Tại Việt Nam, các vấn đề về nhãn hiệu, tính độc quyền ngày càng được chú trọng. Đối với một doanh nghiệp, việc đăng ký thương hiệu cũng như tính độc quyền của tác giả đã trở thành một phần thiết yếu. Khi nhắc đến tính độc quyền và nhãn hiệu, bạn đã biết Copyright là gì, Trademark là gì chưa? Nếu chưa, hãy cùng Tino Group tìm hiểu về 2 thuật ngữ này qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu đôi nét về thương hiệu
Thương hiệu là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ (WIPO), thương hiệu là dấu hiệu hữu hình và vô hình có nét đặc trưng riêng giúp nhận diện một sản phẩm/hàng hoá/dịch vụ nào đó được sản xuất hay cung cấp bởi một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Những dấu hiệu ấy có thể là logo, ký hiệu, thiết kế, slogan,…, được gắn liền với bao bì, nhãn mác hoặc giá trị sản phẩm. Để tạo nên sự phân biệt giữa các doanh nghiệp, thương hiệu sẽ được in trên các tờ giới thiệu doanh nghiệp, trụ sở doanh nghiệp, danh thiếp của công nhân viên doanh nghiệp, website của doanh nghiệp,…
Ký hiệu bảo hộ thương hiệu là gì?
Một số ký hiệu bảo hộ thương hiệu phổ biến là: Copyright © – Trademark ™ – Registered ®. Những ký hiệu này đóng vai trò chứng nhận về mặt pháp lý cũng như bảo hộ các ý tưởng tránh khỏi việc bị lấy cắp hoặc sử dụng bởi người khác. Dù những ký tự này đều hướng đến mục đích bảo vệ quyền tác giả nhưng cách sử dụng của chúng không giống nhau.
Tìm hiểu chi tiết về ký hiệu Copyright và Trademark
Copyright là gì?
Về bản chất, Copyright là quyền sở hữu của tác giả. Ký hiệu này mang tính độc quyền về một tác phẩm nghệ thuật hoặc công trình nghiên cứu khoa học, kỹ thuật do chính tác giả tạo ra. Thuật ngữ này được dùng để bảo vệ cho các sản phẩm vừa được tạo ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau như hội hoạ, văn học, âm nhạc, điêu khắc,…
Ngoài việc bảo vệ các sản phẩm sáng tạo, công trình nghiên cứu, Copyright còn đảm bảo quyền lợi cho các tác giả đã sáng tạo và nghiên cứu ra những sản phẩm ấy.
Hiểu đơn giản, Copyright chính là “lệnh bài” cho phép các cá nhân, tổ chức sở hữu sản phẩm có toàn quyền trong việc sử dụng, chiếm hữu và định đoạt đối với sản phẩm ấy. Vì vậy, chủ sở hữu có thể đưa ra các quyết định về mục đích sử dụng của sản phẩm, tránh để sản phẩm của mình bị trục lợi bởi những cá nhân hoặc tổ chức khác.
Tuy nhiên, Copyright chỉ có thể xác lập đối với những sản phẩm đảm bảo có tính sáng tạo mới, sở hữu các yếu tố riêng biệt, không giống như các sản phẩm đã có. Với các sản phẩm có Copyright, chỉ có những cá nhân, tổ chức được uỷ quyền của chủ sở hữu sản phẩm mới được phép sao chép, kinh doanh sản phẩm ấy trên thị trường. Vì vậy, những trường hợp sao chép, kinh doanh khác đều bị quy vào hành vi trái pháp luật.
Khi nào áp dụng Copyright?
Copyright được áp dụng đối với những sáng tạo được thể hiện bằng các sản phẩm trí tuệ, nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học. Bên cạnh đó, thông tin bản quyền sẽ không bao gồm các nội dung liên quan đến ý tưởng xây dựng hoặc thông tin liên quan đến cá nhân. Thay vào đó, thông tin bản quyền sẽ lưu lại thông tin về hình thức và phương thức thực hiện.
Bản quyền của các sản phẩm mang tính sáng tạo được tiêu chuẩn hóa dựa vào nội dung của Công ước Quốc tế. Dựa vào những thông tin trong công ước, các bên liên quan đến sản phẩm có bản quyền sẽ chịu sự ràng buộc, tuân thủ theo những nguyên tắc đã được đặt ra.
Sản phẩm được phép và không được phép Copyright
Các sản phẩm mang tính trí tuệ được thể hiện dưới dạng hữu hình và thống nhất là đối tượng được Copyright. Lúc này, chủ sở hữu sản phẩm sẽ trở thành người sở hữu bản quyền. Một số ví dụ minh hoạ được đánh Copyright là: tác phẩm văn học/âm nhạc/hội hoạ/điện ảnh, chương trình lập trình máy tính, các bài báo hoặc bài viết dưới dạng Blog,…
Tuy nhiên, không phải hình thức mang tính sáng tạo và trí tuệ nào cũng được đánh Copyright. Điển hình như các sản phẩm không có hình thức biểu hiện cụ thể, thống nhất, không xác định được người sáng tạo chính là ai cũng như sản phẩm được đưa vào làm tài sản chung của một nhóm đối tượng hoặc sản phẩm đã hết hạn bản quyền theo quy định mà Pháp luật đề ra.
Trademark là gì?
Trademark có tên tiếng Anh là Nhãn hiệu, được viết bằng biểu tượng nhãn hiệu ™ hoặc biểu tượng đăng ký liên bang ® (đối với đơn đăng ký thực tế đã được văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ chấp thuận).
Khi đã đăng ký Trademark theo Luật Sở hữu Trí tuệ, cùng một biểu tượng hoặc một loạt các từ sẽ không được sử dụng bởi bất kỳ tổ chức, cá nhân nào miễn chúng còn được dùng và giấy tờ hợp lệ với lệ phí đã thanh toán.
Vậy Trademark được áp dụng từ bao giờ?
Trên thực tế, Trademark đã ra đời từ thời cổ đại, con người đã biết sử dụng nhãn hiệu hoặc các dấu hiệu để làm rõ quyền sở hữu của chính mình. Khác với bằng sáng chế, được cấp trong vòng 20 năm, thời hạn sử dụng Trademark sẽ kéo dài vĩnh viễn. Để yêu cầu được bảo vệ khỏi “copycats”, các doanh nghiệp cần áp dụng và xác nhận quyền sở hữu với Văn phòng Bằng sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ.
Sau một thời gian hoạt động, Trademark sẽ có giá trị tương đồng với tên thương hiệu, các thiết kế được áp dụng cho doanh nghiệp hoặc sản phẩm/dịch vụ do doanh nghiệp tạo ra. Khi hiểu rõ Trademark là gì, doanh nghiệp sẽ đảm bảo quyền lợi pháp lý của mình sau này.
Vì sao phải đăng ký Trademark?
Trên thực tế, việc đăng ký Trademark mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Hiện nay, khi các doanh nghiệp Việt hiểu được tầm quan trọng của nhãn hiệu, họ bắt đầu quan tâm đến việc đăng ký Trademark với chính quyền địa phương. Có thể nói, Trademark đóng vai trò như “chiếc khiên” giúp doanh nghiệp yên tâm phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Khi Trademark được cấp, chủ sở hữu sẽ nhận được các quyền lợi sau:
- Được phép yêu cầu bồi thường đối với bất kỳ tổ chức, cá nhân nào nghĩ đến việc sử dụng biểu tượng hoặc lạm dụng thương hiệu của doanh nghiệp.
- Giả định pháp lý về quyền sở hữu có thể bảo vệ người dùng.
- Độc quyền sử dụng Trademark sẽ được xác nhận quyền sở hữu.
Làm thế nào đăng ký Trademark?
Trước đây, một người có thể giữ quyền sở hữu một Trademark mà không cần đăng ký với USPTO. Tuy nhiên, việc đăng ký sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho chủ sở hữu. Về cơ bản, đăng ký Trademark giúp đưa ra giả định pháp lý cho rằng người đăng ký thực tế chính là chủ sở hữu Trademark ấy.
Ngoài ra, đăng ký Trademark còn cho phép chủ sở hữu Trademark hoặc người đăng ký có đủ khả năng nộp đơn kiện liên quan đến việc sử dụng Trademark trái phép.
Để đăng ký Trademark, bạn có thể truy cập vào Hệ thống Ứng dụng Điện tử Thương hiệu của USPTO. Nội dung đăng ký Trademark bao gồm các thông tin sau:
- Họ và tên người đăng ký.
- Tên, địa chỉ liên lạc giữa người đăng ký và USPTO.
- Một số mô ta hoặc bản vẽ của Trademark.
- Danh mục hàng hóa hoặc dịch vụ được liên kết với Trademark.
- Lệ phí nộp hồ sơ.
Quy trình nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tương đối đơn giản. Bạn có thể thực hiện việc đăng ký thông qua Hệ thống Ứng dụng Điện tử Thương hiệu. Thông thường, chi phí đăng ký Trademark sẽ từ 225 USD – 325 USD.
Phân biệt Copyright và Trademark
Copyright © (bản quyền) | Trademark ™ (nhãn hiệu) |
---|---|
|
|
Là chủ một doanh nghiệp hoặc người sáng tạo nghệ thuật, nội dung, bạn cần tìm hiểu về Copyright là gì, Trademark là gì để chủ động hơn trong việc bảo vệ sản phẩm sáng tạo của mình. Tino Group hy vọng những thông tin từ bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích đối với bạn. Đừng quên theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ những bài viết mới nhất nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Muốn bảo vệ sản phẩm của mình phải làm sao?
Để bảo vệ sản phẩm và đăng ký bản quyền, chủ sở hữu cần gửi hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ được quy định trong Luật Sở hữu Trí tuệ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký bản quyền trong bao lâu?
Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký bản quyền sẽ mất khoảng 15 ngày. Khi hết thời hạn làm việc, hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp văn bản chứng nhận bản quyền.
Trademark áp dụng cho các đối tượng nào?
Trademark được áp dụng cho từ ngữ, thiết bị hoặc tên để phân biệt sản phẩm của cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác.
Đăng ký Trademark ở đâu?
Trademark có thể đăng ký tại các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước.