lai sự nghiệp của mình. Vậy thực chất ChatGPT Marketing là gì? Liệu ChatGPT Marketing sẽ thay thế nhân sự Marketer không? Hãy cùng Tino Group giải đáp những thắc mắc liên quan đến ChatGPT Marketing qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về ChatGPT Marketing
ChatGPT Marketing là gì?
ChatGPT là viết tắt của cụm từ: “Chat Generated Pre-Trained Transformer” – một chatbot AI sử dụng mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên có tên GPT-3.5 do OpenAI phát triển. Nhiều ngành công nghiệp, bao gồm cả tiếp thị, đã sử dụng ChatGPT như một công cụ giúp cải thiện và tự động hoá các tương tác, trải nghiệm của khách hàng.
Bên cạnh đó, ChatGPT còn được dùng để viết cấu trúc cho bài viết website, thông tin meta, thậm chí là viết code. Ngoài ra, ChatGPT đã hỗ trợ rất tốt các tác vụ Marketing khác như mô tả thông tin sản phẩm, cập nhật nội dung trang web, lập kế hoạch cho các sự kiện,…
Kể từ khi ra mắt vào tháng 11 năm 2022, ChatGPT đã khiến cả thế giới phải bàn luận sôi nổi. Công cụ này mang lại những kỳ vọng lớn, tạo ra nhiều bước ngoặt mới trong các ngành nghề, lĩnh vực, đặc biệt là Marketing.
Tầm quan trọng của ChatGPT Marketing
ChatGPT đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực Digital Marketing. Công cụ này có thể giúp doanh nghiệp tạo ra những nội dung phù hợp, hấp dẫn và mang tính cá nhân hoá. Khi sử dụng ChatGPT, doanh nghiệp có thể tự động hoá nhiều quy trình tiếp thị của mình.
Đồng thời, ChatGPT còn giúp các Marketers tiết kiệm thời gian, nguồn lực. Ngoài ra, công cụ thông minh này cũng rất hữu ích để doanh nghiệp cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng, tăng trải nghiệm cho người tiêu dùng.
Khi ứng dụng ChatGPT vào các hoạt động Marketing, doanh nghiệp sẽ có cơ hội dẫn đầu xu hướng, phát triển mạnh mẽ hơn đối thủ cạnh tranh. Bằng cách tích hợp công nghệ AI tân tiến, nội dung bạn tạo ra sẽ mang màu sắc riêng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Đây chính là nền tảng để doanh nghiệp nổi bật hơn trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
ChatGPT được ứng dụng như thế nào trong Marketing?
#1. Sáng tạo nội dung
Sáng tạo nội dung (hay cụ thể hơn là tạo văn bản) là một ứng dụng thực tế và phổ biến nhất của ChatGPT. Những văn bản do chatbot này tạo ra có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như:
- Tạo nội dung để tiếp thị dưới dạng Email, bài đăng trên mạng xã hội, bài viết trên website,…
- Viết kịch bản chương trình, sự kiện, video,…
Ngoài ra, Marketers có thể tích hợp nội dung do ChatGPT viết với các chiến lược và kênh tiếp thị khác nhau, bao gồm:
- Đa dạng hoá nội dung cho các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số.
- Chuẩn bị bài đăng cho các nền tảng truyền thông xã hội.
- Tạo Email được cá nhân hoá, thu hút và có sức thuyết phục người nhận.
#2. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
ChatGPT có tính năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing). Tính năng này cho phép ChatGPT tạo ra những bài viết mang dấu ấn cá nhân đối với từng khách hàng dựa trên nhân khẩu học. Nhờ đó, nội dung của bạn sẽ nhắm đúng mục tiêu, phù hợp với khách hàng tiềm năng, giúp tỷ lệ tương tác và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
#3. Nghiên cứu đối tượng
Nghiên cứu đối tượng là quá trình Marketers thu thập dữ liệu và thông tin chi tiết về người dùng mục tiêu. Thông qua đó, Marketers sẽ hiểu rõ hơn về hành vi, sở thích, nhu cầu tiêu dùng của họ. Từ những dữ liệu thu thập được, bạn có thể xây dựng được các chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn, như tạo nội dung, xác định mục tiêu quảng cáo, phát triển sản phẩm,…
Người dùng có thể sử dụng ChatGPT để phân tích dữ liệu khách hàng, như:
- Truy vấn tìm kiếm.
- Tương tác truyền thông xã hội.
- Xác định mẫu và xu hướng trong hành vi mua sắm của khách hàng.
Bằng cách phân tích những dữ liệu này, ChatGPT sẽ giúp bạn xác định mối quan tâm, sở thích, điểm yếu của các đối tượng mục tiêu. Đây chính là những dữ liệu tối ưu để Marketers tạo thông điệp tiếp thị, phát triển nội dung và sản phẩm của mình.
#4. Tối ưu SEO
ChatGPT là một công cụ hữu ích mang lại nhiều giá trị cho SEO trong lĩnh vực Marketing. Về cơ bản, SEO là cách bạn tối ưu hoá trang web và nội dung để bài viết được xếp hạng cao hơn trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm cho từ khoá và những cụm từ liên quan. Với ChatGPT, bạn có thể:
- Tạo nên những ý tưởng chủ đề hấp dẫn cho nội dung tiếp thị.
- Thực hiện nghiên cứu từ khoá.
- Tìm tiêu đề phù hợp và hấp dẫn.
- Tạo cấu trúc nội dung.
- Tạo mô tả Meta.
#5. Viết mô tả sản phẩm
Mô tả sản phẩm được xem là một phần quan trọng của các chiến dịch tiếp thị. Yếu tố này có vai trò cung cấp thông tin về tính năng, giá trị và lợi ích của sản phẩm. Với ChatGPT, bạn có thể tạo ra những dòng mô tả sản phẩm hấp dẫn, giàu thông tin và phù hợp với mọi đối tượng người dùng mục tiêu của mình.
#6. Chatbot hỗ trợ khách hàng
Bạn có thể tích hợp một chatbot vào ChatGPT để cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, tức thì và cá nhân hoá. Chatbot có thể giúp khách hàng giải đáp những câu hỏi thường gặp, hỗ trợ kỹ thuật, thậm chí là khắc phục sự cố. Trong lĩnh vực Marketing, chatbot của ChatGPT có thể giúp:
- Cải thiện sự hài lòng của người tiêu dùng.
- Tiết kiệm thời gian phản hồi.
- Giảm khối lượng công việc cho bộ phận dịch vụ khách hàng.
#7. Tạo khảo sát khách hàng
Khảo sát là một giải pháp hiệu quả để các Marketers thu thập phản hồi, thông tin chi tiết từ người tiêu dùng. Thông qua những đánh giá, nhận xét của khách hàng, Marketers có thể cải thiện sản phẩm, dịch vụ và chiến lược tiếp thị. ChatGPT có thể giúp Marketers tạo khảo sát khách hàng như sau:
- Thiết lập câu hỏi.
- Tổ chức cơ cấu khảo sát.
- Thực hiện khảo sát đa ngôn ngữ với khả năng dịch thuật chuẩn xác.
- Phân tích khảo sát.
#8. Email Marketing
ChatGPT hỗ trợ các Marketers tạo ra những chiến dịch Email Marketing dựa trên sở thích và hành vi của người tiêu dùng. Với ChatGPT, bạn có thể:
- Tối ưu hóa dòng tiêu đề bằng cách thử nghiệm, tạo và cung cấp những đề xuất tiêu đề phù hợp.
- Phân tích hành vi của người dùng để xác định mẫu chung dựa trên việc tương tác, phân loại danh sách Email.
- Thực hiện A/B testing để phân tích hiệu suất của các biến thể Email khác nhau từ dòng tiêu đề đến định dạng.
#9. Quản lý mạng xã hội
Phần lớn các thương hiệu hiện nay đã chuyển sang mô hình tự động hoá cho các phương tiện truyền thông xã hội. Bằng cách sử dụng công cụ ChatGPT Marketing, việc quản lý mạng xã hội của bạn sẽ trở nên đơn giản, dễ thực hiện hơn. Một số tính năng nổi bật của ChatGPT trong quản lý mạng xã hội là:
- Tối ưu hoá việc lên lịch cho các bài đăng trên mạng xã hội dựa trên hành vi, sở thích và thời gian sử dụng cao điểm của người dùng.
- Phân tích dữ liệu và cung cấp thông tin chi tiết về hành vi, sở thích và xu hướng của người tiêu dùng.
- Phân tích dữ liệu để đề xuất các định dạng quảng cáo phù hợp.
#10. Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là hoạt động tất yếu của các Marketers khi xây dựng chiến dịch Marketing cho sản phẩm/dịch vụ hoặc thương hiệu. Đây là cách để bạn bắt kịp những thay đổi của khách hàng và xu hướng thị trường. Để hợp lý hoá quy trình nghiên cứu thị trường, ChatGPT đã hỗ trợ người dùng bằng cách:
- Khảo sát và sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin chi tiết từ nhân khẩu học mục tiêu.
- Phân tích phản hồi của khách hàng, đo lường những phản hồi đó theo các xu hướng mới, xây dựng báo cáo chi tiết để Marketers có thể hiểu rõ hơn về sở thích cũng như nhận thức của khách hàng.
Phương thức triển khai ChatGPT Marketing
Là mô hình ngôn ngữ AI, ChatGPT có thể là một công cụ hữu ích trong Marketing để bạn tương tác với khách hàng, thu hút người tiêu dùng tiềm năng. Để ứng dụng thành công mô hình này vào tiếp thị, các Marketers cần triển khai ChatGPT theo một quy trình cụ thể.
Bước 1: Xác định mục tiêu Marketing
Trước khi triển khai ChatGPT Marketing, bạn cần xác định mục tiêu tiếp thị của mình. Hãy tự đặt ra một số câu hỏi như:
- Bạn muốn ChatGPT hỗ trợ mình trong những nhiệm vụ nào?
- Bạn có muốn cải thiện mức độ tương tác của khách hàng, tạo khách hàng tiềm năng hoặc cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt hơn không?
- ChatGPT có thể hỗ trợ bạn tạo ra doanh thu nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm thời gian không?
- …
Sau đó, bạn có thể trả lời từng câu hỏi một cách chi tiết và cụ thể nhất. Khi đã xác định được mục tiêu của mình, bạn có thể phát triển một chiến lược hiệu quả để chinh phục chúng.
Bước 2: Xác định nền tảng chatbot
Hiện tại, một số nền tảng đã tích hợp sẵn chatbot như Facebook Messenger, Slack, WhatsApp,… Nhiệm vụ của bạn là xác định (những) nền tảng mà khách hàng của mình có nhiều khả năng sử dụng nhất để triển khai ChatGPT. Bước này rất quan trọng vì có ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng người dùng tiềm năng của bạn sau này.
Bước 3: Đào tạo ChatGPT
Trong bước tiếp theo, bạn cần đào tạo ChatGPT dựa trên tiếng nói và giọng điệu của thương hiệu. Đồng thời, bạn cũng phải “dạy” ChatGPT hiểu rõ hơn về sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp. Bạn có thể cung cấp cho ChatGPT một số dữ liệu quan trọng, bao gồm:
- Những câu hỏi thường gặp.
- Thông tin sản phẩm/dịch vụ.
- Cuộc trò chuyện của khách hàng.
Bước 4: Tích hợp ChatGPT vào kênh tiếp thị
Sau khi đào tạo ChatGPT, bạn cần tích hợp công cụ này với các kênh tiếp thị của mình, như website, nền tảng truyền thông xã hội, các chiến dịch tiếp thị qua Email. Nhờ đó, ChatGPT sẽ thay bạn tương tác với khách hàng trên những nền tảng khác nhau một cách nhất quán, đồng bộ.
Bước 5: Kiểm tra và tối ưu hoá ChatGPT
Khi đã hoàn tất quá trình triển khai, bước cuối cùng bạn cần làm là phải kiểm tra lại ChatGPT để đảm bảo công cụ này hoạt động bình thường, mang lại giá trị tích cực cho khách hàng của mình. Tốt nhất, bạn nên thường xuyên tối ưu hoá ChatGPT dựa trên dữ liệu và phản hồi của khách hàng. Đây chính là cách để bạn cải thiện hiệu suất cũng như tăng độ thông minh cho ChatGPT.
Một số lưu ý khi sử dụng ChatGPT trong Marketing
ChatGPT là một công cụ mạnh mẽ, thông minh để hỗ trợ Marketers tạo ra những nội dung tiếp thị hấp dẫn, thu hút khách hàng. Tuy nhiên, để sử dụng công cụ này thực sự hiệu quả, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề dưới đây.
Hiểu rõ mục đích sử dụng ChatGPT
Trước khi sử dụng ChatGPT, bạn cần hiểu rõ mục đích của việc sử dụng công cụ này trong chiến lược Marketing. Một số mục đích phổ biến của các Marketers khi sử dụng ChatGPT là:
- Tạo ra các nội dung quảng cáo.
- Xây dựng nội dung bài viết trên mạng xã hội.
- Phát triển Email Marketing.
- Ứng dụng chatbot để tương tác với khách hàng.
Định hình khách hàng mục tiêu
Định hình chính xác khách hàng mục tiêu cũng là một lưu ý quan trọng khi sử dụng công cụ ChatGPT. Trên thực tế, công cụ này hoàn toàn có thể hỗ trợ bạn tạo ra những nội dung phù hợp với các đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, bạn vẫn phải xác định rõ những đối tượng ấy trước khi sử dụng công cụ.
Tạo nội dung phù hợp với khách hàng mục tiêu
Mỗi nhóm khách hàng mục tiêu sẽ có sở thích, hành vi mua sắm và nhu cầu khác nhau. Vì vậy, để ứng dụng ChatGPT hiệu quả, bạn cũng cần tạo ra những nội dung phù hợp với từng nhóm khách hàng. Đây là cách giúp bạn tiếp cận với khách hàng hiệu quả, củng cố mức độ tin cậy của khách hàng đối với thương hiệu.
Chọn đúng kênh phân phối nội dung
Bạn cần chọn đúng kênh phân phối nội dung để tối đa hóa hiệu quả của chiến lược Marketing của mình. ChatGPT có thể giúp bạn tạo ra các nội dung phong phú, phù hợp với nhiều kênh phân phối nhưng bạn cần phải chọn đúng kênh để nội dung được tiếp cận đến đúng đối tượng khách hàng.
Đảm bảo tương tác và trải nghiệm cho khách hàng
ChatGPT là công cụ hỗ trợ bạn tạo ra những nội dung kết nối với khách hàng như chatbot hoặc nội dung tương tác trên mạng xã hội. Tuy nhiên, để đảm bảo tính tương tác và trải nghiệm cho khách hàng, bạn phải đảm bảo nội dung luôn thú vị, mới mẻ.
Liệu ChatGPT Marketing sẽ thay thế Marketer không?
Câu trả lời là: “Không!”.
Thực tế, ChatGPT không được tạo ra để thay thế cho các Marketers. Dù là một mô hình ngôn ngữ mạnh mẽ, có thể cung cấp thông tin chi tiết và mang lại giá trị hữu ích trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả Marketing, nhưng công cụ này không thể thay thế tư duy chiến lược, khả năng sáng tạo và kỹ năng giao tiếp cần thiết để tạo nên một chiến lược Marketing thành công.
Các Marketers chịu trách nhiệm phát triển, thực hiện những chiến lược Marketing, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, phân tích xu hướng thị trường và bắt nhịp với những thay đổi trong hành vi của người dùng. Những nhiệm vụ này đòi hỏi khả năng phán đoán, trí tuệ và cảm xúc của con người. Trong khi đó, ChatGPT hoàn toàn “mù tịt” những kỹ năng này.
Hơn nữa, ChatGPT là một công cụ hoạt động dựa trên yêu cầu đầu vào (input) và hướng dẫn từ con người. Công cụ này có thể cung cấp cho Marketers thông tin chi tiết và đề xuất dựa trên dữ liệu, nhưng cuối cùng, Marketers vẫn phải diễn giải cũng như triển khai thông tin từ ChatGPT sao cho phù hợp với mục tiêu, giá trị thương hiệu.
Tóm lại, ChatGPT là một công cụ mạnh mẽ có thể hỗ trợ các Marketers theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, ChatGPT không thể thay thế nhiều kỹ năng quan trọng của con người trong lĩnh vực Marketing.
Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về ChatGPT Marketing cũng như phương thức triển khai công cụ này vào quy trình tiếp thị của mình. Đừng quên theo dõi Tino Group để tiếp tục đón đọc những bài viết hay và hữu ích khác nhé!
Những câu hỏi thường gặp
ChatGPT hoạt động bằng cách nào?
ChatGPT hoạt động bằng cách sử dụng thuật toán Deep Learning để phân tích thông tin đầu vào do người dùng cung cấp, tạo phản hồi dựa trên các mẫu và thông tin đã học được từ dữ liệu đào tạo của mình.
ChatGPT có hiểu nhiều ngôn ngữ không?
Tất nhiên là có! ChatGPT có thể hiểu và tạo văn bản bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, tuỳ vào mức độ thành tạo của mỗi ngôn ngữ và dữ liệu đào tạo sẵn có, ChatGPT có thể cung cấp chất lượng thông tin khác nhau.
ChatGPT có luôn chính xác không?
Phản hồi của ChatGPT được tạo dựa trên các mẫu và thông tin mà ChatGPT học được từ dữ liệu đào tạo của mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào ChatGPT cũng cung cấp thông tin chính xác hoặc đầy đủ.
ChatGPT có tính cách riêng không?
Câu trả lời là: “Không!”. ChatGPT không có tính cách cố định. Tuy nhiên, bạn công cụ này có thể điều chỉnh các câu trả lời để phù hợp với giọng điệu và phong cách của cuộc trò chuyện.