Đối với người lao động, bảo hiểm thất nghiệp là một quyền lợi cực kỳ quan trọng. Loại bảo hiểm này giúp người lao động vượt qua “cơn bão” tài chính trong quá trình thất nghiệp hoặc đang tìm công việc mới. Dù rất phổ biến nhưng không phải ai cũng biết bảo hiểm thất nghiệp được tính như thế nào, quy trình đóng bảo hiểm thất nghiệp ra sao. Hãy cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết về bảo hiểm thất nghiệp qua bài viết dưới đây nhé!
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp được định nghĩa chi tiết tại Khoản 4, Điều 3, Luật Việc làm năm 2013 như sau:
“Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp”.
Theo định nghĩa trên, bảo hiểm thất nghiệp đóng vai trò như “chiếc phao cứu sinh” giúp người lao động giảm bớt gánh nặng tài chính trong thời gian thất nghiệp hoặc tìm kiếm công việc mới. Với khoản chi phí từ bảo hiểm thất nghiệp, người lao động có thể dùng để học nghề hoặc trang trải cuộc sống tạm thời.
Chế độ bảo hiểm thất nghiệp về cơ bản là quy phạm pháp luật được quy định vào việc đóng góp và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Theo quy định chung, cả đơn vị sử dụng lao động cũng như người lao động đều có trách nhiệm tham gia vào loại bảo hiểm này.
Bảo hiểm thất nghiệp được tính như thế nào?
Hiện tại, công thức tính bảo hiểm thất nghiệp được tính dựa trên Khoản 1 Điều 8, Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức hưởng BHTN = Mức lương bình quân 6 tháng liền kề trước thất x 60%
Trong đó:
- Đối với trường hợp những tháng cuối trước khi thất nghiệp, người lao động đã gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp: 6 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 6 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước lúc người lao động kết thúc hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của Pháp luật.
- Mức hưởng mỗi tháng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị sử dụng lao động quyết định.
Vậy nên, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động chỉ được tính khi xác định được mức lương hàng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trong khoảng thời gian ít nhất 6 tháng.
Quy định về thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian người lao động nhận trợ cấp thất nghiệp đã được quy định cụ thể tại Điều 50 Luật Việc làm năm 2013 như sau:
“Thời gian hưởng được tính theo số tháng đóng, đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng”.
Theo đó, số tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính như sau: Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng Số tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Dưới 12 tháng
Không được hưởng
Từ 12 – 36 tháng
Đưởng hưởng 3 tháng bảo hiểm thất nghiệp
Trên 36 tháng
Được tính theo công thức: Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp/ 12
(Lưu ý: Số tháng sẽ được làm tròn xuống và tối đa là 12 tháng).
5 cách tra cứu mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp
#1. Tra cứu bằng cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
- Đăng nhập vào cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tại đường link: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/dang-nhap-tra-cuu.aspx
- Nhập mã số bảo hiểm xã hội (BHXH) tại “Tài khoản truy cập (Mã số BHXH)” -> Chọn “Tôi không phải người máy”.
- Tiếp tục chọn mục “Lấy mã OTP” và chờ hệ thống gửi về số điện thoại bạn đã đăng ký.
- Nhập mã OTP vừa nhận tại mục “Nhập mã OTP” và chọn “Đăng nhập” để bắt đầu tra cứu (thời gian nhập mã OTP không vượt quá 240 giây từ khi nhận được tin nhắn.)
- Tiếp tục nhập mã số BHXH cần tra cứu và click vào ô “Tôi không phải người máy” -> Chọn “Tra cứu” -> Hệ thống sẽ hiển thị bản kết quả thông tin đã tra cứu.
#2. Tra cứu bằng ứng dụng VssID
- Đăng nhập vào tài khoản VssID đã đăng ký trước đó.
Nếu chưa có tài khoản, bạn có thể chọn mục “Đăng ký tài khoản” và thực hiện theo các bước hệ thống hướng dẫn.
- Truy cập vào mục “Quản lý cá nhân” -> Click chọn “Quá trình tham gia”.
- Màn hình sẽ hiển thị quá trình người lao động tham gia BHXH, BHTNLĐ, BHYT,… -> Click mục “BHTN” để xem quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp của mình.
Bên cạnh việc tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp, ứng dụng VssID còn hỗ trợ người dùng cập nhật cũng như thông báo kết quả xử lý của hồ sơ nhận BHTN đã nộp tại mục “Thông báo”.
#3. Tra cứu thông qua tin nhắn SMS
Bạn có thể tự tra cứu quá trình tham gia các loại bảo hiểm của mình bằng cách soạn tin nhắn SMS theo cú pháp như sau:
- BH (khoảng trắng) QT (mã số BHXH) gửi 8079.
- BH (khoảng trắng) QT (mã số bảo hiểm xã hội) (từ năm) (đến năm) gửi 8079.
Mỗi tin nhắn sẽ được tính theo cước phí 1.000 đồng/tin.
#4. Tra cứu trong sổ BHXH hoặc những tờ rơi đính kèm
Đây được xem là cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp đơn giản nhất. Dù vậy, phương thức này cũng rất dễ phát sinh những vấn đề ảnh hưởng đến độ tin cậy của thông tin như chưa có đủ giấy tờ tham gia bảo hiểm, thiếu hoặc lạc mất các tờ rơi.
#5. Tra cứu bằng cách gọi tổng đài
Tổng đài viên của Bảo hiểm Thất nghiệp sẽ hỗ trợ bạn giải đáp mọi câu hỏi cũng như tra cứu thông tin BHTN. Chỉ cần thực hiện cuộc gọi đến số đến số hotline: 1900 9068, bạn sẽ được hỗ trợ toàn diện.
Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp năm 2024
Theo quy định tại Điều số 50, Luật Việc làm năm 2013 và Điều 8, Nghị định 28/2015/NĐ-CP, cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp của người lao động sẽ được xác định dựa trên 3 yếu tố sau:
- Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
- Công thức đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng:
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng = Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp – Thời gian đã hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Chế độ tiền lương của người lao động bằng Doanh nghiệp nhà nước / Doanh nghiệp tư nhân. Trong đó:
- Doanh nhân tư nhân sẽ áp dụng mức lương tối thiểu của vùng mới nhất sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2022 (Dựa trên Nghị định số 38/2022/NĐ-CP).
- Doanh nghiệp nhà nước sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng I.
Ví dụ: Chị X làm việc tại một công ty tư nhân Hà Nội. Trong 6 tháng gần nhất tiền lương tháng đóng BHTN của chị là 5.008.000 VNĐ. Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 3 năm 1 tháng và chị X chưa từng nhận tiền trợ cấp thất nghiệp trước đây. Vậy số tiền bảo hiểm thất nghiệp + số tháng hưởng mà chị Xuân được nhận là:
- Bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp trong 6 tháng của chị X là: 5.008.000 đồng.
- Lương tối thiểu vùng tại Hà Nội (Vùng I) là: 4.680.000 đồng.
- Mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là: 20 x (2) = 93.600.000 đồng.
- Mức lương tháng áp dụng tính bảo hiểm thất nghiệp (thường không vượt mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa (3) là 5.008.000 đồng.
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa mỗi tháng là 5 x (2) = 23.400.000 đồng.
- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng là 3 năm 1 tháng = 37 tháng.
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mỗi tháng theo mức lương áp dụng là: 0,6 x mức lương tháng áp dụng tính bảo hiểm thất nghiệp (4) = 3.004.800 đồng.
Vậy kết quả tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp của chị X là:
Mức hưởng BHTN mỗi tháng thực nhận (thường không vượt quá mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mỗi tháng tối đa (5)) = 3.004.8000 đồng.
Số tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp = 37/12 = 3,08 -> làm tròn xuống thành 3 tháng.
Là người lao động, việc chủ động tìm hiểu về bảo hiểm thất nghiệp là điều cần thiết, nhất là trong bối cảnh kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái như hiện nay. Qua bài viết, Tino Group hy vọng bạn đã biết cách tính bảo hiểm thất nghiệp như thế nào cho chuẩn xác. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích khác nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng sau 2 lần từ chối với lý do không chính đáng có được hưởng trợ cấp nữa không?
Căn cứ vào Điểm d Khoản 1 Điều 87 Luật BHXH, Khoản 1 Điều 23 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP và khoản 6 Điều 3 Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng sau 2 lần từ chối với lý do không chính đáng sẽ bị tước quyền hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp được chi trả như thế nào?
Trợ cấp thất nghiệp được chi trả theo từng tháng cho người lao động.
Làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?
Bạn có thể làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp tại các trung tâm dịch vụ việc làm của Nhà nước tại tỉnh thành mình đang sinh sống.
Có phải cứ nghỉ việc là được lãnh trợ cấp thất nghiệp không?
Câu trả lời là “Không!”. Để lãnh trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần đáp ứng các điều kiện nhất định.