Chính thức ra mắt thị trường Việt từ năm 1996, cà phê Trung Nguyên đã từng bước khẳng định vị thế của mình. Ở thời điểm hiện tại, Trung Nguyên đã trở thành một trong những thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam. Một phần tạo nên sự thành công của thương hiệu này là nhờ vào mô hình Marketing Mix. Vậy điều gì khiến mô hình Marketing Mix của cà phê Trung Nguyên thành công đến thế?
Giới thiệu đôi nét về cà phê Trung Nguyên
Cà phê Trung Nguyên là thương hiệu cà phê nổi tiếng tại Việt Nam do ông Đặng Lê Nguyên Vũ đứng đầu. Thương hiệu này chính thức ra mắt người tiêu dùng từ năm 1996. Tại thời điểm đó, Trung Nguyên vẫn là thương hiệu cà phê “non trẻ” trên thị trường Việt Nam đầy cạnh tranh. Tuy nhiên, sau gần 30 năm hoạt động, cà phê Trung Nguyên đã trở thành thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam.
Trên thực tế, một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự thành công của thương hiệu này là nhờ vào mô hình Marketing Mix. Có thể nói, việc xây dựng thành công mô hình Marketing Mix của cà phê Trung Nguyên đã khiến thương hiệu này thăng tiến lên một tầm cao mới.
Từ một thương hiệu nhỏ giữa mảnh đất cà phê bạt ngàn Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã vươn lên thành “ông trùm” dẫn đầu ngành cà phê Việt. Hiện tại, tập đoàn cà phê Trung Nguyên sở hữu 6 công ty thành viên cực kỳ lớn mạnh, bao gồm:
- Công ty CP Trung Nguyên.
- Công ty CP Cà phê hoà tan Trung Nguyên.
- Công ty TNHH Cà phê Trung Nguyên.
- Công ty CP Thương mại và Dịch vụ G7.
- Công ty Truyền thông Bán lẻ Nam Việt.
- Công ty Liên Doanh Việt Nam Golden Gateway.
Ngoài ra, trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê, Trung Nguyên cung cấp đa dạng các dòng sản phẩm như cà phê tươi, cà phê rang xay, cà phê hạt nguyên chất, cà phê Trung Nguyên cao cấp, cà phê hoà tan G7,…
Nhìn chung, sự thành công của thương hiệu cà phê Trung Nguyên không đến từ một yếu tố duy nhất. Tuy nhiên, dưới góc nhìn tiếp thị, thương hiệu này đã ứng dụng rất tốt mô hình Marketing Mix. Và đây cũng là một trong những yếu tố nền tảng, đóng vai trò quyết định sự thành công của thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Dưới đây là tổng hợp các phân tích, góc nhìn thông qua “lăng kính” Marketers về mô hình Marketing Mix của cà phê Trung Nguyên mà Tino Group chia sẻ đến bạn.
Phân tích mô hình Marketing Mix của cà phê Trung Nguyên
Từ những ngày đầu thành lập, cà phê Trung Nguyên đã hướng đến sứ mệnh nâng cao giá trị hạt cà phê Việt Nam vươn tầm thế giới. Vì vậy, thương hiệu này không ngừng sáng tạo, hoàn thiện hệ sinh thái cà phê của mình để tạo ra sự khác biệt và độc nhất.
Trong suốt hơn 20 năm phát triển, Trung Nguyên đã không ngừng nỗ lực trong 4 khía cạnh: sản phẩm, mô hình, dự án và những chương trình phụng sự xã hội.
Để gầy dự những thành công trên, thương hiệu cà phê Trung nguyên đã vận dụng và triển khai chiến lược Marketing Mix theo mô hình 4P. Vậy thương hiệu này đã xây dựng chiến lược Marketing ra sao?
Mô hình Marketing Mix là gì?
Trước khi phân tích sâu hơn về mô hình Marketing Mix của cà phê Trung Nguyên, bạn cần hiểu khái niệm Marketing Mix là gì.
Marketing Mix hay Marketing hỗn hợp là một tập hợp bao gồm các cụ cụ tiếp thị sản phẩm. Mô hình này được doanh nghiệp áp dụng để chinh phục các mục tiêu quảng bá sản phẩm của mình trên thị trường. Hiện nay, mô hình Marketing Mix được vận dụng trong hầu hết mọi chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Bạn có thể bắt gặp Marketing Mix trong cả phương thức truyền thống lẫn Digital Marketing.
Mô hình Marketing Mix được phân theo 4 khía cạnh chính bao gồm:
- Sản phẩm (Product).
- Giá thành (Price).
- Phân phối (Place).
- Xúc tiến (Promotion).
Và dưới đây là mô hình Marketing Mix theo 4P của thương hiệu cà phê Trung Nguyên.
Mô hình Marketing Mix của cà phê Trung Nguyên
#1. Về sản phẩm
So với các thương hiệu cà phê khác, Trung Nguyên luôn tập trung tạo ra điểm đặc trưng và độc nhất cho sản phẩm của mình. Thương hiệu chú trọng vào mùi vị và chất lượng cà phê một cách tinh tế nhất. Khi thưởng thức cà phê Trung Nguyên, khách hàng sẽ cảm nhận được sự khác biệt của mỗi loại cà phê như Arabica, Robusta, cà phê chồn,… Đối với phương diện sản phẩm, Trung Nguyên đã áp dụng chiến thuật “cá nhân hoá”.
Năm 2003, cà phê Trung Nguyên đã cho ra mắt thị trường sản phẩm mới là G7 – cà phê hoà tan đậm vị. Mục tiêu của sản phẩm mới này là đánh bại những “ông lớn” trong lĩnh vực cà phê Việt trước khi vươn tầm thế giới. Cà phê G7 mang hương vị đậm đà, thơm ngon nên đã nhanh chóng gây ấn tượng với người tiêu dùng.
Sau thành công của G7, Trung Nguyên lập tức chớp lấy cơ hội và tìm hiểu rõ hơn về thị hiếu khách hàng. Thương hiệu tiếp tục đầu tư, nghiên cứu để tạo ra dòng cà phê sáng tạo tương ứng với 5 gu thưởng thức của khách hàng, cụ thể là:
- Robusta.
- Arabica Sẻ.
- Arabica.
- Culi Robusta.
- Culi thượng hạng.
- Culi Arabica hảo hạng.
Trung Nguyên hướng đến mục tiêu chinh phục mọi đối tượng khách hàng nên đã ra mắt các danh mục sản phẩm cực kỳ đa dạng. Có thể thấy, sản phẩm của Trung Nguyên phù hợp với mọi nhu cầu của người tiêu dùng từ bình dân đến thượng hạng.
#2. Về giá thành
Giá thành đóng vai trò cốt lõi trong mô hình Marketing Mix của cà phê Trung Nguyên. Theo đó, yếu tố này có khả năng tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Đồng thời, giá thành cũng đóng vai trò thúc đẩy tính cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường. Vậy nên các chiến lược về giá trong Marketing luôn có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu cũng như lợi nhuận mà doanh nghiệp nhận được.
Quay lại Trung Nguyên, sản phẩm của thương hiệu này có mức giá khá đa dạng. Tuỳ thuộc vào từng dòng sản phẩm, phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu, giá thành mà Trung Nguyên đặt ra sẽ khác nhau.
So với các thương hiệu khác, chiến lược về giá của Trung Nguyên rất đáng học hỏi: áp dụng các chính sách và ưu đãi riêng biệt đối với từng nhóm khách hàng. Nhờ đó, thương hiệu đã chiến được ưu thế cạnh tranh lớn so với các dòng sản phẩm tương đương như Vinacafe hoặc Nescafe.
#3. Về điểm phân phối
Khi nhắc đến mô hình Marketing Mix của cà phê Trung nguyên, bạn chắc chắn không thể bỏ qua điểm phân phối. Thông qua cách sử dụng hệ thống phân phối, doanh nghiệp có thể cải thiện doanh thu và duy trì những số liệu tích cực trong một khoảng thời gian dài. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ sở hữu được một thị phần lớn hơn và tăng trưởng lợi nhuận.
Với gần 10 công ty thành viên, Trung Nguyên đã trở thành nhà cung cấp, phân phối hàng đầu Việt Nam. Với sản phẩm chính là cà phê, thương hiệu đã tận dụng hầu như toàn bộ phương thức phân phối từ truyền thống đến hiện đại nhằm thống trị thị trường.
Để hệ thống phân phối hoạt động ổn định, Trung Nguyên đã mở rộng chi nhánh tại các tỉnh thành lớn của Việt Nam, bao gồm: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Lâm Đồng và Cần Thơ. Đồng thời, thương hiệu cũng tập trung vào 3 kênh phân phối chính là: kênh truyền thống, kênh hiện đại và kênh nhượng quyền.
- Kênh truyền thống: Trung Nguyên cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua các nhà bán sỉ/lẻ. Đối với kênh truyền thống, thương hiệu tập trung chủ yếu vào các loại cà phê phổ thông với mức giá vừa phải. Nhờ đó, sản phẩm này có thể tiếp cận đến đại đa số khách hàng.
- Kênh hiện đại: Trung Nguyên phân phối cà phê qua hệ thống G7 Mart – hệ thống bán lẻ với hình thức nhượng quyền đến 200 nhà cung cấp cho các hệ thống cà phê trên cả nước. Thông qua G7 Mart, Trung Nguyên đã phân phối mọi loại cà phê của thương hiệu cùng một số sản phẩm khác.
- Hệ thống nhượng quyền: Trung Nguyên là thương hiệu cà phê Việt Nam đầu tiên áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền trong và ngoài nước. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, đã có hơn 1.000 quán cà phê được Trung Nguyên nhượng quyền hoạt động trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài.
#4. Về xúc tiến
Để bắt kịp xu hướng thị trường tiêu thụ, Trung Nguyên đã áp dụng yếu tố xúc tiến vào hoạt động kinh doanh. Dù là thương hiệu lớn nhưng Trung Nguyên vẫn không đặt nặng các chiến dịch truyền thông hay quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội. Có thể thấy, đây là bước đi khác biệt giữa Trung Nguyên với hầu hết các thương hiệu hiện nay.
Tuy nhiên, Trung Nguyên lại tập trung vào các chương trình khuyến mại hấp dẫn hướng đến lợi ích người tiêu dùng. Một số chương trình nổi bật mà Trung Nguyên đã áp dụng là:
- Mua 1 bình giữ nhiệt tặng 10 ly cà phê năng lượng.
- Mini game tặng thưởng nhân ngày 20/10.
- …
Thay vì các chiến lược PR rầm rộ, Trung Nguyên hướng đến việc “thổi hồn dân tộc” vào slogan, logo và trong từng sản phẩm của mình. Khi nhắc đến Trung Nguyên, bạn sẽ cảm nhận được một tinh thần dân tộc cực kỳ mạnh mẽ. Ngoài ra, thương hiệu cũng đầu tư thực hiện các TVC chất lượng được chiếu vào những khung giờ vàng trên các kênh truyền hình lớn như VTV3, HTV3, VTT1, THVL,…
Kết luận
Có thể thấy, bài học đắt giá từ mô hình Marketing Mix của cà phê Trung Nguyên rất đáng học hỏi. Thông qua các chiến lược sáng tạo, cà phê Trung Nguyên đã trở thành thương hiệu dẫn đầu thị trường Việt Nam.
Đây là một trong những thương hiệu cà phê hiếm hoi đã “lấn sân” sang thị trường quốc tế. Bằng cách theo đuổi các giá trị văn hóa, tinh hoa dân tộc, Trung Nguyên đã tạo nên chiến lược tiếp thị rất riêng mà không phải thương hiệu nào cũng làm được.
Nếu cảm thấy bài viết thật sự hay và hữu ích, bạn có thể đánh giá 5 sao và để lại bình luận phía dưới. Hãy theo dõi Tino Group để không bỏ lỡ những bài viết thú vị tiếp theo nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Slogan mới của cà phê Trung Nguyên là gì?
So với slogan cũ, slogan mới của cà phê Trung Nguyên ngắn gọn và súc tích hơn rất nhiều: “Khơi nguồn sáng tạo Việt Nam”. Câu slogan này hướng đến mục tiêu khởi dậy khát vọng sáng tạo, bùng nổ tư duy của người dân Việt Nam.
Đối thủ cạnh tranh chính của cà phê Trung Nguyên là ai?
Trong cùng phân khúc thị trường, cà phê Trung Nguyên sẽ cạnh tranh trực tiếp với:
- Highlands Coffee.
- Starbucks.
- The Coffee House.
- …
Cà phê Trung Nguyên quảng cáo như thế nào?
Thay vì đẩy mạnh và chú trọng vào các hoạt động quảng cáo, cà phê Trung Nguyên sẽ tập trung vào PR và dựa vào nền tảng cốt lõi của thương hiệu.
Trung Nguyên định vị thương hiệu bằng cách nào?
Để định vị thương hiệu trên thị trường, Trung Nguyên đã tham gia vào các khía cạnh của chuỗi giá trị cà phê trên toàn cầu. Đồng thời, thương hiệu chỉ tập trung vào việc phát triển cốt lõi và chất lượng của cà phê.