Một trong những thuật ngữ được quan tâm nhất khi “dấn thân” vào lĩnh vực chứng khoán là mô hình cốc tay cầm. Khi biết cách ứng dụng mô hình này, bạn chắc chắn sẽ tìm ra những cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận cao. Vậy mô hình cốc tay cầm là gì? Mô hình này đóng vai trò như thế nào đối với người chơi chứng khoán?
Giới thiệu tổng quan về mô hình cốc tay cầm
Mô hình cốc tay cầm là gì?
Mô hình cốc tay cầm (Cup and handle) trên biểu đồ chứng khoán là một chỉ báo kỹ thuật. Điểm đặc trưng của mô hình này là có hình thù giống như một chiếc cốc cầm tay. Trong đó, cốc có hình chữ “u” và tay cầm hơi dốc xuống.
Thông thường, mô hình cốc tay cầm biểu thị một tín hiệu tăng giá, phía bên phải mô hình sẽ có khối lượng giao dịch thấp hơn. Thời gian hình thành một chiếc cốc tay cầm tối thiểu là 7 tuần, dài nhất là 65 tuần. Dựa vào chỉ báo này, các nhà giao dịch nên đặt lệnh dừng mua cao hơn một chút so với đường xu hướng phía trên của phần tay cầm mô hình.
Một trong những yếu tố hình thành mô hình cốc tay cầm là tâm lý của nhà đầu tư. Mô hình này thường xuất hiện khi các nhà đầu tư đang trong trạng thái lạc quan và thận trọng khi giao dịch. Ngoài ra, “sức đề kháng” về giá (price resistance) cũng là một yếu tố quan trọng của mô hình cốc tay cầm. Yếu tố này thường xuất hiện khi một cổ phiếu đạt đến mức nhất định và thoái lui khi người bán áp đảo người mua.
Mô hình cốc tay cầm lần đầu tiên được đề cập bởi William J.O’Neil trong “How to Make Money in Stock” – quyển sách kinh điển về phân tích kỹ thuật, chính thức ra mắt vào năm 1988.
Mô hình cốc cầm tay gồm những thành phần nào?
Về cơ bản, mô hình cốc cầm tay là một biểu đồ gồm 2 phần là phần cốc và tay cầm. Đường giá giảm xuống theo hình chữ U to để tạo thành phần thân cốc. Theo sau đó là một đợt giảm ít hơn, đây chính là phần tay cầm.
Trên thực tế, một mô hình cốc cầm tay thường mất rất nhiều thời gian để hình thành. Chính vì thế, tần suất xuất hiện của các mô hình này tương đối khan hiếm so với những dạng mô hình khác. Giai đoạn để mô hình cốc cầm tay được hình thành cũng gặp không ít biến động, lúc lên, lúc xuống liên tục. Thế cho nên, không phải nhà giao dịch nào cũng có khả năng đoán được mô hình cốc tay cầm.
Phần thân cốc
- Thường được hình thành sau một đợt tăng giá (uptrend).
- Từ miệng cốc đến đáy cốc là mức giảm khoảng 12 – 15%, thậm chí có thể lên đến 30%.
- Sau một khoảng thời gian, giá tăng từ mức đáy lên miệng cốc. Hai đỉnh miệng cốc thường không bằng nhau, phần bên phải sẽ cao hơn và hình thành đường kháng cự chếch lên như hình.
- Thời gian hình thành thân cốc thường kéo dài từ 7 tuần hoặc hơn và không cố định.
Phần tay cầm
- Khi thân cốc được hình thành, hai đỉnh miệng cốc sẽ nối lại với nhau để tạo thành đường kháng cự và được điều chỉnh ngay sau đó.
- Đợt giảm lần thứ 2 này chỉ giảm bằng ⅓ độ dài của thân cốc (thường từ 5% – 10% và không vượt quá 15%. Sau đó, giá sẽ bắt đầu tăng trở lại.
- Phần quai cầm break out ra khỏi đường kháng cự trước đó, mô hình sẽ được xác nhận.
- Phần tay cầm sẽ được hình thành trong khoảng 1 – 4 tuần.
Mô hình cốc tay cầm biểu thị những gì?
So với các chỉ báo khác, mô hình cốc tay cầm khá dễ nhận diện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đường giá không đáp ứng đủ các tiêu chí. Việc này có thể khiến các mô hình thất bại, nhà đầu tư không đạt được lợi nhuận như mong muốn. Vì vậy, bạn cần xem xét một số tiêu chí sau để phân biệt đâu là mô hình cốc tay cầm uy tín:
- Chiều dài đáy cốc: Đáy cốc có hình chữ U sẽ có tín hiệu mạnh hơn đáy hình chữ V.
- Độ sâu: Tốt nhất, phần thân cốc không được giảm quá sâu. Nếu giảm hơn 50%, mô hình có nhiều khả năng thiếu chính xác.
- Không có phần tay cầm: Một số mô hình không giảm xuống để hình thành tay cầm và tăng lên ngay lập tức. Phần lớn các mô hình này sẽ không có nhiều cơ hội thành công.
- Khối lượng giao dịch: Phân thân cốc thường có khối lượng giao dịch giảm dần, càng về phần trũng của thân cốc, khối lượng giao dịch càng giảm. Ngoài ra, phần tay cầm cũng có thanh khoản thấp khi mức giá bắt đầu điều chỉnh giảm, điều này biểu thị rằng không có người chơi nào muốn bán. Khi vào phiên và hình thành nến Breakout, khối lượng giao dịch mà tăng lên đột biến chính là dấu hiệu cho thấy mô hình cốc tay cầm này đáng tin cậy.
- Test lại: Không phải mô hình cốc tay cầm nào cũng có giai đoạn test lại. Nếu có, việc kiểm tra lại mức kháng cực trước đó sẽ không bắt buộc phải chạm lại đường miệng cốc.
Giao dịch với mô hình cốc tay cầm bằng cách nào?
Về bản chất, mô hình cốc tay cầm sẽ được chia thành 2 phần chính, bao gồm:
- Thân cốc.
- Tay cầm.
Tuy nhiên, nếu không nhận diện được mô hình cốc tay cầm, bạn vẫn có thể giao dịch trên mô hình nêm.
Ngoài ra, nếu chưa xác định được đây là mô hình cốc tay cầm theo các tiêu chí trên, giống như hình minh hoạ dưới đây:
Xu hướng phía trước là xu hướng tăng. Đối với xu hướng này, bạn cần lưu ý thời gian hình thành có thể kéo dài từ 1 – 3 tháng nên không thể đi theo một đường thẳng. Thay vào đó, xu hướng tăng có thể lên hoặc xuống và chỉ cần thoả mãn đáy sau cao hơn đáy trước, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước (theo lý thuyết Dow) là được.
Đến một giai đoạn nào đó, các trader đã mua được những vùng ở thấp, như vùng xanh được khoanh tròn trong ảnh sẽ bắt đầu tiến hành xả hàng, hình thành nên phần thân cốc.
Đối với mô hình này, bạn nên:
- Xác định xu hướng trước đó là gì.
- Giao dịch theo 2 dạng cơ bản: Chờ giá phá vỡ khỏi nêm và “múc” luôn hoặc chờ giá re-test mới vào lệnh.
- Cuối cùng, bạn có thể chốt lệnh theo 2 cách: chốt theo chính mô hình nêm hoặc chốt theo mô hình cốc tay cầm.
Khi chốt theo nêm, bạn cần chốt ngắn hơn. Trong khi đó, với mô hình cốc cầm tay, bạn sẽ phải chốt dài như ảnh minh hoạ bên dưới.
Mô hình cốc cầm tay thường khó nhận diện hơn so với các mô hình khác. Vì vậy, bạn cần xác định cho rõ đây có phải mô hình cốc cầm tay hay không.
Đối với cắt lỗ, bạn cần đặt dưới mô hình nêm một vài pip.
Trên đây là toàn bộ thông tin về mô hình cốc cầm tay – một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực chứng khoán. Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã hiểu mô hình cốc cầm tay là gì cũng như những thông tin liên quan thuật ngữ. Đừng quên theo dõi chúng tôi đã không bỏ lỡ những bài viết hay và hấp dẫn nhất nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Mô hình cốc cầm tay là tiếp diễn hay đảo chiều?
Về cơ bản, mô hình cốc cầm tay là mô hình tiếp diễn, được hình thành sau một khoảng thời gian dài.
Làm thế nào nhận diện được mô hình cốc cầm tay?
Để nhận điện được mô hình cốc cầm tay, bạn cần phải theo dõi biểu đồ mỗi ngày, không ngừng trau dồi lý thuyết về các mô hình. Đồng thời, bạn nên dành thời xem biểu đồ mỗi ngày để làm quen với những “cây nến”.
Mô hình cốc tay cầm phải là mô hình tăng giá không?
Câu trả lời là “Có!”. Mô hình cốc cầm tay được biết đến như một mô hình tăng giá tiếp diễn. Trong mô hình cốc, giá trị cổ phiếu không ngừng tăng trưởng mạnh và có hiệu suất cao.
Điều gì xảy ra khi mô hình cốc cầm tay hình thành?
Khi mô hình cốc cầm tay hình thành, giá cổ phiếu sẽ tăng mạnh trong ngắn và trung hạn.