Vì sao bạn biết chiếc Iphone 14 Promax được Apple cho ra mắt vào ngày nào? Bạn có thắc mắc tại sao mình lại biết thông tin về “bom tấn” Avatar 2 quay lại sau 13 năm không? Thực tế cho thấy, mỗi ngày bạn có thể tiếp nhận hàng triệu thông tin từ các nền tảng mạng xã hội và Internet. Và đây chính là sức mạnh của truyền thông. Nếu vẫn đang mơ hồ không biết truyền thông là gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng Tino Group.
Giới thiệu tổng quan về truyền thông
Truyền thông là gì?
Truyền thông đơn giản là quá trình lan truyền, trao đổi và tương tác thông tin giữa nhiều đối tượng. Hàm lượng thông tin sẽ được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông với nhiều hình thức khác nhau như lời nói, văn bản hoặc hình ảnh.
Về bản chất, truyền thông là một thuật ngữ mang hàm ý rất rộng. Thuật ngữ này không chỉ biểu thị phương thức và nguyên nhân tạo ra thông điệp mà còn mô tả phương tiện truyền tải. Một số phương tiện truyền thông phổ biến trong bối cảnh hiện nay là Internet, nền tảng mạng xã hội, báo in, đài phát thanh, truyền hình.
Bản chất của truyền thông là đa lĩnh vực, bao gồm: truyền thông chiến lược, truyền thông chính trị, truyền thông tiếp thị tích hợp, truyền thông sức khỏe, báo chí,… Để đa dạng hóa phương thức truyền tải thông tin, người làm truyền thông cần nắm được nguyên lý vận hành của các kênh.
6 yếu tố cơ bản của truyền thông là gì?
Như đã đề cập, truyền thông là các hoạt động truyền tải hoặc lan toả thông tin. Nếu ví truyền thông là một “cơ thể sống”, các yếu tố dưới đây sẽ là tế bào:
- Nguồn: Nơi khởi nguồn hoặc khởi xướng thông tin để lan truyền.
- Nội dung: Chứa đựng thông tin, có khả năng tác động đến nhận thức của người nhận, bao gồm: bài viết, bài chia sẻ, câu chuyện, video, hình ảnh,…
- Kênh truyền tải: Đóng vai trò như phương tiện truyền dẫn thông tin đến người nhận, bao gồm: truyền hình, báo chí, phát thanh, Internet,…
- Người nhận: Là đối tượng tìm kiếm thông tin trên các kênh truyền tải.
- Phản hồi: Là những ý kiến của người tiếp nhận thông tin đã phàn hổi lại.
- Nhiễu: Là những thông tin bị ảnh hưởng dẫn đến sai lệch trong quá trình lan truyền.
Hình thức truyền thông phổ biến
Có nhiều hình thức truyền thông khác nhau. Dù vậy, một số hình thức truyền thông đã có dấu hiệu lỗi thời và lạc hậu.
Phương tiện truyền thống
Báo chí, đài phát thanh, truyền hình, tạp chí, biển quảng cáo. Phương tiện truyền thông bao gồm 2 hình thức phụ: phương tiện in ấn và phương tiện phát thanh truyền hình.
- Phương tiện in ấn: Là hình thức truyền thông lâu đời nhất, bao gồm: các loại ấn phẩm giấy in, tờ rơi, tạp chí lâm sàng, sách, báo cáo,…
- Broadcast media: Hình thức truyền thông phổ biến vào đầu thế kỷ XX dưới dạng đài phát thanh và truyền hình (sau này). Sự xuất hiện của TV khiến cho đài phát thành dần đi vào quên lãng.
Phương tiện kỹ thuật số
Hình thức truyền thông này đang phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh công nghệ 4.0. Nguyên lý hoạt động của phương tiện kỹ thuật số là mã hoá các tín hiệu phức tạp để truyền qua những phương tiện vật lý ảo khác nhau, như cáp quang hoặc máy tính. Phương tiện kỹ thuật số bao gồm web, blog, podcast, đài phát thanh, video, smartphone, SMS, video call, Email.
Phương tiện máy tính
Phương tiện máy tính là thuật ngữ được dùng phổ biến trong lĩnh vực tin học với nhiều tầng nghĩa khác nhau. Thuật ngữ này có thể mô tả các thiết bị điện tử được dùng để lưu trữ dữ liệu như ổ cứng, DVD, ổ USB, CD-ROM, địa mềm.
Đồng thời, phương tiện máy tính cũng đề cập đến các công cụ truyền dẫn (cáp) được dùng để liên kết các máy trạm với nhau như cáp quang, dây điện truyền thống (dây đôi xoắn), cáp đồng trục. Hiểu rộng hơn, tất cả các công cụ có khả năng truyền đạt thông tin như video, hình ảnh, âm thanh và bản trình bày khi kết hợp với nhau thường được gọi là phương tiện hoặc đa phương tiện
Phương tiện truyền thông đại chúng
Hình thức truyền thông này bao gồm những kênh truyền thông có khả năng tiếp cận một lượng lớn người dùng cùng lúc. Trước đây, phương tiện truyền thông đại chúng truyền thông chính là các kênh truyền hình, đài phát thanh, tạp chí quốc gia hoặc quốc tế. Trong khi đó, phương tiện truyền thông đại chúng kỹ thuật số sẽ đề cập đến các nền tảng truyền thông xã hội và tạp chí trực tuyến phổ biến.
Phương tiện truyền thông xã hội
Thực chất, hình thức truyền thông này là sự kết hợp của cả phương tiện truyền thông đại chúng và phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Phương tiện truyền thông xã hội bao gồm các ứng dụng và trang web hỗ trợ người dùng chia sẻ nội dung trong thời gian thực bằng máy tính hoặc smartphone có kết nối Internet. Loại phương tiện này đại diện cho một cuộc cách mạng công nghệ bởi khả năng chia sẻ thông tin ở cấp độ toàn cầu.
Tầm quan trọng của truyền thông trong thời kỳ số
Truyền thông có sức ảnh hưởng to lớn đến mọi vấn đề trong xã hội. Sức mạnh của truyền thông có khả năng tác động đến nhận thức của công chúng. Từ nhận thức, công chúng sẽ hành động và ứng xử theo bản năng. Cách ứng xử của công chúng lặp đi lặp lại nhiều lần có thể hình thành nề nếp, thói quen và trở thành chuẩn mực xã hội. Nhìn chung, sự tác động của truyền thông khiến cho những vấn đề trong xã hội được chấp nhận và lan truyền nhanh chóng.
Tuỳ vào từng nhóm đối tượng, truyền thông sẽ có sự tác động khác nhau.
Chính quyền nhà nước
Truyền thông là phương tiện giúp các cơ quan nhà nước cung cấp thông tin đến công chúng. Những thông tin này có thể là các chính sách kinh tế, luật pháp, văn hoá xã hội. Mục tiêu của việc truyền thông này là giúp công chúng thay đổi nhận thức và ứng xử đúng pháp luật.
Ngoài ra, thông qua truyền thông, chính phủ có thể thăm dò và lấy ý kiến của dư luận trước khi bán hành các văn bản pháp lý. Sức mạnh truyền thông giúp các chính sách của nhà nước trở nên đồng thuận và hiệu quả hơn. Không những thế, truyền thông còn làm tăng độ uy tín, minh bạch của những người thi hành pháp luật.
Công chúng
Truyền thông là phương tiện giúp công chúng cập nhật thông tin về văn hoá xã hội, pháp luật trong và ngoài nước. Ngoài ra, mọi người còn có thể giải trí, học tập và cập nhật phong cách sống xung quanh mình.
Các loại hình truyền thông chính chuyên sẽ hướng công chúng đến những điều tích cực, tốt đẹp và bài trừ cái xấu. Về cơ bản, truyền thông còn giúp tạo ra những xu hướng về thời trang, lối sống, văn hoá,… Thông qua truyền thông, mọi người có thể bày tỏ quan điểm cá nhân, ý kiến riêng để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Kinh tế
Sức mạnh truyền thông giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh quá trình quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Từ đó, người tiêu dùng có thể nhận biết và hiểu rõ hơn về cách sử dụng, giá trị và tính năng của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Không những thế, truyền thông còn góp phần kích thích nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Đây chính là tiền đề tạo công ăn, việc làm cho các doanh nghiệp, người lao động, thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn. Đồng thời, hơn 90% ngân sách Marketing của các doanh nghiệp được dùng cho phương tiện truyền thông. Thống kê này cho thấy, truyền thông đã trở thành yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp đến gần người tiêu dùng hơn.
Trên thực tế, bản chất của truyền thông cũng chính là một ngành kinh tế cực kỳ quan trong đối với quốc gia. Không chỉ tạo ra giá trị kinh tế, lĩnh vực này còn duy trì nguồn thu nhập của mỗi người lao động. Truyền thông chính là công cụ hữu ích giúp người tiêu dùng phản ánh chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Có thể thấy, truyền thông là một trong những “mảnh ghép” không thể thiếu đối với “bức tranh” kinh tế, văn hoá xã hội của một quốc gia. Đồng thời, lĩnh vực này ngày càng thu hút nhiều người trẻ bởi sự đa dạng, phong phú về cơ hội việc làm cũng như giá trị tạo ra.
Tino Group hy vọng những kiến thức trên đã phần nào giúp bạn hiểu rõ truyền thông là gì cũng như tầm quan trọng của truyền thông. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các lĩnh vực, xu hướng mới, hãy tiếp tục theo dõi Tino Group qua những bài viết tiếp theo nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Thế nào là thông điệp truyền thông?
Thông điệp truyền thông là những gì bạn muốn truyền tải trong quá trình thực hiện kế hoạch truyền thông.
Truyền thông như thế nào mới hiệu quả?
Truyền thông hiệu quả là có thể đo lường được và đặt trong khoảng thời gian hữu hạn.
Yếu tố của truyền thông là gì?
Truyền thông có 6 yếu tố chính bao gồm:
- Nguồn.
- Nội dung.
- Kênh truyền thông.
- Người nhận.
- Phản hồi.
- Nhiễu.
Agency truyền thông là gì?
Agency truyền thông là những công ty dịch vụ truyền thông chuyên cung cấp các chiến lược Marketing cho các đơn vị đối tác. Nhiệm vụ của Agency là hỗ trợ đối tác quảng bá truyền thông cho sản phẩm/dịch vụ.