Dùng thẻ ngân hàng để thực hiện những giao dịch mua sắm, ăn uống hoặc chuyển khoản đã không còn quá xa lạ đối với người dùng thời 4.0. Đây được ví như phương tiện hữu ích trong thanh toán, hạn chế tối đa rủi ro về mất cắp tiền mặt. Vậy làm thẻ ngân hàng cần những gì? Quy trình làm thẻ ngân hàng như thế nào? Hãy cùng Tino Group tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về thẻ ngân hàng
Thẻ ngân hàng là gì?
Thẻ ngân hàng được biết đến như một loại thẻ được phát hành bởi các ngân hàng hoặc công ty tài chính. Vai trò của thẻ ngân hàng là thực hiện các giao dịch theo điều kiện cũng như điều khoản được thoả thuận.
Với thẻ ngân hàng, người dùng có thể thanh toán mà không cần tiền mặt. Ưu điểm của thẻ ngân hàng là mang đến nhiều tiện ích cho người sử dụng khi thực hiện các thanh toán mua sắm hàng hoá/dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các ngân hàng và máy rút tiền tự động (cây ATM).
Thẻ ngân hàng được thiết kế khá đơn giản, sử dụng chất liệu plastic với kích cỡ tiêu chuẩn. Thông thường, kích thước của các thẻ ngân hàng là 8,5×5,5cm. Trên thẻ ngân hàng sẽ có những thông tin cụ thể như sau:
- Mặt trước thẻ:
- Số thẻ, ngày hiệu lực.
- Tên chủ thẻ.
- Tên, logo của đơn vị phát hành thẻ.
- Tên gọi thẻ.
- Chip thẻ.
- Mặt sau thẻ:
- Dải từ chứa các thông tin được mã hoá.
- Chữ ký của chủ thẻ.
- Logo đơn vị chuyển mạch thẻ trong nước.
Thẻ ngân hàng có bao nhiêu loại?
Có 4 loại thẻ ngân hàng thông dụng phổ biến nhất hiện nay, bao gồm:
- Thẻ tín dụng (Credit card).
- Thẻ ghi nợ (Debit card).
- Thẻ ATM.
- Thẻ trả trước (Prepaid Card).
Thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng là thẻ ngân hàng hỗ trợ người dùng chi tiêu trước, trả tiền sau trong khoảng thời gian nhất định với hạn mức cụ thể. Khi quá hạn nợ (thường là 45 ngày) đơn vị phát hành thẻ sẽ tính lãi suất trả chậm theo quy định.
Bên cạnh đó, mỗi thẻ tín dụng sẽ được đơn vị cấp một hạn mức chi tiêu. Người dùng chỉ có thể chi tiêu hoặc thanh toán trong hạn mức ấy. Nếu muốn mở thẻ tín dụng, bạn cần xác minh năng lực tài chính hoặc tài chính có giá trị. Dựa vào đó, đơn vị phát hành thẻ mới chấp thuận cho bạn mở thẻ và đưa ra hạn mức tín dụng hợp lý. Các loại thẻ tín dụng được sử dụng phổ biến hiện nay là:
- Thẻ hạng chuẩn.
- Thẻ hạng vàng.
- Thẻ bạch kim.
- Thẻ tư nhân.
- Thẻ doanh nghiệp.
- Thẻ nội địa.
- Thẻ quốc tế.
Thẻ ghi nợ
Điểm đặc trưng của thẻ ghi nợ là liên kết trực tiếp với tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Loại thẻ này được sử dụng theo cơ chế nạp tiền trước, chi tiêu sau. Ngoài ra, thẻ ghi nợ cũng có phạm vi sử dụng nhất định trong tài khoản ngân hàng.
Với thẻ tín dụng, bạn có thể thanh toán, chuyển khoản, rút tiền mặt tại cây ATM,… Đồng thời, tiền trong thẻ là tiền của chính bạn chứ không pahir đi vay của ngân hàng. Chính vì thế, thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng mà chỉ có hạn mức chuyển khoản theo ngày. So với thẻ tín dụng, người dùng thẻ ghi nợ không phải lo lắng về thời hạn thanh toán cũng như lãi suất. Thẻ tín dụng được phân theo hạng thẻ, bao gồm: thẻ chuẩn và thẻ hạng vàng.
Thẻ ATM
Thẻ ATM có chức năng tương tự như thẻ ghi nợ, được dùng để rút tiền mặt từ tài khoản cá nhân trong phạm vi số tiền mà bạn sở hữu. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thẻ ATM để thanh toán hoá đơn, chuyển khoản, kiểm tra tài khoản, mua thẻ từ máy rút tiền tự động ATM. Ngoài ra, thẻ ATM còn được dùng chi tiêu trong nước thông qua các tổ chức chuyển mạch thẻ nội địa.
Thẻ trả trước
Khi sử dụng thẻ trả trước, người dùng không cần mở tài khoản ngân hàng mà chỉ cần nạp tiền vào thẻ và chi tiêu trong giới hạn số tiền đã nạp. Có hai loại thẻ trả trước chính, bao gồm:
- Thẻ định danh (có thông tin chủ thẻ, cho phép rút tiền tại ATM).
- Thẻ không định danh (có thể mở mà không cần CCCD/CMND và không thể rút tiền tại ATM).
Tuy nhiên, thẻ trả trước không thể chuyển khoản được nhưng vẫn có thể thực hiện nhiều giao dịch khác.
Điều kiện, thủ tục làm thẻ ngân hàng cần những gì?
Nếu có dự định mở thẻ ngân hàng, bạn cần dành thời tìm hiểu về các điều kiện cũng như thủ tục làm thẻ để chuẩn bị đầy đủ giấy tờ. Từ đó, quy trình làm thẻ sẽ trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn. Tuỳ vào từng loại thẻ, điều kiện và thủ tục đăng ký sẽ khác nhau.
Thẻ ghi nợ
- Điều kiện cần mở thẻ:
- Là công dân người Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam từ tháng 12 trở lên.
- Chủ thẻ phải đủ từ 18 tuổi trở nên.
- Có CCCD/CMND, hộ chiếu, sổ hộ khẩu. Đối với người nước ngoài, bạn cần phải có hộ chiếu còn thời hạn, giấy giới thiệu từ cơ quan.
- Mở thẻ tại các ngân hàng phát hành thẻ.
Khi mở thẻ, bạn cần chuẩn bị một số hồ sơ liên quan như sau:
- Đơn yêu cầu phát hành hợp đồng sử dụng thẻ ghi nợ (có sẵn tại các phòng giao dịch).
- CCCD/CMND, hộ chiếu.
- Đối với thẻ quốc tế, bạn cần chuẩn bị thêm bản sao hộ khẩu thường trú.
- Một số loại giấy tờ khác tuỳ theo quy định và yêu cầu của ngân hàng.
Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian cho khách hàng, nhiều ngân hàng đã phát triển dịch vụ mở thẻ online, không cần trực tiếp đến quầy giao dịch. Sau khi cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân trên app hoặc link đăng ký của ngân hàng, hồ sơ của bạn sẽ được duyệt. Nếu thông tin chính xác, ngân hàng sẽ gửi thẻ tận nhà cho bạn trong thời gian quy định.
Thẻ tín dụng
So với thẻ ghi nợ, điều kiện và thủ tục làm thẻ tín dụng qua ngân hàng phức tạp hơn rất nhiều. Vì khi làm thẻ tín dụng, bạn cần chứng minh năng lực tài chính hàng tháng hoặc chứng minh tài sản đảm bảo (đối với trường hợp làm thẻ tín dụng thế chấp).
- Điều kiện cần mở thẻ:
- Cá nhân là người Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên.
- Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có thu nhập hàng tháng ổn định từ 3 tháng trở lên hoặc có giấy tờ có giá trị, sổ tiết kiệm được ngân hàng chấp nhận để chứng minh thu nhập.
- Một số ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng in sao kê lương chuyển khoản.
Khi mở thẻ tín dụng, bạn cần chuẩn bị một số hồ sơ theo yêu cầu:
- CCCD/CMND, hộ chiếu.
- Sổ hộ khẩu hoặc sổ đăng ký tạm trú dài hạn và bằng lái xe.
- Hợp đồng lao động hoặc các giấy đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp).
- Phiếu lương, bảng kê lương, xác nhận lương, hợp đồng bảo hiểm và hoá đơn hoặc biên lai.
Mỗi ngân hàng sẽ có những quy định và yêu cầu mở thẻ tín dụng khác nhau. Vì vậy, bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhân viên ngân hàng để được hướng dẫn chi tiết nhất.
Quy trình đăng ký thẻ ngân hàng nhanh chóng
Hiện tại, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách đăng ký thẻ ngân hàng, bao gồm:
- Đăng ký tại các phòng hoặc chi nhánh của ngân hàng.
- Đăng ký trực tuyến.
Đăng ký tại các phòng hoặc chi nhánh của cửa hàng
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết.
Bước 2: Đến phòng hoặc chi nhánh của ngân hàng và điền thông tin vào mẫu phiếu đăng ký.
Bước 3: Hoàn thành các thủ tục (nếu có).
Bước 4: Sau 2 – 7 ngày ngân hàng sẽ phát hành thẻ và mã pin của bạn.
Đăng ký thẻ ngân hàng theo cách truyền thống thường gây ra nhiều bất tiện, nhất là trong giờ cao điểm. Không những thế, bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian để chờ đợi và đến nhận thẻ.
Đăng ký trực tuyến
Bước 1: Cài đặt ứng dụng của ngân hàng mà bạn muốn đăng ký mở thẻ trên Appstore/CHPlay hoặc truy cập vào website ngân hàng.
Bước 2: Cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
Bước 3: Sau khi hoàn tất thông tin, trong vòng 5 ngày ngân hàng sẽ liên hệ và trao thẻ tận tay cho người dùng.
Khi mở thẻ trực tuyến, bạn sẽ hưởng được nhiều lợi ích cũng như tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Vì vậy, nếu có nhu cầu mở thẻ, bạn có thể tìm hiểu và cân nhắc lựa chọn các ngân hàng hỗ trợ hình thức mở thẻ trực tuyến. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xem xét các tiêu chí như hạn mức chuyển khoản, biểu phí, ưu đãi và các tính năng nổi bật khác.
Tóm lại, thẻ ngân hàng là một trong những phương tiện thanh toán hữu ích và phổ biến nhất hiện nay. Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc “Làm thẻ ngân hàng cần những gì?”. Đừng quên theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ những bài viết hay và hữu ích, bạn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Bao lâu sẽ có thẻ ATM ngân hàng?
Thông thường, thời gian nhận thẻ ATM sau khi bạn đăng ký mở thẻ là từ 5 – 7 ngày.
Chi phí mở thẻ ATM ngân hàng là bao nhiêu?
Khi làm thẻ, bạn cần đóng một khoản phí đầu tiên thường dao động từ 50.000 – 100.000 đồng tuỳ ngân hàng.
Vì sao nên mở thẻ ATM?
Có rất nhiều lý do để mở thẻ ATM là:
- Giúp lưu trữ tài sản của người dùng an toàn, hạn chế các tình trạng bị cướp giật, trộm cắp.
- Thực hiện giao dịch nhanh chóng, tiện lợi.
- Ngày càng nhiều điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Có thể làm thẻ ngân hàng online không?
Tất nhiên là có! Một số ngân hàng hỗ trợ người dùng mở thẻ ngân hàng online qua website chính thức hoặc app của ngân hàng.