Bánh mì là một trong những món ăn được người Việt Nam đặc biệt ưa chuộng. Hiện nay, nhiều người có nhu cầu làm bánh mì “homemade” cho gia đình của mình hoặc tự kinh doanh. Hãy cùng Tino Group khám phá top 5 máy làm bánh mì tốt dành cho các tín đồ ẩm thực Việt qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu đôi nét về máy làm bánh mì
Máy làm bánh mì là gì?
Máy làm bánh mì là một thiết bị làm bếp, được thiết kế với chức năng tạo ra những chiếc bánh mì. Tính năng nổi bật của máy làm bánh mì là tự động nhào bột. Việc của bạn chỉ đơn giản là chuẩn bị đủ nguyên liệu làm bánh mì cần thiết như trứng, bột mì, bơ, sữa, gia vị,…, theo đúng tỷ lệ và bấm nút khởi động là xong.
Quy trình làm bánh mì sẽ được thực hiện tự động từ bước nhào bột, ủ bột đến nướng bánh. Ngoài ra, các máy làm bánh mì còn có chức năng hẹn giờ cực kỳ thông minh giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và đảm bảo sức khỏe cho cả nhà.
Hiện nay, trên thị trường, có nhiều loại máy làm bánh mì khác nhau như máy làm bánh mì tươi, máy làm bánh mì mini, máy làm bánh mì công nghiệp, máy làm bánh mì sandwich,…
Các yếu tố cần chú ý khi mua máy làm bánh mì
Kích thước máy
Để lựa chọn máy làm bánh mì phù hợp, yếu tố đầu tiên bạn cần quan tâm là kích thước. Hãy xem xét số lượng người dùng và tốc độ tiêu thụ bánh mì của gia đình để chọn kích thước phù hợp, bạn nhé! Thông thường, một ổ bánh mì sẽ có khối lượng khoảng 600gr, tương ứng cho gia đình từ 2 – 4 người.
Ngoài những kích thước cơ bản, bạn có thể tham khảo thêm các dòng sản phẩm có kích thước trên/dưới 600gr/ổ. Nếu gia đình có nhiều người hoặc bạn có nhu cầu nướng bánh sẵn, bạn hãy tham khảo dòng máy có kích thước nướng gấp 2 lần ổ bánh mì thông thường. Tùy vào nhu cầu làm loại bánh mì, bạn có thể chọn kích thước máy tương ứng. Đồng thời, bạn cũng cần xem xét không gian đặt máy để tối ưu diện tích.
Tính năng lên men tự động
Một số dòng máy làm bánh mì có khả năng lên men tự động cực kỳ thông minh. Với tính năng này, bạn không cần tách riêng nước và men khi đổ nguyên liệu vào lòng nồi mà chỉ cần men vào ngăn đựng riêng biệt.
Nhiệm vụ của bạn chỉ đơn giản là cho men vào đúng thời điểm. Nếu canh thời gian chuẩn, bánh của bạn sẽ nở đều hơn, tạo nên thành phẩm hoàn hảo nhất. Quá trình lên men tự động này cũng tương tự như khi làm bánh mì bằng tay theo các bước cụ thể: nhào bột rồi cho lên men.
Để thưởng thức bánh mì tươi vào mỗi buổi sáng, bạn đừng quên cân nhắc chức năng lên men tự động nhé! Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng chức năng hẹn giờ để thưởng thức món bánh mì nướng.
Độ ồn
Trước khi mua máy làm bánh mì, bạn cũng cần kiểm tra tiếng ồn của máy trong quá trình sử dụng. Khi làm bánh mì tại nhà, bạn thường mất khoảng 3 – 4 tiếng từ khi bắt đầu nướng cho đến lúc hoàn thành. Ngoài ra, nếu muốn ăn bánh mì vào buổi sáng, bạn phải để máy hoạt động từ khoảng 3 – 4 giờ đêm. Trong khi đó, nhiều dòng máy làm bánh mì có thể gây ra tiếng ồn, ảnh hưởng đến giấc ngủ của người dùng. Vì vậy, tốt nhất bạn nên chọn sản phẩm có độ ồn từ 50 – 65dB để ít gây khó chịu. Tuy nhiên, hầu như thông số về độ ồn không được các nhà sản xuất mô tả kỹ lưỡng nên bạn cần tham khảo thêm phản ánh của người dùng trước.
Top 5 máy làm bánh mì tốt năm 2024
#1. Panasonic PALN-SD-P104WRA
Đứng đầu top 5 máy làm bánh mì tốt năm 2024 chắc chắn phải kể đến Panasonic PALN-SD-P104WRA. Sản phẩm trông như một chiếc máy nướng bánh mì chuyên nghiệp do tích hợp bộ định lượng men nở tự động theo thời điểm cụ thể. Ngoài ra, máy còn có bộ định lượng hạt khô, trái cây sấy khô, các loại hạt và ngũ cốc để bạn tạo ra thành phẩm chất lượng nhất.
Panasonic PALN-SD-P104WRA có thể lưu lại bố nhớ tối đa trong vòng 10 phút nếu đột nhiên mất điện. Đồng thời, sản phẩm còn cung cấp đến 13 chức năng khác nhau để bạn lựa chọn. Đồng cơ máy kết hợp với cảm biến để tự điều chỉnh nhiệt độ máy dựa vào môi trường xung quanh. Panasonic PALN-SD-P104WRA còn trang bị công nghệ hiện đại với công suất 350W.
- Giá tham khảo: 5.490.000 đồng.
#2. WMF
Dòng máy làm bánh mì này gây ấn tượng bởi thiết kế nhỏ gọn, sang trọng nhưng vẫn đảm bảo tính hiện đại, tinh tế. Đặc biệt, khi nướng bánh mì bằng WMF, bạn có thể quan sát quá trình làm bánh nhờ màn hình LED hiển thị thông tin và nắp kính. Nếu gia đình có từ 5 thành viên trở lên, WMF chính là sự lựa chọn phù hợp đối với bạn.
WMF có đến 12 chế độ cài đặt khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của người dùng. Ngoài làm bánh mì, bạn có thể dùng máy để nhồi bột làm bánh bao, làm mứt, làm bánh bao,… Hơn hết, sản phẩm còn cung cấp nhiều chế độ nướng khác nhau tùy vào nhu cầu làm ra sản phẩm.
Bằng cách sử dụng WMF, người tiêu dùng có thể tiết kiệm được tối đa thời gian, sức lao động của mình. Dựa vào công thức có sẵn, bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, các bước còn lại máy sẽ tự động thực hiện. Thời gian làm bánh của WMF kéo dài từ 2 – 3 tiếng.
- Giá thành tham khảo: 3.500.000 đồng.
#3. Tiross TS821
Tiross là thương hiệu đồ gia dụng khá quen thuộc đối với thị trường người dùng Việt Nam. Nhiều thiết bị của thương hiệu này đã chinh phục được người dùng như máy làm tỏi đen, tủ sấy, nồi cơm tách đường, máy làm kem, máy pha cà phê,… Trong đó, máy nướng bánh mì Tiross TS821 là dòng sản phẩm bán chạy nhất của thương hiệu. Sản phẩm này được đánh giá cao từ chất lượng, thiết kế đến giá thành. Dòng máy TS821 có khả năng làm từ 700 – 900gr bột bánh. Vì vậy, nếu gia đình bạn không có nhu cầu làm quá nhiều bánh mì, TS821 chính là sự lựa chọn tốt nhất.
Ngoài tính năng thiết kế gọn nhẹ, sang trọng, TS821 còn đi kèm nhiều tính năng tiện ích. Sản phẩm được trang bị 12 chế độ làm bánh cùng 3 mức vỏ từ nhạt đến đậm tùy nhu cầu của người dùng. Bạn có thể hẹn giờ đến 13 tiếng để chuẩn bị một buổi sáng chất lượng cùng những chiếc bánh mì giòn rụm.
Ngoài ra, lòng nồi còn phủ một lớp chống dính giúp bánh không bị khét. TS821 có sẵn hướng dẫn và công thức tiếng Việt để người dùng dễ thao tác. Bạn có thể theo dõi chế quá trình làm bánh thông qua màn hình thiết kế LCD.
- Giá thành tham khảo: 1.990.000 đồng.
#4. Tiross TS513
Đây là dòng máy nướng bánh mì sandwich cũng rất được ưa chuộng đến từ thương hiệu Tiross. Sản phẩm có thiết kế gọn nhẹ, hiện đại và phù hợp với không gian bếp của bạn. Vỏ máy làm bánh mì cấu tạo từ thép không gỉ nên khả năng chịu nhiệt, chịu va đập cao. Ngoài ra, phần tay cầm cũng được thiết kế cách nhiệt, hạn chế tình trạng bỏng tay cho người dùng.
Phân chân máy bọc thêm một lớp cao su chống trượt giúp máy có thể đứng vững trên nhà bếp. Để bánh không bị dính và tiện vệ sinh máy, Tiross TS513 được phủ một lớp chống dính. Sản phẩm được trang bị thêm đèn báo tín hiệu khi máy hoàn tất quá trình làm bánh mì.
Công suất tiêu chuẩn của máy lên đến 750W cho ra năng suất nướng bánh ổn định và tiết kiệm thời gian. Sau khi thêm đầy đủ nguyên liệu vào máy, bạn đã có thể tạo ra những chiếc bánh thơm ngon để thưởng thức. Tiross TS513 được thiết kế 3 trong 1 nên bạn cũng có thể làm bánh waffle, hotdog hoặc sử dụng như một vỉ nướng.
- Giá tham khảo: 649.000 đồng.
#5. Tefal SM1551
Tefal SM1551 là dòng máy bình dân, phù hợp để làm các loại bánh mì đơn giản như sandwich, waffle hay hotdog. Dòng máy này có kích thước nhỏ gọn, kiểu dáng tinh tế với khóa an toàn thông minh. Quá trình làm bánh mì bằng Tefal SM1552 cũng trở nên đơn giản hơn với các thao tác thực hiện dễ dàng. Thời gian hoàn thành một mẻ bánh thơm ngon là khoảng 2 phút.
Tefal SM1552 được thiết kế với 3 khuôn có hình dạng khác nhau. Nhờ đó, bạn có thể chế biến sản phẩm theo sở thích. Đặc biệt 3 khuôn này đều được phủ một lớp men có khả năng chống dính cao. Điều này giúp bạn hạn chế tính trạng dính bột bánh và bong tróc khi vệ sinh. Khi chế biến xong, hệ thống sẽ phát tín hiệu đến người dùng.
- Giá thành tham khảo: 550.000 đồng.
Đối với các tín đồ làm bếp, máy làm bánh mì đã trở thành “bạn đồng hành” không thể thiếu. Hy vọng bài viết trên sẽ là nguồn tham khảo hữu ích để bạn lựa chọn dòng sản phẩm ưng ý. Đừng quên theo dõi Tino Group để tiếp tục đón đọc những bài viết khác nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Có thể mua máy làm bánh mì tốt ở đâu?
Bạn có thể mua máy làm bánh mì tại các cửa hàng điện máy hoặc trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,…
Giá thành máy làm bánh mì có cao không?
Tuỳ vào từng thương hiệu, mẫu mã và tính năng, giá thành của máy làm bánh mì sẽ khác nhau. Đối với những máy làm bánh mì cơ bản, giá thành dao động từ 1 – 2 triệu đồng. Còn các dòng cao cấp hơn sẽ dao động ở mức 4 – 5 triệu đồng/máy.
Có nên mua máy làm bánh mì không?
Nếu thường xuyên chế các món ăn từ bánh mì cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm cho gia đình, bạn có thể mua máy làm bánh mì phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Các chức năng chính của máy làm bánh mì là gì?
Một số chức năng chính của máy làm bánh mì là:
- Nhào bột.
- Ủ bột.
- Nướng bánh.
- Làm mứt.
- …