Khi tình hình kinh tế suy thoái, tạo nên gánh nặng cho các doanh nghiệp, Layoff chính là điều chắc chắn phải diễn ra. Vậy chính xác Layoff là gì? Layoff ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp và người lao động? Nguyên nhân nào khiến Layoff xảy ra? Hãy cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ Layoff qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về Layoff
Layoff là gì?
Layoff (tạm dịch: sa thải) là thuật ngữ dùng để chỉ đơn vị sử dụng lao động chấm dứt tạm thời hoặc vĩnh viễn công việc của một nhân sự vì nhiều lý do khác nhau như khó khăn tài chính, tái cấu trúc hoặc thay đổi chiến lược kinh doanh. Khi bị sa thải, nhân viên sẽ được thông báo rằng vị trí của họ không còn cần thiết nữa và yêu cầu rời khỏi công ty.
Layoff có thể xảy ra ở bất kỳ doanh nghiệp, lĩnh vực và ngành nghề nào. Thực trạng này tác động đến nhân viên ở mọi cấp độ, từ những người lao động mới vào nghề đến các giám đốc điều hành cấp cao. Không chỉ ảnh hưởng đến những nhân sự bị sa thải, Layoff còn tác động đến toàn bộ công ty.
Dù Layoff là một thực trạng đáng buồn đối với những nhân viên bị ảnh hưởng, nhưng đôi khi, đây lại là điều tất yếu để một công ty duy trì khả năng cạnh tranh cũng như nguồn tài chính. Trên thực tế, vẫn có nhiều cách giảm thiểu tác động tiêu cực của Layoff, như tạo cơ hội đào tạo lại, hỗ trợ các gói trợ cấp thôi việc, hỗ trợ nhân viên bị ảnh hưởng tìm kiếm công việc mới.
Layoff trong các ngành nghề khác nhau
Layoff có thể xảy ra trong bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào. Thực trạng này có thể ảnh hưởng đến nhân viên ở mọi cấp độ.
#1. Sản xuất
Trong lĩnh vực sản xuất, nhân công có thể bị Layoff do các yếu tố khác nhau, bao gồm:
- Nhu cầu đối với sản phẩm giảm.
- Tính cạnh tranh gia ngày càng tăng từ các nhà sản xuất khác.
Khi nhu cầu sử dụng sản phẩm giảm, các công ty phải sa thải công nhân để tối ưu chi phí cũng như duy trì khả năng tồn tại trên thị trường.
#2. Công nghệ
Thông thường, Layoff sẽ xảy ra trong ngành công nghệ khi một doanh nghiệp tiến hành tái cơ cấu, sáp nhập hoặc bị mua lại. Ví dụ, hai công ty công nghệ hợp nhất có thể dẫn đến sự chồng chéo về vai trò trong vị trí. Đây chính là nguyên nhân khiến công ty phải buộc sa thải nhân viên dư thừa.
#3. Tài chính
Tài chính là một trong những ngành thường xuyên xảy ra tình trạng Layoff, nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế như hiện nay. Các tổ chức tài chính có thể sa thải nhân viên do thay đổi quy định, biến động thị trường hoặc bất kỳ yếu tố nào ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.
#4. Chăm sóc sức khỏe
Layoff có thể xuất hiện trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe khi các bệnh viện hoặc tổ chức chăm sóc sức khoẻ tiến hành sáp nhập hoặc thay đổi về chính sách tài trợ. Lúc này, các đơn vị chăm sóc sức khoẻ sẽ thu hẹp quy mô hoặc tái cấu trúc lại các phòng ban, dẫn đến việc sa thải nhân viên hàng loạt.
#5. Bán lẻ
Tương tự như các lĩnh vực khác, Layoff cũng xuất hiện trong ngành bán lẻ. Các đơn vị kinh doanh có thể sa thải nhân viên do nhiều yếu tố khác nhau, như hành vi người tiêu dùng thay đổi, gia tăng cạnh tranh từ các sàn thương mại điện tử, đóng cửa hàng,… Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, những cửa hàng bán lẻ cũng có thể cắt giảm lực lượng lao động để tối ưu chi phí vận hành.
Tác động của Layoff đối với người lao động và doanh nghiệp
Đối với người lao động
Layoff có thể tạo nên những cảm xúc tiêu cực và ảnh hưởng đến tài chính của nhân sự bị ảnh hưởng.
- Tâm lý bất an: Khi bị sa thải, nhân sự có thể cảm thấy sốc, buồn bả và lo lắng. Mất việc là một sự kiện đáng buồn, nhất là đối với nhân sự đã gắn bó cùng công ty trong một khoảng thời gian dài hoặc người không mong muốn bị sa thải.
- Khó khăn về tài chính: Layoff đồng nghĩa với việc bị mất đi nguồn thu nhập ổn định. Việc này có thể khiến nhân sự cảm thấy căng thẳng và bất ổn về tài chính.
- Mất quyền lợi: Một số công ty hỗ trợ nhân sự các quyền lợi về bảo hiểm, kế hoạch nghỉ hưu, nghỉ việc có trả lương,… Khi nhân sự nào đó bị sa thải, họ có thể mất đi những quyền lợi đang có của mình. Thực trạng này ảnh hưởng tiêu cực đến việc quản lý tài chính, chăm sóc bản thân cũng như gia đình của người lao động.
- Gián đoạn sự nghiệp: Layoff là nguyên nhân khiến con đường sự nghiệp của một người bị gián đoạn, tạo ra “lỗ hổng” lớn trong hồ sơ của nhân sự ấy, khiến quá trình tìm kiếm công việc mới trở nên khó khăn hơn. Đối với những người lao động lớn tuổi, Layoff có thể khiến họ bị phân biệt tuổi tác trong môi trường làm việc mới.
Đối với doanh nghiệp
Không chỉ ảnh hưởng đến người lao động, Layoff còn gây ra nhiều tác động tiêu cực đến doanh nghiệp. Một số tác của Layoff đối với doanh nghiệp như sau:
- Layoff có thể khiến môi trường làm việc trở nên tiêu cực, ảnh hưởng đến tinh thần và năng suất của các nhân sự còn lại.
- Doanh nghiệp mất đi những nhân sự có kinh nghiệm, kiến thức và chuyên môn chuyên sâu.
- Suy nghĩ của khách hàng có thể bị tác động trước tình trạng Layoff hàng loạt của doanh nghiệp. Vì sa thải nhân viên là một trong những dấu hiệu của sự bất ổn đối với một tổ chức, công ty.
- Layoff làm giảm hiệu quả nghiên cứu, phát triển hoặc đầu tư vào các sản phẩm/dịch vụ mới.
- Đơn vị sa thải nhân viên có thể gặp rủi ro về pháp lý nếu không tuân thủ luật lao động hoặc vi phạm hợp đồng, thoả thuận với nhân viên.
Nhìn chung, Layoff có thể tác động đến văn hoá, danh tiếng, khả năng đổi mới và cạnh tranh của một công ty trên thị trường. Vì vậy, khi có quyết định Layoff, doanh nghiệp cần xem xem xét lại các ảnh hưởng tiêu cực khi thôi việc nhân viên. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên tìm ra các giải pháp thay thế cho việc Layoff như giảm giờ làm, cho nhân viên nghỉ phép hoặc cắt giảm lương tạm thời.
Người lao động cần làm gì khi bị sa thải?
Bị sa thải là điều mà không có bất cứ người lao động nào mong muốn. Thậm chí, mất việc còn là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn và mệt mỏi trong sự nghiệp của người lao động. Tuy nhiên, thay vì cứ “ôm lấy nỗi buồn”, bạn cần nâng cấp bản thân, tìm kiếm những hướng đi mới.
Nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp
Khi công việc cũ vừa chấm dứt, việc đầu tiên người lao động cần làm là xin trợ cấp thất nghiệp càng sớm càng tốt. Trên thực tế, khi bị thôi việc, bạn có thể được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp nếu đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội. Trong khoảng thời gian tìm kiếm và chờ đợi công việc mới, người lao động có thể sử dụng số tiền được trợ cấp để duy trì cuộc sống sinh hoạt.
Cập nhật lại CV
Để tìm một công việc mới, bạn cần dành thời gian cập nhật, chỉnh sửa lại CV. Tốt nhất, bạn nên phản ánh đầy đủ kỹ năng, kinh nghiệm hiện tại của mình vào CV mới. Hiện nay, có rất nhiều trang web uy tín hỗ trợ người lao động tìm kiếm công việc phù hợp. Vì vậy, bạn có thể nộp hồ sơ của mình lên các trang web tuyển dụng để nhanh chóng tiếp cận được công việc mới. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của đồng nghiệp cũ, sếp cũ để tìm cơ hội việc làm mới.
Quản lý lại chi tiêu
Nếu bị sa thải, bạn chắc chắn không còn khoản tiền lương ổn định mỗi tháng. Chính vì thế, trong giai đoạn khó khăn này, bạn cần quản lý chi tiêu một cách hợp lý, tiết kiệm. Khi lập kế hoạch chi tiêu, bạn nên tạm dừng toàn bộ các khoản chi tiêu không cần thiết. Tất nhiên, đây chỉ là tạm thời, bạn có thể bắt đầu lại cuộc sống bình thường khi tìm được công việc và mức thu nhập mới.
Nâng cấp bản thân
Một trong những việc quan trọng nhất khi thất nghiệp là bạn phải tự mình nâng cấp bản thân. Bạn có thể tận dụng khoảng thời gian mất việc để trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn.
Trên thực tế, Layoff không quá đáng sợ nếu bạn nhìn nhận sự việc một cách tích cực, lạc quan. “Một cảnh cửa khép lại sẽ có cánh cửa khác mở ra”. Hãy xem việc Layoff chính là cơ hội để bạn tìm kiếm một trải nghiệm mới, cải thiện bản thân. Bạn cũng đừng quên, Layoff là tình huống mà không ai mong muốn, đây cũng không phải lỗi của bạn mà là do ảnh hưởng từ nền kinh tế và chính sách công ty. Chính vì thế, bạn nên giữ tâm lý thoải mái và đừng tự ti về bản thân mình.
Nhìn chung, Layoff là một thực trạng thường xuyên diễn ra trên thế giới, và Việt Nam cũng không tránh khỏi “làn sóng” cắt giảm nhân sự này, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều biến động như hiện nay. Hy vọng qua những thông tin từ bài viết, bạn đã hiểu rõ Layoff là gì cũng như những tác động mà xu hướng này mang lại.
Những câu hỏi thường gặp
Điểm khác nhau giữa Furlough và Layoff là gì?
Layoff là chấm dứt vĩnh viễn hoặc tạm thời công việc của nhân viên. Trong khi đó, Furlough là nghỉ việc tạm thời mà không được trả lương, trong thời gian đó nhân viên vẫn được công ty tuyển dụng về mặt kỹ thuật.
Có thể được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Trợ cấp thôi việc không bắt buộc theo quy định Pháp luật. Tuy nhiên, một số công ty có thể hỗ trợ khoản tiền thôi việc như trợ cấp cho các nhân viên bị sa thải.
Vì sao doanh nghiệp sa thải nhân viên?
Có nhiều lý do để một doanh nghiệp sa thải nhân viên, như khó khăn tài chính, tái cơ cấu, thay đổi chiến dịch kinh doanh, thu hẹp quy mô, nhân viên làm việc kém hiệu quả.
Giảm lực là gì?
Giảm lực là cắt giảm lực lượng lao động. Đây là một hình thức của Layoff, trong đó một doanh nghiệp cắt giảm lực lượng lao động của mình bằng cách loại bỏ những vị trí hoặc giảm số lượng nhân viên trong một bộ phận cụ thể.