Kế toán là một ngành khá rộng với nhiều vị trí đảm đương các nhiệm vụ khác nhau trong doanh nghiệp. Bên cạnh Accounting, Bookkeeping cũng là một vị trí trong ngành kế toán đang được nhận được sự quan hiện nay. Vậy Bookkeeping là gì? Bookkeeping và Accounting khác nhau như thế nào? Các bạn hãy cùng Tino Group tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về nghề Bookkeeping
Bookkeeping là gì?
Bookkeeping được định nghĩa là một phương pháp để ghi chép lại tất cả các giao dịch tài chính lên sổ sách sau đó chuyển đến cho bộ phận kế toán. Bộ phận này không cần phải chịu trách nhiệm về vấn đề phân tích sổ sách kế toán, hiểu về thuế hoặc những vấn đề tài chính quan trọng khác.
Người làm Bookkeeping (Bookkeeper) sẽ làm nhiệm vụ thống kê lại tất cả các dữ liệu liên quan đến hoạt động thu chi trong doanh nghiệp vào các hồ sơ, sổ sách và tài liệu kế toán để lưu giữ các thông tin này trong kho dữ liệu kế toán của toàn bộ doanh nghiệp.
Tóm lại, trong quá trình vận hành của doanh nghiệp, bất kỳ giao dịch nào được phát sinh, Bookkeeper đều phải ghi chép lại đầy đủ.
Vi trò của Bookkeeping là đảm bảo mọi hoạt động về tài chính được ghi lại đầy đủ để tiện theo dõi, quản lý, đối chiếu. Dựa trên các báo cáo này, các cổ đông, nhà quản lý cũng như kế toán cấp trên có thể biết chính xác tình trạng tài chính của doanh nghiệp và căn cứ vào đó để quyết định có nên tiến hành các dự án trong tương lai hay không.
Mô tả công việc của nghề Bookkeeping
Dưới đây là một số công việc cơ bản mà một nhân viên Bookkeeper cần phải làm trong doanh nghiệp:
- Ghi chép và lưu giữ mọi hoạt động giao dịch của doanh nghiệp với nhà cung cấp đầu vào, bao gồm: thời điểm thanh toán, thời gian thanh toán, tổng chi phí, người nhận thanh toán và hình thức chi trả.
- Theo dõi và ghi nhận tình trạng về các khoản vay của doanh nghiệp phát sinh trong các hoạt động đầu tư, bao gồm các dữ liệu về khoản vay, thời hạn vay, lãi suất vay, người cho vay, thời hạn và hình thức trả,..
- Quản lý tài liệu, hồ sơ cũng như các thông tin về hoạt động giao dịch hằng ngày của doanh nghiệp và khách hàng.
- Ghi chép và theo dõi về quá trình khấu hao của những tài sản cố định mà doanh nghiệp đang có để kịp thời đề xuất các giải pháp điều chỉnh phù hợp.
- Đảm bảo cân bằng ngân sách dựa trên hoạt động thu chi.
- Lưu trữ thông tin, dữ liệu vào sổ cái kế toán của doanh nghiệp.
- Hoàn thiện hồ sơ và các tài liệu báo cáo tài chính định kỳ để báo cáo cho cấp quản lý cao hơn theo yêu cầu.
Mức lương của Bookkeeper là bao nhiêu?
Do nhu cầu tuyển dụng ngành kế toán đang tăng nên mức lương trung bình của Bookkeeper theo thống kê từ các nền tảng tuyển dụng là khá cao, dao động từ 7 triệu đến 20 triệu đồng/tháng.
Mức lương cụ thể sẽ còn phụ thuộc vào cấp bậc, kinh nghiệm và trình độ của nhân viên.
Những yêu cầu để trở thành một Bookkeeper chuyên nghiệp
Trình độ chuyên môn
Năng lực chuyên môn trong ngành kế toán là không thể thiếu đối với nghề Bookkeeping. Để trở thành một Bookkeeper, trước hết, bạn cần tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, kiểm toán đại các trường đại học/cao đẳng.
Nắm vững các phương pháp xử lý số liệu, am hiểu những phần mềm hỗ trợ kế toán là một lợi thế lớn cho những ai theo đuổi nghề này.
Khả năng tin học văn phòng
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, tin học văn phòng là một trong những tiêu chí cơ bản để bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Đặc biệt, là nhân viên ngành kế toán, thường thuyên phải làm việc với con số, việc thành thạo Excel sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong công việc.
Khả năng tư duy, phân tích tốt và yêu thích làm việc với các con số
Một yêu cầu khác không thể thiếu trong công việc Bookkeeping đó chính là tư duy và khả năng phân tích con số tốt. Điều này sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề tài chính phức tạp của doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn, từ đó có thể đưa ra những phương hướng giải quyết vấn đề tài chính tốt cho doanh nghiệp trong tương lai.
Trung thực và có tính cẩn thận, tỉ mỉ
Trong ngành kế toán nói chung, khi mà bạn phải luôn đối diện với đồng tiền hàng ngày, sự trung thực là điều quan trọng để luôn giữ được đạo đức nghề nghiệp tốt nhất.
Bên cạnh đó, một Bookkeeper cần có tính cẩn thận, tỉ mỉ để đảm bảo các công việc kế toán được hoàn thiện một cách chính xác, hiệu quả. Nên nhớ, những sai sót nhỏ cũng có khả năng gây ra hậu quả khó lường trong lĩnh vực kế toán, tài chính.
Khả năng làm việc trong môi trường áp lực cao
Trong ngành kế toán, đôi khi chính những các con số, dữ liệu liên quan đến đồng tiền của doanh nghiệp có thể gây là áp lực nặng nề cho nhân viên. Do đó, một tinh thần thép, không ngại khó khăn sẽ giúp Bookkeeper vượt qua những áp lực để có sự thăng tiến trong công việc.
Sự khác biệt giữa Bookkeeping và Accounting
Accounting là gì?
Kế toán là một phòng ban trong doanh nghiệp, có nhiệm vụ quản lý quản lý nguồn tiền của doanh nghiệp và giám sát để đảm bảo mọi giao dịch đều được ghi nhận. Nhân viên kế toán sẽ theo dõi doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ nhằm giúp doanh nghiệp tránh gặp phải vấn đề về tiền mặt.
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần ít nhất một kế toán. Bộ phận kế toán sẽ chịu trách nhiệm về thanh toán lương cho nhân viên, chi trả các phúc lợi xã hội và các khoản chi phí khác của doanh nghiệp. Ngoài ra, kế toán còn có nhiệm vụ theo dõi khấu hao tài sản của doanh nghiệp và quản lý quá trình khấu hao này.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể thuê nhân viên ngoài chỉ để làm kiểm toán và giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế.
Trong các doanh nghiệp cỡ nhỏ, bộ phận kế toán thường kiêm luôn cả việc quản lý các phương thức ghi chép sổ sách của Bookkeeping.
So sánh Bookkeeping và Accounting
Về vị trí
Có thể xem Bookkeeping là một phần trong bộ phận Accounting chung của toàn bộ doanh nghiệp. Trong khi công việc của Bookkeeping là ghi chép và lưu trữ thông tin giao dịch thu chi thì Accounting sẽ thiên về quản lý sổ sách của toàn bộ doanh nghiệp để đảm bảo được tiềm năng và khả năng sinh lời dựa trên các hoạt động tài chính.
Về mục tiêu của công việc
- Bookkeeping giữ cho hồ sơ của các giao dịch được đầy đủ, chính xác và có hệ thống. Tất cả các dữ liệu tài chính này sẽ được tổng hợp và báo cáo định kỳ cho các vị trí khác.
- Accounting làm nhiệm vụ quản lý tài chính cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp để định hướng, lên kế hoạch và đề xuất những giải pháp tài chính phù hợp nhất ở hiện tại lẫn tương lai. Bên cạnh đó, nhân viên kế toán cần hoàn thành nhiệm vụ quản lý các vị trí Bookkeeper hoàn thiện công việc hiệu quả để tránh phạm phải những sai sót xảy ra trong quá trình ghi chép kế toán.
Về nhân viên
Nhân viên Bookkeeping được yêu cầu phải chính xác trong công việc và có am hiểu về các chủ đề tài chính. Tuy nhiên, công việc này không yêu cầu quá nhiều kỹ năng đặc biệt. Bookkeeper thường được giám sát bởi một kế toán.
Accounting phải có đủ kinh nghiệm và trình độ học vấn thông qua các chứng chỉ. Bên cạnh đó, nhân viên kế toán đòi hỏi phải am hiểu về các vấn đề thuế, bảo hiểm,…và sở hữu những kỹ năng đặc biệt hơn.
Những thông tin cơ bản trên đã giải đáp cho bạn nghề Bookkeeping là gì cũng như như biết được sự khác biệt giữa Bookkeeping và Accounting. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị thất tốt khi có mong muốn theo đuổi vị trí Bookkeeper nhé! Chúc bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Có phải công ty nào cũng cần nhân viên Bookkeeping?
Đối với các công ty nhỏ, công việc của Bookkeeping thường được đảm nhận bởi 1 hoặc 2 kế toán chung cho toàn công ty chứ không có một vị trí cụ thể.
Bookkeeping có cần am hiểu về thuế?
Thông thường, các kiến thức về thuế là yêu cầu quan trọng đối với nhân viên ngành kế toán nói chung. Mặc dù công việc của Bookkeeping không có nhiều liên quan đến thuế nhưng nếu có am hiểu lĩnh vực này sẽ là một lợi thế lớn trong công việc.
Nghề Bookkeeping hiện tại có khó không?
Trước đây, các Bookkeeper thường phải làm việc khá nhiều trên giấy với những số liệu phức tạp. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của công nghệ, công việc của Bookkeeping dần được quản lý và thực hiện trên các phần mềm tiên tiến để đảm bảo cho các hoạt động ghi chép số liệu trở nên liền mạch và dễ dàng hơn rất nhiều.
Thời gian làm việc của Bookkeeper là bao nhiêu?
Thông thường, các Bookkeeper sẽ làm việc tiêu chuẩn 40 giờ/tuần, từ thứ 2 đến thứ 6 (hoặc sáng thứ 7). Tuy nhiên, tại những thời điểm đặc biệt như xử lý tài khoản cuối tháng hoặc vào đầu hoặc cuối năm tài chính, Bookkeeper sẽ phải làm thêm giờ.
Tìm việc Bookkeeper ở đâu?
Một số nền tảng tuyển dụng trực tuyến uy tín để bạn tìm công việc Bookkeeper gồm: TopCV, CareerBuilder, JobStreet, Indeed, VietnamWorks,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm trên các Group tuyển dụng kế toán trên Facebook.